VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH
Vàng da là hiện tượng da và tròng trắng mắt chuyển màu vàng do tẩm
nhuận chất bilirubin, là một triệu chứng cho biết bilirubin trong máu
cao. Tăng bilirubin máu nghiêm trọng có thể gây độc cho hệ thần kinh của trẻ sơ sinh, gây tổn thương não trẻ nếu không điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh xuất hiện vàng da khi lượng bilirubin trong máu tăng cao >7mg%, có thể gặp ở trẻ sinh non (gần 80%), ở trẻ đủ tháng (khoảng 25 % - 50%). Vàng da thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu tiên.
Vàng da sơ sinh (VDSS) có thể là sinh lý nhưng cũng có thể do một số bệnh lý gây ra.
Trẻ sơ sinh xuất hiện vàng da khi lượng bilirubin trong máu tăng cao >7mg%, có thể gặp ở trẻ sinh non (gần 80%), ở trẻ đủ tháng (khoảng 25 % - 50%). Vàng da thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu tiên.
Vàng da sơ sinh (VDSS) có thể là sinh lý nhưng cũng có thể do một số bệnh lý gây ra.
Chăm sóc bé tại Khoa Sơ sinh-Bệnh viện Phụ sản MêKông
SINH BỆNH HỌC VÀNG DA
Ở trẻ sơ sinh các tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và phá hủy, nhưng sự phá hủy diễn ra nhiều hơn. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin, chất này sẽ được chuyển hóa tạo thành bilirubin. Trước khi sinh, bilirubin được đưa ra khỏi cơ thể bé qua đường nhau thai để sang máu mẹ.Sau sinh bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan bé và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.Tuy nhiên gan ở trẻ sơ sinh làm việc còn yếu nên việc thải bilirubin không hiệu quả gây ra tình trạng tăng bilirubin trong máu làm xuất hiện vàng da.
NGUYÊN NHÂN VÀNG DA
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên vàng da song chủ yếu là: vàng da sinh lý, vàng da do nhiễm khuẩn, vàng da do virus, vàng da tán huyết do bất đồng nhóm máu Rh, vàng da tán huyết do bất đồng nhóm máu ABO, vàng da do các bệnh chuyển hóa, vàng da do tắc mật bẩm sinh….
ĐIỀU TRỊ: Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh:
-Chiếu đèn: là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.
-Thay máu: khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao.
-Tăng tần suất và hiệu quả bú mẹ.
Ở trẻ sơ sinh các tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và phá hủy, nhưng sự phá hủy diễn ra nhiều hơn. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin, chất này sẽ được chuyển hóa tạo thành bilirubin. Trước khi sinh, bilirubin được đưa ra khỏi cơ thể bé qua đường nhau thai để sang máu mẹ.Sau sinh bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan bé và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.Tuy nhiên gan ở trẻ sơ sinh làm việc còn yếu nên việc thải bilirubin không hiệu quả gây ra tình trạng tăng bilirubin trong máu làm xuất hiện vàng da.
NGUYÊN NHÂN VÀNG DA
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên vàng da song chủ yếu là: vàng da sinh lý, vàng da do nhiễm khuẩn, vàng da do virus, vàng da tán huyết do bất đồng nhóm máu Rh, vàng da tán huyết do bất đồng nhóm máu ABO, vàng da do các bệnh chuyển hóa, vàng da do tắc mật bẩm sinh….
ĐIỀU TRỊ: Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh:
-Chiếu đèn: là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.
-Thay máu: khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao.
-Tăng tần suất và hiệu quả bú mẹ.
Bác sĩ thăm khám trong quá trình bé được điều trị vàng da tại Khoa Sơ sinh-BVPS MêKông
THEO DÕI VÀNG DA
Vàng da sơ sinh thường xuất hiện theo trình tự từ mặt xuống thân mình và tay chân.Vàng da càng xuống thấp thì càng nặng.Vàng da đến bàn tay, bàn chân sẽ đe dọa tổn thương não của bé.Do đó phải đưa trẻ khám bác sĩ chuyên khoa nhi khi vàng da đến đầu gối.
Cách khám vàng da:
-Quan sát màu da trẻ hàng ngày ở nơi có đầy đủ ánh sáng.
-Dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào vùng đầu gối trẻ 3-5 giây rồi buông ra và so sánh màu da đó với màu da tay của người khám.Nếu vùng da gối bé vàng hơn vùng da người khám thì đưa trẻ đi khám ngay.
CHĂM SÓC TRẺ VÀNG DA TẠI NHÀ
-Cho trẻ tắm nắng sáng 20 phút trước 8 giờ mỗi ngày.
-Tiếp tục cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu.
-Theo dõi sát diễn tiến vàng da, tái khám theo hẹn hoặc cho trẻ đi khám bác sĩ sớm khi trẻ có vàng da nhiều hơn, hoặc có biểu hiện của vàng da nặng (ngủ gà, bỏ bú, giảm hay tăng trương lực cơ, khóc thét, sốt, co gồng, co giật…) hoặc ngay khi có gì lạ. — với Châu Lê Thị Bảo.
Vàng da sơ sinh thường xuất hiện theo trình tự từ mặt xuống thân mình và tay chân.Vàng da càng xuống thấp thì càng nặng.Vàng da đến bàn tay, bàn chân sẽ đe dọa tổn thương não của bé.Do đó phải đưa trẻ khám bác sĩ chuyên khoa nhi khi vàng da đến đầu gối.
Cách khám vàng da:
-Quan sát màu da trẻ hàng ngày ở nơi có đầy đủ ánh sáng.
-Dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào vùng đầu gối trẻ 3-5 giây rồi buông ra và so sánh màu da đó với màu da tay của người khám.Nếu vùng da gối bé vàng hơn vùng da người khám thì đưa trẻ đi khám ngay.
CHĂM SÓC TRẺ VÀNG DA TẠI NHÀ
-Cho trẻ tắm nắng sáng 20 phút trước 8 giờ mỗi ngày.
-Tiếp tục cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu.
-Theo dõi sát diễn tiến vàng da, tái khám theo hẹn hoặc cho trẻ đi khám bác sĩ sớm khi trẻ có vàng da nhiều hơn, hoặc có biểu hiện của vàng da nặng (ngủ gà, bỏ bú, giảm hay tăng trương lực cơ, khóc thét, sốt, co gồng, co giật…) hoặc ngay khi có gì lạ. — với Châu Lê Thị Bảo.