Để hạ được đường huyết, thuốc có thể tác động vào 1 trong nhiều vùng khác nhau, bao gồm:
- Tăng tiết insulin
- Tăng nhạy cảm insulin ở mô: gan, cơ, mỡ…
- Giảm hấp thu tinh bột vào máu
- Vừa tăng tiết insulin vừa giảm sản xuất insulin từ gan
- Glibenclamide được Bayer giới thiệu ra thị trường dưới tên gọi Euglucon. Các tên gọi khác của nó là Diabeta, Glynase và Micronase (tại Mỹ); Daonil và Semi Daonil (tại Châu Âu).
- Gliclazide ở thị trường Việt Nam là Diamicron, là thuốc khá phổ biến
- Glimepiride : Nhóm này có đại diện là Amaryl
- Sulfonylureas là tên nhóm chung để chỉ các loại thuốc trên, thuốc
gây hạ đường huyết nhờ kích thích trực tiếp lên sự giải phóng insulin
từ tuyến tụy. Insulin có tác dụng đưa glucose từ máu vào tế bào nên
giảm lượng đường trong máu.
Tác dụng thứ hai của phần lớn các chất sulfonylureas là làm tăng hoạt động của insulin ở mức độ tế bào. - Tác dụng phụ thường gặp là sự tăng cân và hạ đường huyết (hypoglycemia). Các tác dụng phụ khác bao gồm đau đầu, phản ứng da nhẹ, không dung nạp được chất cồn từ nhẹ đến nặng và rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, cảm giác đầy bụng, buồn nôn, biếng ăn.
Có 2 nhóm : Biguanide và nhóm glithazole
Nhóm Biguanide, chuyển hóa từ hợp chất guanidin trong hoa tử đinh hương Pháp (Galega of fi cinalis). Hoa tử đinh hương Pháp mọc tự nhiên ở Châu Âu và là loại thuốc truyền thống trong điều trị đái tháo đường suốt hàng thế kỷ. Từ khi được phát triển vào thập niên 50 của thế kỷ 20, một số loại thuốc biguanide là phenformin đã bị rút khỏi thị trường vì tác dụng phụ gây nhiễm acid lactic có khả năng gây tử vong. Đáng buồn là ngày nay chúng ta vẫn còn thấy Trung Quốc sản xuất loại thuốc này dưới dạng một cặp 2 chai thuốc bán khắp nơi ở Việt Nam và Campuchia. Ngày nay, hợp chất Metformin của biguanide được dùng rộng rãi trong điều trị các trường hợp bệnh đái tháo đường type 2 kết hợp với thừa cân, béo phì và rối loạn dung nạp glucose. Metformin làm giảm lượng glucose do các tế bào gan sản xuất ra và đồng thời làm tăng độ nhạy insulin trong các tế bào cơ bắp.
Metformin với thương hiệu Glucophage là thuốc được sử dụng lâu nhất, nghiên cứu nhiều nhất trong điều trị đái tháo đường type 2.
Những thương hiệu khác bao gồm:
Glucophage, Riomet, Fortamet, Glumetza, Obimet, Dianben, Diabex, Diaformin
Metformin hoạt động chủ yếu bằng cách làm giảm lượng glucose sản sinh từ tế bào gan, và tăng độ nhạy với insulin cho tế bào cơ bắp. Điều này giúp các tế bào có khả năng đưa đường ra khỏi máu một cách hiệu quả. Metformin cũng làm giảm lượng glucose hấp thụ từ ruột sau bữa ăn.
Các tác dụng phụ thường gặp là chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Để giảm thiểu những tình trạng trên, nên bắt đầu sử dụng vơi liều lượng thấp rối mới tăng dần qua nhiều tuần lễ.
Uống metformin trong khi hoặc sau bữa ăn có thể giúp giảm các tác dụng phụ. Người trên70 tuổi cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
Chống chỉ định với những bệnh nhân có các tổn thương ở gan và thận, vừa lên cơn đau tim. Ngoài ra, chống chỉ định còn áp dụng với những bệnh nhân có vấn đề về lồng ngực và tiền sử các vấn đề về tim vì có thể gặp phải tình trạng thiếu oxy mô.
Những người nghiện bia rượu cũng không được dùng thuốc này. Một tác dụng phụ có thể gây tử vong hiếm gặp là sự nhiễm acid lactic. Tác dụng phụ này hầu hết có thể xảy đên với những bệnh nhân có các vấn đề sức khỏe như đã nêu. Do đó, những bệnh nhân dùng metformin phải tránh uống quá nhiều thức uống có cồn.
Nhóm thiazolidinedione (hay glitazones) hoạt động bằng cách tăng độ nhạy với insulin ở gan, tế bào mỡ và cơ bắp.
Nhóm này có 2 phân nhóm : Pioglithazole và Rosiglithazole.
Mới đây, Rosiglithazole với tên thuốc nổi tiếng là Avandia đã phải ngưng sử dụng vì được chứng minh gây tăng tỷ lệ tử vong thêm 4% trên bệnh nhân có nguy cơ tim mạch.
Chỉ còn Pioglithazole là đang được sử dụng.
Thuốc làm giảm hấp thu carbohydrate
Chất ức chế men alpha-glucosidase
Glucobay, Precose và Prandase
Arcabose làm giảm sự tiêu hóa các chất đường bột, từ đó làm chậm sự hấp thu glucose từ ruột vào máu. Nhờ vậy mà đường huyết không tăng cao một cách quá mức sau khhi ăn.
Vì Arcabose phải xuống ruột ngay khi các chất tinh bột vừa được chuyển đến đó nên thuốc này phải được dùng chung với thực phẩm thì mới đạt hiệu quả.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
Đầy hơi : do các chất tinh bột bị chậm hấp thu nên kéo dài thời gian nằm trong đường tiêu hó và bị lên men, sinh ra lượng lớn hơi trong đường ruột. Tiêu chảy cũng là một tác dụng phụ của thuốc.
Để giảm thiểu những tác dụng phụ trên, bệnh nhân nên bắt đầu sử dụng với liều lượng thấp rối mới tăng dần qua nhiều tuần lễ.
Nếu dùng chung với Sulfonylureas, Acarbose có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết . Trong trường hợp đó, đường hoặc các loại chất ngọt khác sẽ không có tác dụng đảo ngược tình thế vì Acarbose sẽ ngăn sự tiêu hóa bất kỳ một chất đường bột nào trong cơ thể.
Nhóm vừa tăng tiết insulin và vừa giảm sản xuất glucose từ gan:
Staliptin với tên biệt dược là Januvia vừa mới có mặt ở thị trường Việt Nam
Thuốc hạ đường huyết nhờ ức chế men IPP-IV, nhờ đó là tăng ít insulin và giảm tiết glucagon, giúp giảm sản xuất đường từ gan.
Đọc thêm những bài liên quan...
Sử dụng insulin trong điều trị đái tháo đường type 2
Thuốc hạ đường huyết uống + insulin — Một số bệnh nhân đái tháo đường type 2 chỉ cần uống thuố
Januvia Tên chung: sitagliptin Tên thương mại: Januvia
Trình bày :
Januvia 25 mg - hồng, tròn, viên nén bao phim
Januvia 50 mg - ánh sáng màu be, tròn, viên nén bao phim
Ja
Các
bài thuốc này không được y học chứng minh bằng chứng cứ khoa học. Hãy
thận trong khi áp dụng. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sỹ của bạn
Trị đái tháo
Thuốc
uống hạ đường huyết phối hợp với chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục
thường xuyên sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhâ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét