Gia đình sinh con toàn nữ được hưởng ưu đãi gì?
Ưu tiên nhập học, miễn giảm các khoản phí, chỗ ở ký túc xá, dạy nghề, giải quyết việc làm, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh… là những ưu đãi đề xuất dành cho các em gái trong gia đình sinh con một bề là con gái.
Ông Dương Quốc Trọng,
Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế khẳng định: Để kiểm soát việc
mất cân bằng giới tính khi sinh cần áp dụng các giải pháp như ưu tiên nữ
giới, các gia đình sinh con một bề là nữ.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, Bộ Y tế vừa
đề nghị Ban Bí thư xem xét ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với việc giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh ở Việt Nam. Đồng thời, Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng sớm xem xét, phê
duyệt Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn
2012-2020.
Theo đề án này, một
giải pháp quan trọng để kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh là các
biện pháp hỗ trợ đối với các em gái sinh trong gia đình 1 bề toàn nữ.
Theo đó, chủ động xây
dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của phụ
nữ và trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái trong các gia đình sinh con
một bề là con gái và cha mẹ của các em. Các gia đình có con một bề là
con gái được sự hỗ trợ của nhà nước.
Theo đó, sẽ ưu đãi các
em gái trong việc đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo nghề, việc làm, cơ
hội lập nghiệp và phát triển kinh tế gia đình. Ưu tiên nhập học, miễn
giảm các khoản phí, chỗ ở ký túc xá, dạy nghề, giải quyết việc làm, vay
vốn phát triển sản xuất kinh doanh…
Ông Trọng phân tích, mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam sẽ dẫn đến thừa nam giới trong độ tuổi kết hôn. Ước tính Việt Nam
sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050. Do đó, một bộ phận
nam giới sẽ phải trì hoãn kết hôn, nhiều người không thể kết hôn.
Các hệ quả kéo theo là
gia tăng các hành vi bạo lực, mãi dâm, cưỡng dâm, bắt cóc, buôn bán phụ
nữ, trẻ em. Phụ nữ sẽ càng bị đối xử bất bình đẳng, bạo hành về thể chất
lẫn tinh thần.
Ông Trọng còn cảnh báo:
Bất bình đẳng giới sẽ ngày càng gia tăng, tỉ lệ tội phạm liên quan đến
tình dục sẽ ngày càng cao hơn và trong một chừng mực nào đó, người con
gái dễ trở thành món hàng bị buôn bán. Tỉ lệ kết hôn của phụ nữ sẽ sớm
hơn, sự tranh giành giữa những người đàn ông để có được người phụ nữ và
tỉ lệ phụ nữ tái hôn sẽ cao hơn.
Các quốc gia và vùng
lãnh thổ mất cân bằng giới tính như Trung Quốc, Hàn Quốc… đã phải “nhập
khẩu” cô dâu. Và phần lớn trong số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã trở thành cô dâu ở các nước và vùng lãnh thổ nói trên.
Tuy nhiên, có thể nhìn thấy rõ rằng, đến khi Việt Nam
phải đối mặt với sự thiếu hụt phụ nữ thì chúng ta khó có thể “nhập
khẩu” được cô dâu từ nước láng giềng và sẽ đối mặt với vấn đề này khó
khăn hơn các nước rất nhiều.
Theo Điều tra dân số
của Tổng cục thống kê, giai đoạn 1999 - 2005, xu hướng biến động tỷ số
giới tính khi sinh của nước ta không rõ ràng, dao động từ 104 - 109 bé
trai/100 bé gái. Nhưng từ năm 2006 đến nay, tỷ số này bắt đầu tăng đáng
kể từ 109,8 đến 111,9 trai/100 gái,. Đặc biệt ở lần sinh thứ ba, tỉ lệ
này cao đến 120 trai/100 gái.
Chênh lệch nam nữ diễn
ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước và liên tục biến động. Ví như
vào năm 2009, Hưng Yên và Hải Dương đứng đầu cả nước về mất cân bằng
giới tính thì đến năm 2011, Quảng Bình và Bắc Ninh lại vượt lên dẫn đầu,
tất cả đều vượt tỷ lệ 120 bé trai/100 bé gái, thậm chí lên đến 130/100.
Phân tích số liệu thông
kế chuyên ngành Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2012 tính đến 8
tháng đầu năm 2012 tỷ số giới tính khi sinh ở cả nước đã ở mức 112,67.
Đây là lý do tháng hành động quốc gia về dân số và ngày dân số Việt Nam
năm nay lấy chủ đề "Kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới
tính khi sinh vì tương lai hạnh phúc của mỗi gia đình, vì sự phát triển
bền vững của đất nước".
Để đạt được những kết
quả này, theo ông Trọng ngoài các biện pháp tuyên truyền, tăng cường
nhận thức, siết chặt các văn bản quy phạm pháp luật cấm lựa chọn thai
nhi, cũng cần đến các giải pháp tình thế, như ưu tiên gia đình sinh toàn
con gái, ví dụ miễn viện phí, miễn giảm học phí, ưu tiên công việc...
Hỗ trợ cho gia đình
sinh con 1 bề là con gái là một chủ trương hợp lý bên cạnh việc nghiêm
cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.
Từ đó, mục tiêu của Bộ Y
tế là khống chế tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 113 trẻ sơ sinh
trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và dưới mức 115/100 vào năm 2020.
Ở 10 tỉnh có tỷ số giới
tính khi sinh cao nhất giảm bình quân ít nhất 0,5 điểm phần trăm vào
năm 2015 và 2 điểm phần trăm vào năm 2020.
Theo Nguyễn Tâm
VTCnews