Một số triệu chứng thường gặp :
- Khát nước và tiểu nhiều: Khi đường huyết tăng cao trong máu ,dịch sẽ bị kéo ra khỏi mô và kích thích gây khát, hậu quả là bệnh nhân phải uống nước nhiều và sẽ tiểu nhiều hơn bình thường .
- Tiểu đêm: bệnh nhân đái tháo đường thường phải thức dậy nhiều lần để tiểu hơn người bình thường.
- Đói: Không đủ insulin, đường không vào được tế baò , cơ và các cơ quan trong cơ thể sẽ đói năng lượng, gây ra cảm giác đói
- Sụt cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để giảm cảm giác đói nhưng bệnh nhân vẫn sụt cân vì các tế bào không sử dụng được Glucose để tạo năng lượng, khi đó cơ thể dùng nguồn năng lượng dự trữ khác để thay thế: cơ và mỡ.
- Mệt mỏi: Khi tế bào đói năng lượng, bệnh nhân trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh.
- Nhìn mờ: Nếu đường huyết quá cao, dịch trong trong nhãn cầu bị kéo ra ngoài, làm nhãn cầu xẹp lại. Khi đó khả năng điều tiết của mắt sẽ bị ảnh hưởng, gây ra triệu chứng nhìn mờ.
- Vết thương lâu lành và nhiễm trùng tái phát thường xuyên: Đái tháo
đường type 2 tác động làm giảm khả năng lành vết thương và giảm sức đề
kháng của cơ thể chống lại bệnh tật nên nhiễm trùng thường tái đi tái
lại.
Nhiễm trùng tiểu là triệu chứng thường gặp. - Mảng da sậm màu: Một số bệnh nhân Đái tháo đường type 2 có những đốm sậm màu trên những vùng nếp gấp trên cơ thể, thông thường ở nách và cổ. Những dấu hiệu đó người ta gọi là gai đen, đó có thể là dấu hiệu của đề kháng insulin
Đọc thêm những bài liên quan...
Phân loại Đái tháo đường :
Đái tháo đường type 1
Đái tháo đường type 2
Đái tháo đường thai kỳ
Các dạng đái tháo đường hiếm gặp khác
Bệnh Đ�
Những xét nghiệm sau được sử dụng để chẩn đoán ĐTĐ
Xét nghiệm đường huyết đói : fasting plasma glucose (FPG) test :
Đo đường huyết bệnh ăn sau khi nh
Trước
đây, tuổi của bệnh nhân được dùng để chẩn đoán type đái tháo đường.
Những người dưới 30 tuổi thường được chẩn đoán là đái tháo đường
HbA1c trong chẩn đoán đái tháo đường
Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) gần đây đã đưa xét nghiệm HbA1c vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Ths. Bs. Lâm Minh Hoàng - Bv.Chợ Rẫy
Mục tiêu của điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là giữ cho bệnh nhân có mức đường huyết ổn định nhằm ngăn ngừa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét