Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Các nhóm thuốc hạ đường huyết

Các loại dược phẩm làm giảm lượng glucose trong máu được gọi là thuốc trị hạ đường huyết dạng uống.
Để hạ được đường huyết, thuốc có thể tác động vào 1 trong nhiều vùng khác nhau, bao gồm:
  • Tăng tiết insulin
  • Tăng nhạy cảm insulin ở mô: gan, cơ, mỡ…
  • Giảm hấp thu tinh bột vào máu
  • Vừa tăng tiết insulin vừa giảm sản xuất insulin từ gan
Thuốc tăng tiết insulin: Sulfonylureas
  • Glibenclamide được Bayer giới thiệu ra thị trường dưới tên gọi Euglucon. Các tên gọi khác của nó là Diabeta, GlynaseMicronase (tại Mỹ); Daonil và Semi Daonil (tại Châu Âu).
  • Gliclazide ở thị trường Việt Nam là Diamicron, là thuốc khá phổ biến
  • Glimepiride : Nhóm này có đại diện là Amaryl
  • Sulfonylureas là tên nhóm chung để chỉ các loại thuốc trên, thuốc gây hạ đường huyết nhờ kích thích trực tiếp lên sự giải phóng insulin từ tuyến tụy. Insulin có tác dụng đưa glucose từ máu vào tế bào nên giảm lượng đường trong máu.
     Tác dụng thứ hai của phần lớn các chất sulfonylureas là làm tăng hoạt động của insulin ở mức độ tế bào.
  • Tác dụng phụ thường gặp là sự tăng cân và hạ  đường huyết (hypoglycemia). Các tác dụng phụ khác bao gồm đau đầu, phản ứng da nhẹ,  không dung nạp  được chất cồn từ nhẹ đến nặng và rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, cảm giác đầy bụng, buồn nôn, biếng ăn.
Thuốc làm tăng độ nhạy insulin
Có 2 nhóm : Biguanide và nhóm glithazole
Nhóm Biguanide, chuyển hóa từ hợp chất guanidin trong hoa tử đinh hương Pháp (Galega of fi  cinalis). Hoa tử đinh hương Pháp mọc tự nhiên ở Châu Âu và là loại thuốc truyền thống  trong điều trị đái tháo đường suốt hàng thế kỷ. Từ khi được phát triển vào thập niên 50 của thế kỷ 20, một số loại thuốc biguanide là phenformin đã bị rút khỏi thị trường vì tác dụng phụ gây nhiễm acid lactic có khả năng gây tử vong. Đáng buồn là ngày nay chúng ta vẫn còn thấy Trung Quốc sản xuất loại thuốc này dưới dạng một cặp 2 chai thuốc bán khắp nơi ở Việt Nam và Campuchia. Ngày nay, hợp chất Metformin của biguanide được dùng rộng rãi trong điều trị các trường hợp bệnh đái tháo đường type 2 kết hợp với thừa cân, béo phì và rối loạn dung nạp glucose. Metformin làm giảm lượng glucose do các tế bào gan sản xuất ra và đồng thời làm tăng độ nhạy insulin trong các tế bào cơ bắp.
Metformin với thương hiệu Glucophage là thuốc được sử dụng lâu nhất, nghiên cứu nhiều nhất trong điều trị đái tháo đường type 2.
Những thương hiệu khác bao gồm:
Glucophage, Riomet, Fortamet, Glumetza, Obimet, Dianben, Diabex, Diaformin
Metformin hoạt động chủ yếu bằng cách làm giảm lượng glucose sản sinh từ tế bào gan, và tăng độ nhạy với insulin cho tế bào cơ bắp. Điều này giúp các tế bào có khả năng đưa đường ra khỏi máu một cách hiệu quả. Metformin cũng làm giảm lượng glucose hấp thụ từ ruột sau bữa ăn.
Các tác dụng phụ thường gặp là chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy.  Để giảm thiểu những tình trạng trên, nên bắt đầu sử dụng vơi liều lượng thấp rối mới tăng dần qua nhiều tuần lễ.
 Uống metformin trong khi hoặc sau bữa ăn có thể giúp giảm các tác dụng phụ. Người trên70 tuổi cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
 Chống chỉ định với những bệnh nhân có các tổn thương ở gan và thận, vừa lên cơn đau tim. Ngoài ra, chống chỉ định còn áp dụng với những bệnh nhân có vấn đề về lồng ngực và tiền sử các vấn đề về tim vì có thể gặp phải tình trạng thiếu oxy mô.
 Những người nghiện bia rượu cũng không được dùng thuốc này. Một tác dụng phụ có thể gây tử vong hiếm gặp là sự nhiễm acid lactic. Tác dụng phụ này hầu hết có thể xảy đên với những bệnh nhân có các vấn đề sức khỏe như đã nêu. Do đó, những bệnh nhân dùng metformin phải tránh uống quá nhiều thức uống có cồn.
Nhóm thiazolidinedione (hay glitazones) hoạt động bằng cách tăng độ nhạy với insulin ở gan, tế bào mỡ và cơ bắp.
Nhóm này có 2 phân nhóm : Pioglithazole và Rosiglithazole.
 Mới đây, Rosiglithazole với tên thuốc nổi tiếng là Avandia đã phải ngưng sử dụng vì được chứng minh gây tăng tỷ lệ tử vong thêm 4% trên bệnh nhân có nguy cơ tim mạch.
Chỉ còn Pioglithazole là đang được sử dụng.
Thuốc làm giảm hấp thu carbohydrate
Chất ức chế men alpha-glucosidase
Glucobay, Precose và Prandase
Arcabose làm giảm sự tiêu hóa các chất đường bột, từ đó làm chậm sự hấp thu glucose từ ruột vào máu. Nhờ vậy mà đường huyết không tăng cao một cách quá mức sau khhi ăn.
Vì Arcabose phải xuống ruột ngay khi các chất tinh bột vừa được chuyển đến đó nên thuốc này phải được dùng chung với thực phẩm thì mới đạt hiệu quả.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
Đầy hơi : do các chất tinh bột bị chậm hấp thu nên kéo dài thời gian nằm trong đường tiêu hó và bị lên men, sinh ra lượng lớn hơi trong đường ruột.  Tiêu chảy cũng là một tác dụng phụ của thuốc.
Để giảm thiểu những tác dụng phụ trên, bệnh nhân nên bắt đầu sử dụng với liều lượng thấp rối mới tăng dần qua nhiều tuần lễ.
Nếu dùng chung với Sulfonylureas, Acarbose có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết . Trong trường hợp đó, đường hoặc các loại chất ngọt khác sẽ không có tác dụng đảo ngược tình thế vì Acarbose sẽ ngăn sự tiêu hóa bất kỳ một chất đường bột nào trong cơ thể.
Nhóm vừa tăng tiết insulin và vừa giảm sản xuất glucose từ gan:
Staliptin với tên biệt dược là Januvia vừa mới có mặt ở thị trường Việt Nam
Thuốc hạ đường huyết nhờ ức chế men IPP-IV, nhờ đó là tăng ít insulin và giảm tiết glucagon, giúp giảm sản xuất đường từ gan.
Đọc thêm những bài liên quan...
Sử dụng insulin trong điều trị đái tháo đường type 2 Thuốc hạ đường huyết uống + insulin — Một số bệnh nhân đái tháo đường type 2 chỉ cần uống thuố
Januvia Tên chung: sitagliptin Tên thương mại: Januvia Trình bày : Januvia 25 mg - hồng, tròn, viên nén bao phim  Januvia 50 mg - ánh sáng màu be, tròn, viên nén bao phim Ja
Các bài thuốc này không được y học chứng minh bằng chứng cứ khoa học. Hãy thận trong khi áp dụng. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sỹ của bạn Trị đái tháo
Thuốc uống hạ đường huyết phối hợp với chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhâ

Tập thể dục ở bệnh nhân tiểu đường

LỢI ÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Giảm nồng độ đường (glucose) trong máu:
  • Tăng tiêu thụ glucose để cung cấp năng lượng
  • Giảm đề kháng insulin
  • Giảm sản xuất glucose từ gan
  • Giảm nhu cầu sử dụng insulin
Đối với huyết áp :
Giảm huyết áp tâm thu và tâm trương từ 5 – 10 mmHg
Hiệu quả rõ hơn ở người cao huyết áp nhẹ và vừa
Đối với cân nặng :
Giảm trọng lượng cơ thể ở người thừa cân hay béo phì do tiêu hao năng lượng
Đối với nguy cơ tim mạch và đột quỵ :
  • Giảm triglyceride
  • Tăng cholesterol tốt (HDL)
  • Giảm cân
  • Giảm huyết áp
Cải thiện chức năng hô hấp, tuần hòan
Tăng sức chịu đựng do cơ thể được rèn luyện
Đối với tâm lý – xã hội
  • Giảm lo âu, trầm cảm
  • Giảm stress
  • Cải thiện giấc ngủ
  • Giao tiếp xã hội tốt
  • Làm việc và giải trí tốt
Giảm đau và cứng khớp
CHUẨN BỊ KHỞI ĐẦU HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC :
  • Chọn trang phục, giày dép phù hợp :
  • Đúng kích cỡ, vừa chân, đi đứng thỏai mái
  • Mềm, êm, che chắn, bảo vệ ngón và gót chân
  • Mặt trong giày trơn, láng, không lồi lõm
  • Nên mang vớ đủ ẩm, hút mồ hôi
  • Nên mua giày vào buổi chiều
CHỌN LOẠI HÌNH TẬP LUYỆN
Bất cứ loại hình tập luyện nào mà mình ưa thích
Loại hình đó phù hợp với sức khỏe và tuổi tác.
NƠI TẬP :
Nơi tập có thể ở nhà, công viên, ….
Bằng phẳng, không gồ ghề, lồi lõm.
Nên chọn nơi tập có nhiều người cùng tập.
THỜI ĐIỂM TẬP LUYỆN :
Mọi thời điểm trong ngày.
Phù hợp với nếp sống và sinh hoạt của người tập.
THỜI GIAN TẬP LUYỆN :
Hầu hết các ngày trong tuần ( ít nhất 5 ngày / tuần)
Mỗi lần vận động nên kéo dài ít nhất 30 phút.
Tuy nhiên, nếu quá bận mỗi ngày có thể tập luyện từ 3 - 4 lần, mỗi lần nên tập >10 phút  , miễn sao tổng thời gian cho cả ngày trên 45 phút.
CƯỜNG ĐỘ TẬP LUYỆN :
Cường độ vận động ở mức độ trung bình.
Theo nguyên tắc ít → nhiều, nhẹ → nặng.
Tuy nhiên, nếu bạn là vận động viên đã quen tập cường độ cao thì có thể tiếp tục tập luyện ở cường độ cao như củ.
CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP (tốt nhất qua 3 bước)
Bước 1: Khởi động - làm ấm từ 5 – 10 phút
Bước 2: Tập luyện thật sự từ 20 – 45 phút
Bước 3: Thư giãn - thả lỏng từ 5 – 10 phút
Không ngưng tập đột ngột, cần có giai đoạn thư giản
Không vận động ở cường độ cao trong thời gian ngắn
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI VẬN ĐỘNG
ĐO ĐƯỜNG HUYẾT (trước – trong và sau khi tập)
Nếu đường huyết :
Đường huyết < 100mg/dl (5.5 mmol/l): ăn nhẹ trước khi tập
Đường huyết :   100-250 mg/dl (5.5-14 mmol/l) :tập bình thường
Đường huyết :  > 250mg/dl Nên ngưng tập, khám và ổn định đường huyết , hỏi ý kiến bác sỹ.
KHÔNG TẬP THỂ DỤC KHI :
Đối với Đái tháo đường type 1 :
Tăng Đường huyết: >252mg/dl :Hoãn tập
Ceton niệu (+) : cần tiêm insulin và hoãn tập
Hạ Đường huyết :<70mg% =>uống 150ml nước trái cây hay ăn khẩu phần 15mg CARBONHYDRATE ( kẹo, bánh qui, cốc sữa…)
Đối với Đái tháo đường type  2 :
Tăng đường huyết : >252mg/dl  :Hoãn tập
Hạ đường huyết :<70mg/dl =>uống 150ml nước trái cây hay ăn khẩu phần 15mg Carbonhydrate .Ngừng tập và xử trí hạ đường huyết
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI TẬP LUYỆN :
CHẾ ĐỘ ĂN
Nên ăn trước khi tập từ 60-90 phút.
Nên mang theo thức ăn có đường hấp thu nhanh như : Kẹo, bánh, đường…đề phòng hạ đường huyết.
Nên ăn thêm 10-20 gam bột đường mỗi 30 phút  vận động nếu vận động cường độ cao và kéo dài
Nên uống đủ nước trước - trong và sau khi tập.
THUỐC :
Nếu đang dùng thuốc hạ đường huyết, cần điều chỉnh giảm liều, dựa trên kết quả đo đường huyết.
Nếu có sử dụng insulin, nên tiêm insulin trước khi tập ≥ 60 phút.
Đọc thêm những bài liên quan...
Ngày 16 tháng 12 năm 2010 – Một hướng dẫn mới về hoạt động thể lực của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ và Trường Cao đẳng Y học thể thao Mỹ đã đưa r

Dành cho quảng cáo

Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường

Viết bởi Bs. Ngô Thế Phi.
MỤC TIÊU DINH DƯỠNG
  • Đưa nồng độ Glucose trong máu về bình thường
  • Huyết áp bình thường
  • Lipide máu bình thường
  • Cân nặng hợp lý
  • Nâng cao toàn bộ sức khỏe
KHẨU PHẦN ĂN CỦA NGƯỜI TRONG MỘT NGÀY
  • Tinh bột :6-11 suất
  • Trái cây: 2-4 suất
  • Rau: 3-5 suất
  • Thịt: 2-3 suất
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: 1-2 suất
  • Mỡ và đường: hạn chế
TINH BỘT : Là cơ bản của bữa ăn. Có nhiều trong :
  • Gạo,
  • Bột mì,
  • Bắp
  • Khoai củ,
  • Đậu…
Có 2 loại tinh bột : Loại tốt cho sức khỏe và loại không tốt
TINH BỘT TỐT : Cung cấp nhu cầu Carbonhydrate cơ bản cho cơ thể, chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Trái cây (Nên ăn trái cây hơn là uống nước trái cây )
Rau, đậu
Ngũ cốc
TINH BỘT KHÔNG TỐT:
  • Làm tăng cao Đường trong máu rất nhanh
  • Đường tinh luyện
  • Đậu trắng
  • Bánh kẹo, nước ngọt
  • Soda, nước uống nhiều đường,rượu
Chọn thức ăn chứa nhóm tinh bột tốt và hạn chế tối đa thức ăn chứa tinh bột xấu
Mỗi ngày bệnh nhân Đái Tháo Đường nên ăn khoảng 6 suất tinh bột:
1suất tinh bột (100cal) :
  • Gạo 30g
  • Bún 89g
  • Bánh đúc 189g
  • Bánh mì 40g
  • Mì gói 25g
  • Khoai lang 90g
  • Khoai môn 90g
  • Khoai tây 106g
  • Bắp tươi 50g
  • Nui (khô) 29g
NHÓM THỊT:
Cung cấp đạm cho cơ thể, có 2 nhóm : đạm động vật và đạm thực vật
Đạm động vật: có trong
  • Thịt đỏ : heo,bò, dê , cừu
  • Thịt trắng :cá, thịt gà bỏ da, thức ăn      biển
  • Trứng...
Đạm thực vật: có trong rau củ
  • Hạt, đậu,đậu nành, đậu hủ
  • Dầu thực vật không có mỡ bão hòa (không      cholesterol)
  • Một suất là: 28gram thịt ,cá, gà, vịt      hay phômai
  • ½ chén đậu Hàlan
Mỗi ngày nên ăn 2-3 suất thịt : 1 suất thịt = 5g protein
  • Tàu hủ 46g
  • Thịt bò nạc 25g
  • Trứng gà 38g
  • Tàu hủ ky 10g
  • Cá lóc 27g
  • Cá thác lác 28g
  • Cá thu 20g
  • Cua 29g
CHẤT XƠ
Mục tiêu = 10 – 35 grams/ngày
Chức năng:
  • Giúp giãm táo bón
  • Giúp giãm cân.
  • Giãm khả năng ung thư ruột kết
  • Giữ đường huyết ổn định
  • Giảm sản xuất cholesterol ở gan, làm      giảm cholesterol trong máu
  • Giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và      bệnh lý mạch vành
CHẤT XƠ có 2 dạng:
Dạng hòa tan: Rau,trái cây,đậu
Kiễm soát đường huyết và lipid máu
Dạng không hòa tan: ngũ cốc…
Tốt cho đường ruột
RAU CẢI : Nên ăn 3-5 suất mỗi ngày
Một suất là:
  • 1 chén rau sống
  • ½ chén rau nấu chín
  • ½ chén rau xay nhuyễn
TRÁI CÂY : Dù trái cây tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ làm tăng đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường.
Mỗi ngày nên ăn 2-4 suất trái cây
Một suất trái cây :
  • 1 trái táo nhỏ, cam, chuối
  • 1 trái đào trung bình
  • Nước ép : 1/3-1/2 chén
  • ½ trái chuối lớn
  • 4-5 trái chôm chôm
  • 1 trái mận
  • 4 trái măng cụt
  • 1 trái ổi nhỏ
  • Chanh, cam :   116g
  • Đu đủ chín :          114g
  • Cóc                  :    111g
  • Vải                   :     109g
  • Táo,      lê        :    106g
  • Mít, nhãn         :     102g
  • Mãng cầu  :  85g
  • Sapoche   :  82g
  • Xòai                :  80g
  • Na                   : 76g
  • Chuối     :50 - 75g
NHÓM DẦU MỠ
Cung cấp nhiều năng lượng và acid amin thiết yếu cho cơ thể
Mỡ tốt :nên được sử dụng
Mỡ đơn không bão hòa:
  • Hạt
  • Dầu Olive
  • Dầu dừa
Mỡ đa không bão hòa:
  • Dầu hướng dương
  • Dầu bắp
  • Đậu nành
  • Omega 3 and 6
  • Omega-3 and Omega-6 Fatty Acids
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Mỡ tốt có nhiều trong: Cá (cá hồi, cá ngừ ,cá tuyết),đậu nành…
Mỡ xấu : Nên hạn chế sử dụng
Thịt đỏ : bò heo, dê…
Trứng

Sản phẩm từ sữa
Mỡ heo
Dầu cọ
Thức ăn chiên
NHÓM SỮA
Nên uống khoảng 1-2 suất sữa mỗi ngày, nên dùng sữa dành cho bệnh nhân Đái Tháo Đường, tuy nhiên sữa dành cho bệnh nhân cũng có khả năng tăng đường huyết nếu uống nhiều. Bệnh nhân không nên uống sữa vào buổi tối, vì sẽ làm tăng đường huyết vào buổi sáng.
1 SUẤT SỮA:
Mỗi suất sữa là 1 chén (250ml),
loại đun hay đậm đặc : ½ chén
loại sữa bột không béo : 1/3 chén
Yaourt : 1 chén
RƯỢU BIA
Giới hạn lượng cồn đưa vào không nhiều hơn 1-2 lượng chuẩn mỗi ngày
1 lượng chuẩn : 285 ml bia, 375 ml bia nhẹ, 100ml rượu (vang, champagne), 30ml rượu mạnh (rượu đế, whisky, scott…)
30ml = 1 chung rượu
Uống nhiều bia sẽ làm đường huyết tăng cao khó kiểm soát. Bệnh nhân, đặc biệt là nam giới nên bỏ rượu bia.
MUỐI
Giới hạn muối ăn vào ít hơn 6g mỗi ngày, đặc biệt bệnh nhân có tăng huyết áp
Giới hạn thức ăn có nhiều muối như thức ăn chế biến sẵn(mì gói, thịt đóng hộp…)
TỈ LỆ CÁC NHÓM THỨC ĂN TRONG MỔI BỮA ĂN
¼ là tinh bột
¼ là thịt, cá, gà, .hay thịt thay thế
½ là rau không có tinh bột
Còn lại là 1 ít sữa và trái cây
KHUYẾN CÁO CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • Ăn chế độ ăn ít mỡ bão hòa và mỡ toàn phần.
  • Hạn chế muối , đường
  • Ăn hơn 5 suất trái cây và rau mỗi ngày
  • Chọn thức ăn giàu hạt nguyên (gạo lức…)
  • Hạn chế sử dụng rượu bia
  • Sự hằng định trong chế độ ăn có thể giúp kiểm soát đường huyết và cân nặng
  • Các bữa ăn nhỏ có thể làm giảm sự dao động đường huyết tuy nhiên ăn thường xuyên có thể dẩn tới dư năng lượng, tăng đường huyết và tăng cân
  • Đưa bữa ăn phụ vào chế độ ăn nên tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
    Xem video về chế độ dinh dưỡng
    Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường Video hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường.

    Chế độ dinh dưỡng cho Đái tháo đường Video chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Đái tháo đường

Đọc thêm những bài liên quan...
Tải lượng đường huyết là số tính dựa vào chỉ số đường huyết x lượng carbohydrate có trong thức ăn. Công thức :  Tải lượng đường huyết = (chỉ số �
Mục tiêu: 1. Đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt. 2. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho t
Chỉ số đường huyết Người bị đái tháo đường thường  được khuyến cáo nên giới hạn tỷ lệ các chất đường bột (carbohydrate) như cơm trong khoảng 25%
Ăn quá nhiều đường sẽ bị đái tháo đường ( tiểu đường) ?  Rất nhiều người nghĩ rằng : ăn quá nhiều đường hay thức ăn ngọt sẽ bị tiểu đường (

Biến chứng thần kinh thực vật

Một biến chứng thường gặp trên nam giới của bệnh đái tháo đường type 2 là rối loạn chức năng cương dương.
Thế nào là  Rối loạn cương dương?
Rối loạn cương dương là tình trạng không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng của dương vật đủ để giao hợp. Rối loạn cương dương, còn được gọi là bất lực, không phải là tình trạng thất bại trong hoạt động tình dục thoáng qua mà ở một số thời điểm trong cuộc sống do nhiều nguyên nhân như uống rượu quá nhiều, stress….
Nếu dương vật  không thể đạt được hay duy trì tình trạng cương cứng hơn 75% thời gian trong khi tìm cách quan hệ tình dục thì được gọi là rối loạn cương dương.
 Rối loạn cương dương cũng không phải là tình trạng giảm ham muốn tình dục hoặc các rắc rối gặp phải khi xuất tinh và cực khoái.
Nếu không điều trị, rối loạn cương dương có thể tạo ra căng thẳng cho cả 2 vợ chồng . Rất nhiều người đàn ông bị rối loạn cương dương trở nên trầm cảm nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống của họ, bao gồm cả sức khỏe , công việc, cuộc sống...
 Rối loạn cương dương và bệnh Đái tháo đường
Bất kỳ đấng nam nhi nào cũng có thể bị rối loạn cương dương. Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường chiếm tỉ lệ cao hơn:
Ước tính có đến 80% nam giới mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới bị rối loạn cương dương, so với khoảng 22-25% nam giới không có bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ chính xác là rất khó để ước tính vì nhiều người đàn ông quá xấu hổ để thừa nhận bản lĩnh đàn ông của mình không còn bản lĩnh hay không nói chuyện với bác sĩ về vấn đề này.
Rối loạn cương dương thường xuyên gặp sau tuổi 65. Ở nam giới mắc bệnh  đái tháo đường, Rối loạn cương dương có xu hướng xảy ra sớm hơn, khoảng 10 hoặc 15 năm so với người bình thường.
Bệnh nhân đái tháo đường ở độ tuổi 30 hay trẻ hơn cũng có thể bị rối loạn cương dương
Nguyên nhân
Liệt dương có thể do nhiều nguyên nhân, cả về thể chất và tâm lý.
  • Đường huyết tăng cao gây tổn thương cả mạch máu và thần kinh chi phối cơ quan sinh dục gây nên rối loạn cương dương
  • Những bệnh lý khác như bệnh tim, gan, phẫu thuật hay chấn thương cũng có thể gây ra rối loạn cương dương .
  •  Trầm cảm, căng thẳng và lo lắng quá nhiều về hoạt động tình dục đều có thể can thiệp vào chức năng cương cứng bình thường, cho dù bạn bị bệnh đái tháo đường hay không.
  • Thuốc: Một số thuốc ,ví dụ như thuốc điều trị tăng huyết áp, có thể gây ra rối loạn cương dương tạm thời.
Đái tháo đường và rối loạn cương dương
Khi bị đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ chính của rối loạn cương dương là:
  • Biến chứng thần kinh ngoại biên
  • Biến chứng mạch máu
  • Đường huyết không được kiểm soát tốt.
Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến chức năng tình dục như thế nào?
Đối với nam giới bị đái tháo đường, chức năng tình dục bình thường có thể bị rối loạn vì những nguyên nhân liên quan đến tổn thương thần kinh và  mạch máu.

Bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương hệ thống dây thần kinh khắp cơ thể, bao gồm cả dương vật. Do vậy, ngay cả khi có kích thích và ham muốn tình dục nhưng tín hiệu thần kinh vẫn không truyền tới dương vật được. ( gọi là trên bảo dưới không nghe) .
Thêm vào đó, bệnh nhân đái tháo đường không được kiểm soát đường huyết tốt, có thể ức chế sản xuất nitric oxide. Do thiếu nitric oxide, áp lực máu trong thể hang không tăng lên đủ mạnh để đóng các tĩnh mạch dương vật, làm cho máu thoát ra khỏi thể hang và không duy trì sự cương cứng được.
 Quá trình xơ vữa động mạch, một bệnh lý rất thường gặp cùng với bệnh đái tháo đường, có thể gây hẹp động mạch cung cấp máu cho dương vật, gây ra rối loạn cương dương.
Làm thế nào để điều trị rối loạn cương dương
  • Kiểm soát đường huyết 
Điều trị tốt bệnh đái tháo đường sẽ giảm nguy cơ rối loạn cương dương, kiểm soát tốt đường huyết cũng có thể làm cho tình trạng rối loạn cương dương không trầm trọng thêm, và trong nhiều trường hợp, có thể giúp hồi phục cuộc sống tình dục của bệnh nhân.
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn.
Đừng ngại ngùng khi nói về vấn đề tế nhị này với bác sĩ.
Bác sĩ sẽ xác định xem Rối loạn cương dươnglà kết quả của bệnh đái tháo đường hay là do bệnh khác gây nên .
  • Tránh thuốc lá.
Hút thuốc lá, làm hẹp các mạch máu , có thể gây ra rối loạn cương dươnghay làm nặng thêm rối loạn chức năng cương dương. Hút thuốc cũng làm giảm nồng độ nitric oxide trong máu , là chất cho phép tăng lượng máu chảy tới dương vật giúp giúp dương vật cương cứng
  • Tránh uống quá nhiều rượu.
Cánh đàn ông cho rằng uống rượu vào sẽ làm cho mình mạnh mẽ hơn và lâu xuất tinh hơn.
Tuy nhiên, khi uống rượu quá nhiều - hơn hai ly một ngày - có thể làm tổn thương các mạch máu của và làm trầm trọng thêm mức độ rối loạn cương dương.
  • Khám chuyên khoa : Nam khoa.
Các bác sĩ chuyên về nam khoa sẽ đánh giá chính xác nguyên nhân và mức độ rối loạn cương dương. Khoa nam khoa của Bv Bình Dân là nơi tin cậy để bạn gởi gắm nỗi buồn của mình.
  • Điều trị nguyên nhân đưa đến lo âu căng thẳng.
Trầm cảm có thể gây ra rối loạn cương dương. Càng lo lắng về vấn đề trên bảo dưới không nghe càng làm cho cấp dưới lì lợm hơn.
Stress có thể làm giảm khả năng ham muốn tình dục và sự cương cứng .
Giải quyết công việc và sắp xếp thư giãn, chọn những phương pháp hữu hiệu  như thiền hoặc yoga ….
 Nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm xem nguyên nhân gây stress, khi giải quyết vấn đề stress ổn thỏa, tình hình sẽ khá hơn. Đoi khi bạn cần phải khám chuyên khoa tâm thần nếu stress quá lâu và phức tạp.
  • Tập thể dục thường xuyên.
Thường xuyên tập thể dục có thể làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tinh thần , giảm năng lượng thừa của cơ thể, và giảm bớt căng thẳng.
Đi bộ hàng ngày là phương pháp hiệu quả và dễ thực hiện
  • Thuốc điều trị :
Có thể dùng thuốc để điều trị rối loạn cương dươngcho bệnh nhân đái tháo đường. Những thương hiệu có ở Việt Nam bao gồm Viagra, Cialis và Levitra. Tuy nhiên, những thuốc này cần phải có chỉ định bác sỹ, đặc biệt nếu bạn có vấn đề về tim mạch đi kèm.
 Đôi khi những thuốc này cũng không hiệu quả trong việc điều trị rối loạn cương dương trên bệnh nhân đái tháo đường, cần phối hợp thêm những thuốc khác.
 Khám chuyên khoa Nội tiết để được tư vấn và điều trị. Phòng khám Tiểu đường

Biến chứng ngoài da của đái tháo đường

Viết bởi Bs. Ngô Thế Phi.
Biến chứng bàn chân do Đái tháo đường là nguyên nhân gây cắt cụt chân thường gặp nhất ở các nước công nghiệp.
Nguy cơ đoạn chi của bệnh nhân Đái tháo đường cao hơn 15 tới 46 lần  so với người không bị Đái tháo đường. Ngoài ra, biến chứng bàn chân là nguyên nhân nhập viện thường gặp nhất của bệnh nhân Đái tháo đường.
Đại đa số những biến chứng bàn chân do Đái tháo đường dẩn tới đoạn chi bắt đầu bằng loét da. Phát hiện sớm và điều trị thích hợp các vết loét có thể phòng ngừa tới 85 % các trường hợp đoạn chi.
Chăm sóc bàn chân đái tháo đường thích hợp đòi hỏi nhận biết những nguy cơ của đoạn chi.
Những yếu tố nguy cơ đoạn chi:
  • Bệnh thần kinh ngoại biên,
  • Bệnh thần kinh tự chủ 
  • Biến dạng cấu trúc bàn chân,
  • Loét, nhiễm trùng chân.
  • Bệnh mạch máu ngoại biên.
Bệnh thần kinh ngoại biên là biến chứng thường gặp nhất ảnh hưởng trên chi dưới ở bệnh nhân Đái tháo đường. Biến chứng này xảy ra tới 58% bệnh nhân bị đái tháo đường lâu năm. Bệnh thần kinh ngoại biên là nguyên nhân quan trọng của loét chân, nó hiện diện trong 82 % những vết thương ở bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường. Khi mất cảm giác, bệnh nhân mất đi yếu tố bảo vệ bàn chân đòng thời biến dạng cấu trúc bàn chân làm bệnh nhân rất dể loét ,tăng nguy cơ  nhiễm trùng và có thể dẩn tới cắt cụt chân.
 Bệnh thần kinh tự chủ : tăng đường huyết gây nên biến chứng trên hệ thần kinh tự chủ từ đó góp phần vào việc gây nên loét chân.
Đầu tiên, tổn thương cấu trúc da sẽ gây giảm mồ hôi, làm da khô và nứt da. Đây là yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng da
Biến dạng cấu trúc bàn chân
Biến dạng chân rất thường gặp trên bệnh nhân Đái tháo đường gây nên những điểm khu trú chịu áp lực cao. Khi điểm tăng áp lực đi cùng với mất cảm giác sẽ dể dàng đưa tới loét chân. Phần lớn loét chân thường xảy ra ở mặt nhô lên của xương bị biến dạng, đặc biệt là ở những cục chai ở chân.
Biến dạng ở bàn chân được cho là do sự suy yếu của các cơ liên đốt bàn chân.
Loét chân
Bệnh nhân đái tháo đường có tiền căn loét chân hay bị đoạn chi trước đó có nguy cơ cao bị loét chân, nhiễm trùng và cắt cụt chân sau này.
Phòng ngừa sự hình thành ổ loét
Tự chăm sóc bàn chân và điều trị thích hợp những vết thương nhỏ là mấu chốt quan trọng phòng ngừa loét chân.
Bệnh nhân tự kiểm tra chân hàng ngày là nền tảng của việc chăm sóc bàn chân thích hợp. Nhẹ nhàng làm sạch bằng xà phòng và nước, sau đó thoa dung dịch làm mềm da để giúp  duy trì làn da khỏe mạnh giúp tránh nứt da và nhiễm trùng.
Loét chân
Mặc dù đã thận trọng trong việc chăm sóc bàn chân, nhiều bệnh nhân đái tháo đường cuối cùng cũng có thể bị loét bàn chân. Những vết thương là cửa ngỏ cho vi trùng xâm nhập bởi vì những vết loét thường xuất hiện trên bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại biên, nên họ thường không đau. Ngay cả trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng
Bệnh tắc động mạch ngoại biên.
Bệnh tắc động mạch ngoại biên ở bệnh nhân Đái tháo đường có tần xuất cao gấp 4 lần so với người không bị Đái tháo đường.
 Hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu cũng góp phần làm tăng tần xuất bệnh tắc động mạch ngoại biên do Đái tháo đường.
Các triệu chứng của thiếu máu chi dưới bao gồm : đi lặc cách hồi
Đi lặc cách hồi là triệu chứng mà khi bệnh nhân đi 1 đoạn đường ngắn cảm thấy chuột rút hay đau ở bắp chân, ngồi nghỉ thì giảm đau và khi đi lại 1 đoạn đường như thế, triệu chứng đau lại xuất hiện và nghỉ thỉ hết. Nguyên nhân là do hẹp động mạch chi dưới nên máu không được cung cấp đủ khi đi nhiều, gây nên chuột rút hay đau.
Nặng hơn bệnh nhân có thể bị đau ở bắp chân hay bàn chân ngay cả khi nghỉ ngơi hay đau vào ban đêm.
Khi khám sẽ thấy mất mạch mu chân, mạch chày sau, da chân mỏng, mất lông chi dưới hay bàn chân, móng chân dày lên. Chân tái nhợt khi nâng cao .
Hậu quả của bệnh động mạch ngoại biên là hoại tử chân, cần phải đoạn chi để tránh nhiễm trùng nhiễm độc.
Điều trị tăng huyết áp và rối loạn lipid máu giúp giảm nguy cơ bệnh tắc động mạch ngoại biên. Ngưng thuốc lá là cần thiết để phòng ngừa tiến triển của bệnh.
Đọc thêm những bài liên quan...
Việc điều trị vết thương do đái tháo đường phải nên được thực hiện tại bệnh viện. Điều trị bao gồmThuốc Easy F là thuốc để điều trị loét bàn c
Loét chân trên bệnh nhân đái tháo đường xảy ra trên cả  type 1 và type 2. Tới 25% bệnh nhân đái tháo đường có các vấn đề về bàn chân. Bệnh loét chân do
Bác sỹ sẽ cần làm một số xét nghiệm để đánh giá mức độ trầm trọng của vết thương : Cấy mủ ở vết thương để xác định xem có hiện diện của n
Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng loét chân : Biến chứng thần kinh ngoại biên : (tê, ngứa ran, hoặc cảm giác nóng rát bàn chân) Bệnh mạch máu ngoại biên (giả
Bệnh nhân nên có thói quen kiểm tra chân hàng ngày; sử dụng một tấm kính hay cần người khác giúp để nhìn rỏ mặt lòng bàn chânTự khám hàng ngày: Theo tuầ
Để giảm  nguy cơ bị loét bàn chân do đái tháo đường, tuân thủ theo các bước sau: • Rửa chân hàng ngày và lau khô giữa các ngón chân thật kỹ trước khi

Biến chứng thận của đái tháo đường

Ở Mỹ chiếm 40 % nguyên nhân gây bệnh thận giai đoạn cuối
Thận là cơ quan rất quan trọng , mỗi thận chứa hàng triệu tiểu cầu thận được cấu tạo bởi mạch máu nhỏ hoạt động như túi lọc. Những túi lọc này loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể và giữ lại những chất thiết yếu cho cơ thể. Bình thường, protein sẽ không qua được màng lọc và sẽ được giữ lại trong cơ thể và không xuất hiện trong nước tiểu.
Đái tháo đường không được điều trị tốt sẽ làm tổn thương hệ thống lọc và kết quả là suy thận.
Đái tháo đường gây suy thận như thế nào ?
 Trên bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết tăng cao thường xuyên trong máu sẽ làm tổn thương hệ thống lọc của thận. Hệ thống lọc sẽ cho những chất như Protein thoát qua và xuất hiện trong nước tiểu. Ban đầu, chỉ một lượng đạm nhỏ xuất hiện trong nước tiểu gọi là tiểu đạm vi lượng , giai đoạn này cần phát hiện sớm vì điều trị có thể giúp thận hồi phục.
Bệnh thận do Đái tháo đường phải mất nhiều năm để bộc lộ. Ở một vài bệnh nhân, chức năng lọc của thận cao hơn bình thường trong những năm đầu tiên bị bệnh Đái tháo đường. Vài năm sau, sẽ xuất hiện lượng nhỏ albumin trong nước tiểu. Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh thận mãn, gọi là tiểu đạm vi lượng (microalbuminuria). Chức năng thận vẫn còn bình thường trong giai đoạn này.
Khi bệnh tiến triển, albumin mất vào trong nước tiểu nhiều hơn, giai đoạn  này gọi là tiểu đạm đại thể (macroalbuminuria ). Khi số lượng albumin trong nước tiểu tăng lên, chức năng thận sẽ giảm đi, cơ thể sẽ phải giữ lại rất nhiều chất thải do chức năng thận giảm. Khi thận bị tổn thương, huyết áp máu cũng sẽ tăng cao.
Suy thận hiếm khi xảy ra trong 10 năm đầu của bệnh Đái tháo đường, thường 15-25 năm. Những bệnh nhân bị đái tháo đường hơn 25 năm không có dấu hiệu của suy thận, nguy cơ bị suy thận sẽ giảm đi.
Những yếu tố thúc đẩy
Không phải chỉ có bệnh đái tháo đường mới gây suy thận. Huyết áp cao cũng làm cho bệnh thận xuất hiện sớm hơn .
Đọc thêm những bài liên quan...
Bệnh thận do đái tháo đường có thể được phòng ngừa bằng cách điều trị đái tháo đường tích cực, giữ mức đường huyết trong mức cho phép. Huyết áp
Triệu chứng: Trong giai đoạn sớm sẽ không có triệu chứng gì đặc biệt. Chỉ khi chức năng thận giảm nhiều các triệu chứng mới xuất hiện. Các triệu chứ
Thuốc : Một số  thuốc hạ huyết áp cũng có chức năng làm chậm tiến trình của bệnh thận. Có 2 loại: Thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC)  và ức chế thụ th�
Tăng huyết áp (huyết áp cao) là yếu tố quan trọng góp phần phát triển bệnh thận trên bệnh nhân đái tháo đường. Tiền căn gia đình bị huyết áp cao và bị
Bệnh thận do đái tháo đường là  biến chứng mãn tính rất thường gặp, đặc trưng bởi sự xuất hiện protein trong nước tiểu. Bình thường albumin -  một lo

Dành cho quảng cáo

Biến chứng tim mạch của đái tháo đường

Mối liên hệ giữa đái tháo đường và nguy cơ tim mạch
Nếu bị đái tháo đường, bạn có nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến tăng gấp 2 lần so với người không bị đái tháo đường.
 Người bị đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh tim mạch sớm hơn so với người bình thường.
 Phụ nữ chưa mãn kinh thông thường ít nguy cơ bị bệnh tim mạch hơn nam giới cùng độ tuổi, nhưng khi bị đái tháo đường, nguy cơ bị bệnh tim mạch tăng lên. Đái tháo đường làm mất tác dụng bảo vệ tim mạch của hormone trên phụ nữ chưa mãn kinh.
Bệnh nhân đái tháo đường đã từng bị nhồi máu cơ tim sẽ có nguy cơ cao bị lần 2. Cơn đau tim trên bệnh nhân đái tháo đường thường trầm trọng và dễ tử vong. Đường huyết tăng cao theo thời gian sẽ gây xơ vữa mạch máu. Các mảng xơ vữa gây cứng và hẹp lòng mạch máu.
Nguy cơ bệnh tim mạch trên bệnh nhân Đái tháo đường
Đái tháo đường tự bản thân đã là yếu tố nguy cơ tim mạch và đột quỵ. Bệnh nhân đái tháo đường cũng có những điều kiện khác có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ, những điều kiện như thế gọi là yếu tố nguy cơ.
 Một trong những yếu tố nguy cơ: tiền căn gia đình có người bị bệnh tim. Nếu có người thân trong gia đình bị nhồi máu cơ tim ở tuổi < 55 (nam) hay < 65 (nữ), khi đó bạn có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch.
Bạn không thể thay đổi nguy cơ tim mạch do yếu tố gia đình nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được những yếu tố nguy cơ tim mạch dưới đây:
Béo phì vùng bụng
Béo phì vùng bụng có nghĩa là bệnh nhân có vòng eo lớn hơn 90 cm (nam) hay > 80 cm (nữ). Nguy cơ tim mạch tăng cao hơn vì mỡ vùng bụng tăng sản xuất LDL (xấu) cholesterol, một loại mỡ trong máu có thể gây tích tụ trên thành mạch máu.
Cholesterol cao hơn bình thường
LDL cholesterol có thể tăng cao trong máu làm cho động mạch cứng và hẹp hơn và có thể bị tắc hoàn toàn. Vì vậy, tăng LDL cholesterol làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Triglycerides là dạng khác của mỡ trong máu cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch khi nồng độ tăng cao. Trong một số trường hợp Triglycerides tăng quá cao có thể gây viêm tụy cấp. Đòi hỏi phải điều trị kịp thời .
HDL (tốt) cholesterol đưa mỡ lắng đọng trên thành mạch máu và đưa đến gan để thải ra ngoài qua đường mật. Nếu nồng độ HDL cholesterol thấp sẽ tăng nguy cơ bệnh tim .
Tăng huyết áp
Khi bị tăng huyết áp, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Tăng huyết áp có thể làm cho tim căng giãn và tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch náu não, biến chứng mắt và thận.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá nhân đôi nguy cơ bị bệnh tim mạch. Ngưng thuốc lá đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường vì hút thuốc lá và đái tháo đường cùng làm hẹp mạch máu. Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ bị biến chứng mãn tính khác, như biến chứng mắt. Thêm vào đó, hút thuốc lá gây tổn thương mạch máu ở chân và tăng nguy cơ cắt cụt chân.
  Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các đặc điểm và triệu chứng làm cho bệnh nhân có nguy cơ bị đái tháo đường và bệnh tim mạch. Theo chương trình giáo dục cholesterol Quốc gia Hoa Kỳ (National Cholesterol Education Program) khi có 3 trong 5 đặc điểm sau:
  1. Vòng eo :
       ≥ 90 cm ở nam
      ≥ 80 cm ở nữ
  1. Triglycerides : > 150 mg/dl hay đang điều trị thuốc giảm      Triglycerides
      3.  HDL- Cholesterol thấp :
< 40 mg/dL ở nam
< 50 mg/dL ở nữ hay Đang uống thuốc điều trị HDL -cholesterol thấp
    4. Tăng huyết áp :
Huyết áp tâm thu ≥ 130 mm Hg
Huyết áp tâm trương ≥ 85 mm Hg hay Đang uống thuốc điều trị tăng huyết áp.
    5. Tăng đường huyết : đường huyết đói > 100 mg/dl hay đang điều trị đái tháo đường.
Xem video về biến chứng tim mạch:
Biến chứng tim mạch trên bệnh nhân Đái tháo đường  

Đọc thêm những bài liên quan...
Lipid máu là gì? Cholesterol là dạng mỡ trong máu, có rất nhiều loại khác nhau . Trong đó 2 dạng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe là Cholesterol HDL và Cholesterol LD

Biến chứng ở mắt của bệnh đái tháo đường

Viết bởi Bs. Ngô Thế Phi.
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính gây tổn thương  mạch máu nhỏ toàn thân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thận, mạch, thần kinh… đặc biệt là võng mạc (mô tiêu thụ oxy cao nhất cơ thể).
Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở lứa tuổi từ 20 – 65. Việc tầm soát và điều trị sớm có thể làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn chặn biến chứng mù loà.
Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Singapore… có hệ thống tầm soát tốt, máy chụp ảnh màu đáy mắt kỹ thuật số được trang bị ở các phòng khám mắt, hiệu kính… các hình ảnh tổn thương sẽ được truyền đến trung tâm kiểm soát, điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường để được các chuyên gia khám, chụp mạch huỳnh quang và laser quang đông võng mạc và nhằm bảo tồn thị lực cho bệnh nhân.
Ở ViệtNam, bệnh võng mạc đái tháo đường ngày càng tăng. Tuy nhiên, những bệnh nhân đái tháo đường mới chỉ được theo dõi, quản lý tại các phòng khám nội khoa chung. Khi có biến chứng tại mắt thì bệnh nhân mới đến khám chuyên khoa mắt. Những bệnh nhân này rất cần được theo dõi, quản lý và điều trị sớm bệnh võng mạc  một cách có hệ thống.
Phát hiện và điều trị
Để đánh giá tổn thương võng mạc do đái tháo đường có nhiều phương pháp: Soi đáy mắt, chụp ảnh màu đáy mắt kỹ thuật số, chụp mạch huỳnh quang võng mạc.
Nhờ phát hiện được chính xác các tổn thương trên võng mạc, việc ra chỉ định chụp mạch huỳnh quang, laser quang đông võng mạc có thể kịp thời bảo tồn thị lực cho bệnh nhân đái tháo đường .
Đục thuỷ tinh thể cũng là biến chứng có khả năng gây mù loà của bệnh đái tháo đường. Việc phẫu thuật thay thuỷ tinh thể sớm bằng phương pháp Phaco sẽ giúp cho việc khám và theo dõi võng mạc một cách hiệu quả nhất.
Quy trình khám điều trị cho bệnh nhân võng mạc ĐTĐ theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ thế giới (IDF):
1. Khám thị lực.
2. Khám mắt trên kính hiển vi, tư vấn điều trị.
3. Đo nhẵn áp, nhỏ dãn đồng tử.
4. Siêu âm mắt đánh giá tình trạng dịch kính – võng mạc.
5. Khám và chụp ảnh màu đáy mắt kỹ thuật số lưu dữ liệu.
6. Chụp mạch huỳnh quang võng mạc (nếu cần).
7. Laser quang đông võng mạc bằng laser màu 532 (khi có chỉ định).
Tóm lại:
Mặc dù đã có những tiến bộ lớn về khoa học và kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh võng mạc ĐTĐ nhưng việc khám mắt định kỳ là rất quan trọng, giúp phát hiện sớm, quản lý và điều trị laser kịp thời. Đó là cách tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ĐTĐ.

Triệu chứng của đái tháo đường typ 2

Triệu chứng của Đái tháo đường type 2 có thể không rõ ràng trong nhiều năm và có thể được nhận ra trong khảng thời gian dài
Một số triệu chứng thường gặp :
  • Khát nước và tiểu nhiều: Khi đường huyết tăng cao trong máu ,dịch sẽ bị kéo ra khỏi mô và kích thích gây khát, hậu quả là bệnh nhân phải uống nước nhiều và sẽ tiểu nhiều hơn bình thường .
  • Tiểu đêm: bệnh nhân đái tháo đường thường phải thức dậy nhiều lần để tiểu hơn người bình thường.
  • Đói: Không đủ insulin, đường không vào được tế baò , cơ và các cơ quan trong cơ thể sẽ đói năng lượng, gây ra cảm giác đói
  • Sụt cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để giảm cảm giác đói nhưng bệnh nhân vẫn sụt cân vì các tế bào không sử dụng được Glucose để tạo năng lượng, khi đó cơ thể dùng nguồn năng lượng dự trữ khác để thay thế: cơ và mỡ.
  • Mệt mỏi: Khi tế bào đói năng lượng, bệnh nhân trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh.
  • Nhìn mờ: Nếu đường huyết quá cao, dịch trong trong nhãn cầu bị kéo ra ngoài, làm nhãn cầu xẹp lại. Khi đó khả năng điều tiết của mắt sẽ bị ảnh hưởng, gây ra triệu chứng nhìn mờ.
  • Vết thương lâu lành và nhiễm trùng tái phát thường xuyên: Đái tháo đường type 2 tác động làm giảm khả năng lành vết thương và giảm sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật nên nhiễm trùng thường tái đi tái lại.
    Nhiễm trùng tiểu là triệu chứng thường gặp.
  • Mảng da sậm màu: Một số bệnh nhân Đái tháo đường type 2 có những đốm sậm màu trên những vùng nếp gấp trên cơ thể, thông thường ở nách và cổ. Những dấu hiệu đó người ta gọi là gai đen, đó có thể là dấu hiệu của đề kháng insulin
Đọc thêm những bài liên quan...
Phân loại Đái tháo đường : Đái tháo đường type 1 Đái tháo đường type 2 Đái tháo đường thai kỳ Các dạng đái tháo đường hiếm gặp khác Bệnh Đ�
Những xét nghiệm sau được sử dụng để chẩn đoán ĐTĐ Xét nghiệm đường huyết đói : fasting plasma glucose (FPG) test :  Đo đường huyết bệnh ăn sau khi nh
 Trước đây, tuổi của bệnh nhân được dùng để chẩn đoán type đái tháo đường. Những người dưới 30 tuổi thường được chẩn đoán là đái tháo đường
HbA1c trong chẩn đoán đái tháo đường Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) gần đây đã đưa xét nghiệm HbA1c vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Ths. Bs. Lâm Minh Hoàng - Bv.Chợ Rẫy Mục tiêu của điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là giữ cho bệnh nhân có mức đường huyết ổn định nhằm ngăn ngừa

Biến chứng do hạ đường huyết

Hạ đường huyết, còn gọi là đường huyết thấp, xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Đường huyết thấp được định nghĩa khi glucose trong máu < 70 mg/dl.
 Glucose có nguồn gốc từ thức ăn. Carbohydrates là nguồn cung cấp glucose chủ yếu. Cơm gạo, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và chất ngọt là nguồn thức ăn giàu carbohydrates .
Sau khi ăn, glucose được hấp thu vào máu và được mang đến các tế bào. Insulin, một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy, giúp tế bào sử dụng năng lượng. Nếu bệnh nhân ăn nhiều glucose hơn nhu cầu sử dụng của cơ thể, khi đó glucose sẽ được dự trữ ở gan và cơ dưới dạng glycogen.Cơ thể sẽ sử dụng glycogen để tạo năng lượng khi nhịn đói hay vào thời điểm giữa các bữa ăn.
Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị. Hạ đường huyết thông thường nhẹ và có thể điều trị một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng cách ăn hay uống thức ăn giàu glucose như: kẹo bánh, nước ngọt, sữa...Nếu không đượcphát hiện và điều trị kịp thời hạ đường huyết có thể dẫn tới co giật, hôn mê và thậm chí tử vong .
Ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi, hạ đường huyết ít xảy ra ngoại trừ tác dụng không mong muốn của việc điều trị đái tháo đường.
 Xử trí hạ đường huyết  Video về hướng dẫn cách phát hiện và xử trí hạ đường huyết
Đọc thêm những bài liên quan...
1. Nguyên nhân hạ đường huyết lúc đói Thuốc hạ đường huyết uống Hạ đường huyết có thể xảy ra như là tác dụng phụ của một số thuốc điều trị �
Các triệu chứng hạ đường huyết bao gồm : Triệu chứng thần kinh tự chủ: Đói Run tay Căng thẳng ,bứt rứt Vã mồ hôi Chóng mặt hay đau đầu nhẹ Cảm
Điều trị hạ đường huyết cần : • Điều trị ngay lập tức để nâng cao lượng đường trong máu • Điều trị nguyên nhân gây hạ đường huyết để phòng
Chẩn đoán hạ đường huyết dựa trên tam chứng : Triệu chứng hạ đường huyết Đói Run tay Căng thẳng ,bứt rứt Vã mồ hôi Chóng mặt hay đau đầu nh�