Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Liệu có an toàn khi XXX lúc ''nguyệt san'' vừa hết?

Liệu có an toàn khi XXX lúc ''nguyệt san'' vừa hết?
 
Anh chị mến!uống thuốc tránh thai khẩn cấp 7 ngày thì em có kinh và 7 gày sau thì hết kinh, liền sau đó em quan hệ tình dục với bạn trai xuất tinh ngoài liệu em có thai không? Và nếu em quan hệ xuất tinh vào trong âm đạo vậy em có dính thai không? Em nghe nói vừa sạch kinh thì quan hệ an toàn đúng không? Em cám ơn! 
Bạn nữ, 22 tuổi, Hà Nam
Bạn thân mến!
Qua chia sẻ của bạn chúng tôi hiểu rằng bạn đang băn khoăn về khả năng có thai khi quan hệ tình dục vào thời điểm vừa mới sạch kinh. Bạn cũng quan tâm đến việc bạn trai dung tay kích thích sâu vào âm đạo của bạn thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không. Chúng tôi chia sẻ cùng bạn những băn khoăn này.
Bạn đã biết những gì liên quan đến tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp đối với cơ thể bạn gái? Ngoài việc xuất tinh ngoài, hai bạn có dùng biện pháp tránh thai nào khác trong lần quan hệ tình dục vừa qua?  Bạn có biết cần có những yếu tố/ điều kiện nào để hiện tượng thụ thai xảy ra?
 
 
Để tránh mang thai cần sử dụng biện pháp an toàn
Việc bạn có kinh trở lại sau khi có quan hệ tình dục và uống thuốc tránh thai khẩn cấp là điều hết sức bình thường, vì thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng; làm đặc dịch nhày cổ tử cung và làm bong niêm mạc tử cung. Điều này cho thấy bạn đã không có thai ở lần quan hệ tình dục có sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
Khi bạn đã có kinh nguyệt trở lại nghĩa là một chu kỳ kinh mới đã bắt đầu và khả năng có thai đã quay trở lại. Bởi vậy nếu bạn có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai thì nguy cơ có thai là có thể xảy ra. Trong chu kỳ kinh của bạn gái chỉ có thời điểm 2-3 ngày trước khi có kinh là an toàn, không có nguy cơ có thai nếu có quan hệ tình dục, còn thời điểm đang có kinh hay vừa sạch kinh có khả năng thụ thai thấp, chứ không phải là “không thể có thai”, bạn nhé. Bởi khả năng thụ thai phụ thuộc vào việc tinh trùng (có trong tinh dịch của bạn nam) có được xâm nhập vào bên trong âm đạo, lên tử cung, vòi trứng và có thể gặp trứng chín ở vòi trứng để thụ tinh cho trứng hay không. Như vậy, để đánh giá khả năng có thai của bạn ở lần quan hệ tình dục sau khi vừa sạch kinh cần dựa vào việc nhìn nhận xem bạn trai có xuất tinh vào/ hoặc xuất tinh gần âm đạo của bạn, để tinh dịch chảy vào trong âm đạo của bạn hay không. Nếu câu trả lời là “có” thì khả năng thụ thai có thể xảy ra (tuy nhiên khả năng thấp – do thời điểm sạch kinh có nguy cơ có thai thấp). Sau khi quan hệ tình dục từ bảy đến mười ngày trở đi bạn có thể mua que thử thai nhanh để kiểm tra xem có mang thai trong lần quan hệ tình dục đó hay không. Nếu hai bạn tiếp tục có quan hệ tình dục và chưa sẵn sàng có thai, hãy cân nhắc sử dụng một biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả hơn biện pháp hai bạn đang sử dụng (xuất tinh ngoài hay tính vòng kinh). Bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày… có thể là những gợi ý để hai bạn xem xét.
Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công!

Tâm sự bạn trẻ

Có kinh sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp 1 tuần thì sao?

Có kinh sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp 1 tuần thì sao?
 
Các anh chị thân mến! Khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau một tuần thì có kinh, lượng máu ra hơi nhiều hơn bình thường, màu đỏ tươi, và kéo dài hơn một tuần kèm theo đau lưng.biểu hiện như vậy có vấn đề gì không? Và có lần em uống thuốc khẩn cấp vừa có kinh xong, và nửa tháng thì lại có tiếp chu kỳ kinh nữa. Nhiều khi có kinh mà em không có một biểu hiện nào hết, vậy lượng máu ra nhiều có tốt không?
 
Bạn nữ, 22 tuổi, Cà Mau
 
 
 
Bạn thân mến,
Bạn chia sẻ rằng một tuần sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp thì bạn xuất hiện kinh nguyệt kéo dài hơn một tuần, lượng máu ra nhiều hơn bình thường, kèm theo đau lưng. Đồng thời bạn cũng nói rằng có lần bạn uống thuốc tránh thai khẩn cấp khi vừa hết kinh nhưng chỉ sau nửa tháng lại xuất hiện kinh nguyệt. Điều này khiến bạn băn khoăn liệu những hiện tượng này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mình hay không. Tâm sự bạn trẻ sẽ trao đổi cùng bạn về vấn đề này.
Thông thường, số ngày hành kinh trong một đợt hành kinh của bạn là khoảng bao nhiêu ngày? Lượng máu kinh ra nhiều hơn so với những tháng bình thường cụ thể là như thế nào? Ngoài việc kỳ kinh đến sớm hơn, lượng máu ra nhiều hơn kèm theo đau lưng thì bạn còn có biểu hiện nào khác không (đau vùng bụng dưới, đau đầu, nôn và buồn nôn…)?
 
 
Để tránh những lo lắng cho mình bạn gái có thể dùng thuốc tránh thai hàng ngày thay vì thuốc tránh thai khẩn cấp
Bạn biết đấy, trong thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa hàm lượng hóc môn cao nên nó có thể gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng, chẳng hạn như: nôn, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt làm kỳ kinh đến sớm hoặc muộn hơn, lượng máu kinh nhiều hơn hoặc ít hơn so với kì kinh thông thường… Trong trường hợp của bạn, có thể bạn đã chịu tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp khiến kinh nguyệt của bạn đến sớm hơn và ra nhiều hơn. Nếu như lượng máu ra trong lần kinh nguyệt đến sớm đó không quá nhiều so với kỳ kinh bình thường ( bình thường lượng máu kinh ra có thể thấm ướt trung bình 3 – 4 miếng băng vệ sinh loại dày/ 1 ngày) và các kỳ kinh khác tiếp theo kinh nguyệt đều bình thường thì bạn có thể yên tâm và không cần quá lo lắng về điều này. Chỉ trong tình huống lượng máu ra quá nhiều (dưới 2 tiếng phải thay một lần), ra máu kéo dài hơn 1 tuần và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bạn (gây chóng mặt, buồn nôn nhiều…) thì bạn cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và nhận được sự hỗ trợ phù hợp từ bác sỹ chuyên khoa phụ sản bạn nhé.
Mặt khác, thuốc tránh thai khẩn cấp không phải là một biện pháp tránh thai thường xuyên (không được dùng quá hai lần/ 1 tháng và dùng liên tục trong nhiều tháng), vì vậy nếu như bạn vẫn có ý định quan hệ tình dục trong thời gian tới thì bạn cần cân nhắc tới một số biện pháp tránh thai an toàn hơn như bao cao su, thuốc tránh thai hằng ngày… Bạn nghĩ sao về những biện pháp tránh thai này? Nếu quan tâm đến những biện pháp tránh thai đó, bạn có thể tham khảo trên trang web của chúng tôi trong chuyên mục Sức khỏe sinh sản bạn nhé!
Chúc bạn luôn vui khỏe!
Tâm sự bạn trẻ

Khả năng mang thai khi quan hệ bên ngoài

Khả năng mang thai khi quan hệ tình dục ở ''vòng ngoài''
 
Cô chú cho cháu hỏi, cháu và bạn trai quan hệ nhưng chỉ ở vòng ngoài vào hôm thứ 25 của chu kì, thường các tháng trước cháu khá đều, tháng sau chậm hơn tháng trước tầm 2 ngày, nhưng 2 thang gần đây thì chậm hơn 5 ngày, tháng này cháu không biết là mình bị mất hay có thai nữa, chúng cháu quan hệ cách đây gần 4 tuần, nhưng cháu không thấy cơ thể cháu có gì thay đổi. Vậy liệu cháu có khả năng có thai không?
Bạn nữ, 21 tuổi, Thái Bình
Bạn thân mến,
Hiện tại bạn đang băn khoăn về khả năng có thai của mình sau khi bạn đã có quan hệ tình dục vào ngày 25 của chu kỳ kinh nguyệt và thấy chậm kinh so với dự kiến. Tâm sự bạn trẻ sẽ trao đổi cùng bạn về vấn đề này.
Tính đến nay thì bạn đã bị chậm kinh bao nhiêu ngày so với dự kiến? Bạn và bạn trai quan hệ chỉ ở “vòng ngoài”, cụ thể là như thế nào? Bạn đã tìm hiểu về những yếu tố cần thiết để khả năng thụ thai xảy ra chưa? Trong lần quan hệ đó bạn trai bạn có xuất tinh vào âm đạo của bạn không? Trước thời điểm hai bạn gần gũi thì bạn trai bạn có xuất tinh mà chưa đi tiểu không? Trong những tháng trước đây đã khi nào bạn thấy chậm kinh như bây giờ chưa bạn?
 
 
Nguy cơ mang thai là có thể xảy ra nếu tinh dịch rơi rớt vào trong âm đạo
Bạn biết không, theo cơ chế thụ thai thì bạn gái chỉ có khi tinh trùng có cơ hội tiếp cận với cửa âm đạo và tiến sâu vào bên trong âm đạo, qua tử cung, lên vòi trứng và gặp trứng xung quanh thời điểm trứng rụng. Nếu như khi hai bạn gần gũi nhau, bạn trai bạn xuất tinh vào trong âm đạo hoặc gần cửa âm đạo của bạn hoặc có chạm dương vật còn dính tinh trùng vào âm đạo của bạn, khiến cho tinh trùng rơi rớt vào trong âm đạo thì khả năng thụ thai là có thể xảy ra. Ngoài ra, nếu anh ấy đã xuất tinh ngay trước đó khi hai bạn gần gũi mà chưa đi tiểu thì cũng có khả năng tinh trùng xâm nhập vào trong âm đạo của bạn gây ra hiện tượng thụ thai (mặc dù tình huống này hiếm khi xảy ra). Còn nếu, trong trường hợp bạn trai chưa xuất tinh bất cứ lần nào thì khả năng có thai sẽ không thể xảy ra vì khi không có tinh trùng thì không thể thụ thai.  Nếu như chưa thực sự chắc chắn về sự xuất hiện của những yếu tố gây thụ thai trong lần hai bạn có gần gũi thì bạn có thể dùng que thử thai nhanh sau 7 đến 10 ngày có quan hệ tình dục trở đi hoặc đi siêu âm sau khi thấy chậm kinh từ 1 đến 2 tuần trở đi bạn nhé.
Trong tình huống của bạn, Tâm sự bạn trẻ không hiểu rõ ý bạn là gì khi bạn nói các bạn quan hệ tình dục “vòng ngoài”: quan hệ tình dục ngoài quần áo, quan hệ tình dục xuất tinh ở ngoài âm đạo, quan hệ tình dục ở khoảng thời gian tương đối an toàn trong chu kỳ kinh nguyệt… nhưng, như bạn cũng biết, chỉ cần có tinh dịch chảy chảy/rơi rớt vào trong âm đạo trong khi các bạn không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn thì nguy cơ mang thai  ngoài ý muốn là có thể xảy ra. Vì vậy, trong trường hợp hai bạn vẫn tiếp tục gần gũi, bạn chưa muốn và chưa sẵn sàng cho việc có con thì bạn cần nghĩ đến một số biện pháp tránh thai an toàn nhé bạn. Thông tin về những biện pháp bảo vệ an toàn này bạn có thể tham khảo trên trang web của chúng tôi trong chuyên mục Sức khỏe sinh sản nhé.
Mặt khác, hiện tượng kinh nguyệt cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố như tình trạng tâm lý, sức khỏe, việc dùng thuốc và tiếp xúc với hóa chất… nên việc chậm kinh là điều hoàn toàn có thể xảy ra mà không phải do có thai bạn ạ. Nếu sau khi kiểm tra bằng que thử thai hoặc siêu âm sau đúng thời gian như trên mà kết quả là âm tính thì bạn có thể yên tâm hoàn toàn là mình đã không có thai trong lần gần gũi với bạn trai đó.
Chúc bạn mọi điều tốt lành!
Tâm sự bạn trẻ

Có thể nhiễm HIV không nếu dịch của nàng dính vào ''cậu nhỏ''?

Có thể nhiễm HIV không nếu dịch của nàng dính vào ''cậu nhỏ''?
 
Tâm sự bạn trẻ tư vấn giúp em trường hợp này để cho em hiểu với: em có đưa ngón tay vào âm đạo rồi sau đó để tay chạm đầu dương vật và lỗ sáo vậy em có nhiễm hiv không nếu cô gái đó có HIV . Em hoang mang quá mong Tâm sự bạn trẻ tư vấn gấp. Nếu em bị hiv chắc em chết quá.
Bạn nam, 19 tuổi, TP Hồ Chí Minh
Bạn thân mến, 
Qua thư chia sẻ của bạn, Tâm sự bạn trẻ nhận thấy bạn đang lo lắng về nguy cơ lây nhiễm HIV trong tình huống bạn đưa tay vào âm đạo rồi sau đó để tay chạm vào lỗ sáo đầu dương vật. Chúng tôi chia sẻ cùng bạn tâm trạng này.
Bạn biết không, một người chỉ có nguy cơ lây nhiễm HIV có sự tiếp xúc trực tiếp giữa dịch tiết chứa nhiều vi rút HIV (dịch tiết âm đạo, tinh dịch, sữa mẹ), máu và các chế phẩm từ máu chứa HIV với vết tổn thương, trầy xước hay niêm mạc mỏng của người lành.
 
 
Để phòng nguy cơ lây nhiễm HIV cần sử dụng bao cao su và sử dụng đúng cách
 
Trong tình huống của bạn, nếu cô gái có HIV, trong khi bạn đưa tay vào âm đạo của cô gái và tay có dính máu hay dịch sinh dục của cô ấy sau đó bạn để tay chạm ngay vào lỗ sáo đầu dương vật (đây là vị trí có niêm mạc mỏng nên ngay cả khi không có vết tổn thương, trầy xước) thì khả năng lây nhiễm HIV sang bạn là có thể xảy ra, dù tỉ lệ lây nhiễm trong tình huống này cũng không cao. Vậy bạn có thể đi làm xét nghiệm sau khi có hành vi nguy cơ vừa rồi từ 2,5 – 3 tháng trở đi, bạn nhé. Bạn cũng lưu ý rằng để phòng cho mình nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với những người không biết rõ về lịch sử tình dục, tình trạng bệnh…, bạn sẽ cần sử dụng bao cao su và sử dụng đúng cách bạn nhé!
Ngoài ra, với thông tin đã cung cấp cho bạn về cơ chế lây nhiễm HIV, Tâm sự bạn trẻ hi vọng rằng trước mỗi tình huống, bạn cũng sẽ tự phân tích, đánh giá được hành vi nguy cơ của mình.
Chúc bạn sức khỏe!
Tâm sự bạn trẻ

Hút thai và phá thai bằng thuốc

Hút thai và phá thai bằng thuốc: chọn biện pháp nào?
 
Chào Tâm sự bạn trẻ! Hiện tại em đã có mang đc 3 tuần (theo siêu âm). Em chưa đủ điều kiện để sinh con. Em được biết có 2 cách bỏ thay là "Hút điều hòa" và "uống thuốc". Xin được hỏi phương pháp nào tốt hơn?
 
Bạn nữ, 24 tuổi, Cà Mau
Bạn thân mến,
Đọc thư bạn, Tâm sự bạn trẻ hiểu rằng bạn đang muốn bỏ thai và băn khoăn không biết nên lựa chọn biện pháp hút điều hòa hay uống thuốc. Băn khoăn này cho thấy bạn có trách nhiệm với sức khỏe của mình.
Bạn biết đấy, hút thai (còn gọi là hút điều hòa kinh nguyệt) hay phá thai bằng thuốc (uống thuốc) là những biện pháp bỏ thai an toàn được sử dụng hiện nay. Hai biện pháp này có những khác biệt trong cách thực hiện, ưu điểm và nhược điểm. Bạn có thể căn cứ vào những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây để có quyết định cho mình, bạn nhé. Đồng thời, khi bạn đã có lựa chọn thì bạn cần đến các cơ sở y tế tin cậy để được khám cụ thể, dựa vào kết quả khám thực thể, bác sỹ sẽ cho bạn biết quyết định của bạn có phù hợp hay không.
Thứ nhất, nếu thai dưới 7 tuần tuổi thì đều có thể hút hoặc phá bằng thuốc. Nếu thai trên 7 tuần tuổi thì chỉ có thể lựa chọn biện pháp hút thai. Hiện tại, bạn đã đi siêu âm và được biết thai khoảng 3 tuần tuổi, như vậy có thể bạn phải đợi khoảng 1-2 tuần nữa đi khám và siêu âm lại để chắc chắn là thai đã vào làm tổ trong buồng tử cung và tuổi thai khi đó nếu chính xác là 4-5 tuần thì có thể bỏ thai được. Đó là tuổi thai an toàn và hợp lý để bỏ, bạn ạ.
 
 
Mỗi một biện pháp phá thai đều có ưu điểm và hạn chế nhất định
Thứ hai, nếu hút thai, bạn sẽ phải đối diện với những tai biến có thể gặp trong và sau quá trình hút như băng huyết, sót rau, sót thai, rách, thủng cổ tử cung, tử cung, viêm nhiễm sau hút thai… Còn nếu bỏ thai bằng thuốc, bạn có thể tránh được những tai biến do thủ thuật hút thai như rách, thủng cổ tử cung, tử cung… nhưng lại phải đối diện với tỷ lệ thất bại của phá thai bằng thuốc cao hơn hút thai (tức là phá thai bằng thuốc không thành công, thai vẫn phát triển hoặc một phần tổ chức thai không sảy ra khỏi buồng tử cung, những trường hợp này đều bắt buộc phải hút thai lại cho sạch). Những nguy cơ như viêm nhiễm cơ quan sinh sản, băng huyết… vẫn có thể gặp trong và sau quá trình bỏ thai bằng thuốc.
Thứ ba, hút thai diễn ra trong thời gian ngắn (vài phút), sau đó bạn có thể nghỉ ngơi tại chỗ trong vòng 1-2 giờ rồi về nhà nghỉ ngơi, giữ vệ sinh cơ quan sinh dục (bởi bạn sẽ bị ra máu trong khoảng vài ngày đến một tuần hoặc mười ngày sau hút thai) và tiếp tục theo dõi sức khỏe. Nếu không gặp phải các biến chứng hay các dấu hiệu bất thường như (sốt, ra máu hôi, đen, ớn lạnh, đau bụng dữ dội) thì bạn chỉ cần đi khám lại sau hút thai hai tuần để được kiểm tra xem việc hút thai đã thành công hay chưa. Còn nếu bỏ thai bằng thuốc thì bạn cần đến cơ sở y tế để uống liều thuốc đầu tiên (có tác dụng làm thai ngừng phát triển), sau đó hai ngày sau quay trở lại cơ sở y tế để uống tiếp liều thuốc thứ hai (có tác dụng tống xuất thai ra khỏi buồng tử cung) và tiếp tục theo dõi quá trình ra máu, ra tổ chức thai ở nhà. Sau hai tuần, bạn cũng cần đến cơ sở y tế để khám và siêu âm lại xem thai đã sảy ra ngoài hoàn toàn chưa. Như vậy, hút thai diễn ra nhanh chóng hơn quá trình phá thai bằng thuốc.
Thứ tư, hút thai hoặc phá thai bằng thuốc đều cần phải khám thực thể. Ví dụ, nếu tình trạng mang thai của bạn bất thường (thai trứng, thai lưu, thai ngoài tử cung…) thì nhất thiết không được phá thai bằng thuốc mà phải sử dụng thủ thuật để đưa tổ chức thai ra ngoài. Hoặc nếu bạn có các bệnh lý như có tiền sử dị ứng thuốc, rối loạn đông máu, có các bệnh liên quan đến tim, huyết áp, tiểu đường… thì cũng không được phá thai bằng thuốc… Do đó, bác sỹ sẽ dựa trên kết quả khám thực thể và nguyện vọng của bạn để chỉ định bạn phù hợp với biện pháp phá thai nào.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về phá thai bằng thuốc tại đường link dưới đây:
Ngoài ra, để đảm bảo phá thai an toàn, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa tin cậy như trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh/ thành phố, khoa kế hoạch hóa gia đình của bệnh viện phụ sản, khoa sản của các bệnh viện đa khoa… để bỏ thai, tránh bỏ thai ở những cơ sở phá thai của tư nhân không đảm bảo đủ điều kiện vô trùng, tay nghề bác sỹ và theo dõi, xử trí khi gặp tai biến, bạn nhé. Và nếu tiếp tục có quan hệ tình dục, bạn cần lựa chọn và sử dụng biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả cao, tránh phải bỏ thai lặp lại.
Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn.
Chúc bạn may mắn!
Tâm sự bạn trẻ

Virus sốt mò do bọ chét không phải là căn nguyên bệnh viêm da lạ'

Virus sốt mò do bọ chét không phải là căn nguyên bệnh viêm da lạ'

Làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi tối 26/4, các chuyên gia thuộc Bộ Y tế cho rằng virus Ricketsia gây bệnh sốt mò bọ chét phát hiện trong một số mẫu máu bệnh nhân viêm da lạ, chỉ là một trong những tác nhân gây bệnh.
> Bệnh viêm da lạ vượt tầm kiểm soát Quảng Ngãi/ Bệnh viêm da lạ dương tính với virus 'sốt mò do bọ chét'

Hai ngày trước, trong một cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho biết đoàn công tác của Bộ Y tế thông báo có 14 trong số 26 mẫu máu lấy từ bệnh nhân viêm da ở huyện Ba Tơ dương tính với virus Ricketsia - virus gây bệnh sốt mò do bọ chét. Tối 26/4, trao đổi với lãnh đạo tỉnh, Cục trưởng Y tế dự phòng, Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình cho rằng: "Hội chứng viêm da lạ dương tính với virus Ricketsia là thông tin ban đầu để các nhà chuyên môn tham khảo, vì virus này không phải căn nguyên mà là một trong những tác nhân gây bệnh".
Theo ông Bình, các chuyên gia tiếp tục tìm hiểu và xác định nguyên nhân gây bệnh viêm da lạ. Dự kiến ngày 26/4, đoàn công tác Bộ Y tế sẽ chia thành 4 tổ bắt đầu hai ngày khảo sát thực địa tại xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ. Ngày 28/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ thị sát vùng bệnh và làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi để bàn giải pháp ngăn chặn hội chứng lây lan.
PGS-TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám, thu thập thông tin tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ(Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín
PGS-TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám, thu thập thông tin tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ(Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín
Trước mắt, bác sĩ Nguyễn Xuân Mến, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi đề xuất Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị phù hợp hơn do đã điều chỉnh bổ sung phác đồ điều trị lần 2 của Bộ nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.
Tính đến ngày 25/4, số người mắc bệnh viêm da lạ tại Quảng Ngãi đã lên đến 176 người, trong đó đó 8 trường hợp tử vong tại các cơ sở y tế và 11 bệnh nhân qua đời ở nhà.
Theo bác sĩ Mến, có đến 73% trường hợp bệnh nhân làm ruộng, 20% là học sinh. Sự lây lan từ nguồn bệnh đến người rất cao, có gia đình có đến 5 người ốm. 60% bệnh nhân tái phát. Mùa mưa nhiều bệnh nhân hơn mùa khô. 100% trường hợp bệnh nhân viêm da bàn tay bàn chân đều tăng men gan. 20% số mẫu máu lấy từ người bình thường tại xã Ba Điền có kết quả men gan cao.
PGS-TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết Bộ Y tế đang tổng hợp ý kiến để kết luận sơ bộ về nguyên nhân gây bệnh và đang tìm một phác đồ điều trị mới.
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết gây bệnh viêm da lạ như có thể do nguồn nước, thực phẩm; nhiễm hóa chất độc hại, côn trùng hoặc ảnh hưởng môi trường… Tuy nhiên, phần lớn có chung nhận định có thể đây không phải là bệnh truyền nhiễm mà do nhiễm asen - một loại độc tố rất có hại cho con người.
Trí Tín

Bác sỹ khám tại nhà

bac si kham tai nha o khu vuc ha noi,kham va dieu tri loet da thit do nam lau ,do chan thuong nang , do tai bien mach mau nao,do tieu duong(dai thao duong).xin lien he bac si Huy.dt 0936886928. dam bao chi tinh chi phi khi benh nhan da lien vet loet.khong khoi khong lay phi kham benh.

Bác sỹ khám Nội nhi  khám tại nhà : Xin liên hệ Bác sỹ Bùi Quang Thắng Khu vực Từ liêm - Cầu Giấy Điện thoại liên hệ 0983605359

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) là gì?

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục là bệnh có thể lây từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục “không bảo vệ” bằng đường âm đạo, hậu môn và miệng. Nếu bạn có quan hệ tình dục, chỉ có một cách duy nhất giúp bạn tránh khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục là quan hệ tình dục an toàn – nghĩa là quan hệ tình dục sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. Nếu bạn không sử dụng bao cao su bạn sẽ có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Không phải chỉ người có nhiều bạn tình mới bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không phân biệt tuổi tác, giới tính, hay tình trạng hôn nhân (có gia đình/chưa có gia đình). Việc có quan hệ tình dục làm bạn có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền. Tuy nhiên, rất nhiều các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi đã mắc phải không biểu hiện triệu chứng rằng bạn đã bị nhiễm bệnh.
Biểu hiện của một số bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ đơn giản là bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, một số thì làm bạn tăng nguy cơ bị ung thư và vô sinh, và một số bệnh lây truyền khác như Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), sẽ cướp đi sinh mạng của bạn. Tại các trung tâm Marie Stopes International chúng tôi sẽ giúp bạn học cách tự bảo vệ bản thân để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Làm thế nào để tránh khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục?

  • Không nên quan hệ tình dục với người không dùng bao cao su mà lại có tiêm chích hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Chỉ sử dụng các chất bôi trơn dạng gel hay dầu như dầu K-Y. Các loại chất bôi trơn khác có thể làm rách bao cao su
  • Không nên quan hệ tình dục với nhiều người. Bạn càng có nhiều bạn tình thì khả năng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục càng cao
  • Chắc chắn rằng bao cao su chùm kín hết toàn bộ dương vật. Nếu bao cao su không chùm kín hết dương vật thì nó sẽ không bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Hàng năm, bạn hãy đến trung tâm Marie Stopes International để xét nghiệm tế bào phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục (hoặc có thể đến thường xuyên hơn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ). Việc điều trị sớm có thể giúp bạn thoát khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và làm giảm lây nhiễm cho những người khác

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa khỏi được không?

Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa khỏi được và tốt nhất nếu như bạn bị mắc loại bệnh này thì nên chữa trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên đối với một số loại lây nhiễm như HIV/AIDS và hec-pet sinh dục, thì cho đến nay, tuy chưa có thuốc chữa khỏi được hoàn toàn, nhưng có thuốc làm giảm triệu chứng và giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, một số bệnh có thể gây ra đau đớn hoặc khó chịu cho người mắc phải, thậm chí chúng có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây vô sinh và có thể làm lây lan sang người khác.

Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh?

Không phải tất cả những người bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có biểu hiện hay triệu chứng. Đôi khi dấu hiệu không xuất hiện trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, và đôi khi hoàn toàn không có dấu hiệu gì cả, nhưng bạn vẫn bị nhiễm bệnh và có thể làm lây lan sang bạn tình. Nếu bạn có một trong số các biểu hiện sau đây bạn cần đi khám ngay:
  • Âm đạo ra nhiều khí hư bất thường
  • Dương vật chảy mủ
  • Bị đau hoặc rát khi đi tiểu
  • Bị ngứa, mẩn đỏ, nổi cục hay phồng giộp xung quanh cơ quan sinh dục hoặc hậu môn
  • Bị đau hoặc ra máu trong khi quan hệ tình dục
  • Bị ra máu bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt (kể cả những phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai bằng hóc-môn)
  • Bị ra máu sau khi quan hệ tình dục
  • Bị đau ở tinh hoàn hay ở bụng dưới
Thậm chí nếu bạn không thấy có dấu hiệu hay triệu chứng gì, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn hay kiểm tra, nếu:
  • Bạn có quan hệ tình dục không bảo vệ với bạn tình mới
  • Bạn hoặc bạn tình của bạn có quan hệ tình dục với người khác mà không sử dụng bao cao su
  • Bạn tình của bạn có triệu chứng bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Bạn có kế hoạch sinh con và có nguy cơ đã bị nhiễm bệnh

Tôi sẽ được xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như thế nào?

Xét nghiệm cho cả phụ nữ và nam giới đều được tiến hành như sau:
  • Kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài, miệng, hậu môn, trực tràng và da của bạn để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm bệnh
  • Thử nước tiểu
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm tế bào niệu đạo (là ống mà qua đó nước tiểu đi ra ngoài) và kiểm tra xem có bất kỳ sự đau đớn hay phồng giộp nào không
  • Xét nghiệm tế bào trong họng và trực tràng. Điều này ít xảy ra
Đối với phụ nữ thì có thể xét nghiệm thêm:
  • Xét nghiệm tế bào âm đạo và cổ tử cung
  • Khám cơ quan sinh sản

Các câu hỏi thường được hỏi về các bệnh lây truyền qua đường tình dục

AIDS và HIV

Bệnh AIDS và HIV là gì?HIV (Vi rút suy giảm miễn dịch ở người) là một loại vi rút phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi một ai đó bị AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) điều đó có nghĩa là họ đã có HIV ( HIV dương tính ) và sẽ kéo theo một số các bệnh nguy hiểm khác. HIV có thể bị lây truyền thông qua quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với một người bị nhiễm HIV. HIV chỉ có thể lây truyền thông qua dịch tiết ở người và thông qua đường máu ví dụ như thông qua quan hệ tình dục, tiêm chích hay lây truyền từ mẹ sang con lúc mang thai.
Làm sao để biết được mình bị nhiễm HIV/AIDS?Bạn không thể tự biết được mình đang bị nhiễm bệnh. Cách duy nhất để biết rõ mình có bị nhiễm bệnh hay không là đi xét nghiệm máu.
Tôi nên làm gì nếu bị mắc HIV/AIDS?Cho đến nay, chưa có loại thuốc nào chữa khỏi được bệnh HIV/AIDS nhưng các liệu pháp kết hợp mới sẽ làm cải thiện việc kiểm soát bệnh.

 

Bệnh Chlamydia

Bệnh Chlamydia là gì?Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp ở giới trẻ. Bệnh do một loại vi khuẩn gây ra, nếu không được chữa trị sẽ gây ra bệnh viêm tiểu khung (sẽ gây ảnh hưởng tới khu vực khung chậu của bạn và thậm chí có thể gây vô sinh cả ở nam và nữ).
Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh Chlamydia?
15 - 20% trường hợp mắc bệnh sẽ biểu hiện triệu chứng sau khi bị mắc bệnh từ 5-10 ngày. Còn lại, HẦU HẾT những người bị mắc bệnh thường không có biểu hiện gì cả.

Làm thế nào để chữa khỏi bệnh Chlamydia?
Sau khi xét nghiệm cho kết quả bạn bị nhiễm Chlamydia, bạn có thể bắt đầu sử dụng thuốc kháng sinh

 

Bệnh mụn cóc ở cơ quan sinh sản

Bệnh mụn cóc là gì?Mụn cóc là những cục thịt nhỏ. Chúng mọc xung quanh cơ quan sinh dục và bệnh do một loại vi rút gây ra được gọi là vi rút u nhú ở người (HPV).
Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh mụn cóc?
Khi mắc bệnh thường không có triệu chứng gì, hoặc có thể mụn cóc mọc bên trong âm đạo (thường là trong tử cung) vì vậy bạn sẽ không thể nhìn thấy. Nếu mụn cóc mọc ở bên ngoài có thể gây ngứa nhưng thường thì không đau.

Làm thế nào để chữa khỏi bệnh mụn cóc?
Trong nhiều trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự đào thải bệnh sau 6 tháng. Tuy nhiên những mụn cóc to có thể nhìn thấy thì cần được chữa trị bằng cách bôi một loại thuốc đặc hiệu. Nếu mụn cóc vẫn không mất đi, bạn có thể dùng loại thuốc mạnh hơn. Đôi khi, có thể chữa khỏi mụn cóc bằng cách làm đông cứng hoặc đốt mà không gây đau đớn.

 

Bệnh do vi-rút hec-pét sinh dục

Bệnh hec-pet sinh dục là gì?Có 2 loại vi rút hec-pét có thể gây giộp nhỏ và đau. Vi rút Hec-pét (HSV) típ 1 thường gây ra lở loét và vi rút hec-pét típ 2 gây đau ở bộ phận sinh dục. Vi rút Hec-pét típ 1 lây truyền khi hôn nhau trong khi đó vi rút Hec-pét típ 2 lây lan qua đường tình dục. Mặc dù vậy, vi rút Hec-pét típ 1 có thể trở thành vi rút Hec-pét típ 2 thông qua tình dục bằng đường miệng.
Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh Hec-pét sinh dục?
Xuất hiện các mụn nước nhỏ gây đau.

Làm thế nào để chữa khỏi bệnh Hec-pét sinh dục?
Chưa có cách nào chữa khỏi được bệnh Hec-pét hoàn toàn.

Chẩn đoán bệnh Hec-pét sinh dục như thế nào?
Có thể lấy mẫu đi kiểm tra, hoặc bác sĩ chỉ cần nhìn và phát hiện ngay ra bệnh. Nên nhớ rằng, bệnh hec-pét là một loại bệnh có mức độ lây lan rất cao do đó trong thời gian phát bệnh nên tránh quan hệ tình dục và tránh hôn (nếu bạn bị lở loét). Có thể chữa trị bằng cách tắm với muối và hoặc sử dụng thuốc đặc trị.

 

Bệnh lậu

Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là một loại bệnh do vi khuẩn gây ra. Sự nguy hiểm của loại bệnh này là, nếu không được chẩn đoán bệnh có thể gây viêm tiểu khung và gây vô sinh.

Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh lậu?

5 trong 6 trường hợp mắc bệnh thường không biểu hiện triệu chứng gì. Tuy nhiên, triệu chứng có thể xảy ra là chảy mủ và cảm giác đau rát khi đi tiểu.
Làm thế nào để chữa khỏi bệnh lậu?
Sử dụng thuốc kháng sinh.

 

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là gì?
Là một bệnh do vi khuẩn gây ra, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.

Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh giang mai?
Bạn thấy đau ở cơ quan sinh dục và bị nổi mẩn đỏ. Khi không được chữa trị các triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Làm thế nào để chữa khỏi bệnh giang mai?Bệnh giang mai có thể chữa khỏi bằng một đợt thuốc kháng sinh.

 

Bệnh rận mu

Bệnh rận mu?
Rận mu là loại rận nhỏ có thể lây lan qua hoạt động hệ tình dục hoặc quan hệ gần gũi (ga trải giường, khăn tắm, v.v..)

Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh?
Bạn sẽ bị rất ngứa xung quanh vùng mu.

Làm thế nào để chữa khỏi bệnh?
Thường thì bác sĩ có thể cho bạn biết bạn có bị bệnh hay không và nếu bạn bị bệnh bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn sử dụng một loại kem để chữa trị chúng.

 

Bệnh trùng roi trichomonas

Bệnh trùng roi trichomonas là gì?
Là bệnh gây ảnh hưởng tới âm đạo, tử cung, niệu đạo và bàng quang.

Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh trùng roi trichomonas?Đối với phụ nữ nếu mắc bệnh sẽ thấy mủ màu hơi xanh - vàng và có mùi khó chịu, bị ngứa ở âm đạo và bị đau rát khi đi tiểu. Còn đối với đàn ông thì không có triệu chứng gì cả.
Làm thế nào để chữa khỏi bệnh trùng roi trichomonas?
Bạn cần xét nghiệm tế bào và sử dụng thuốc kháng khuẩn.

 

Bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B là gì?
Là một loại bệnh nguy hiểm gây viêm gan, bệnh lây do vi rút khi quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc giao hợp qua đường âm đạo.

Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh viêm gan B?
Thường thì khi mắc bệnh bạn không có triệu chứng gì, tuy nhiên nên để ý đến những mệt mỏi bất thường..

Làm thế nào để chữa khỏi bệnh?
Không có cách chữa trị nào thực sự hiệu quả, nhưng trong một số trường hợp cơ thể của bạn có thể tự chống lại được vi rút này và bạn khỏi bệnh.

Xét nghiệm tế bào phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?
Xét nghiệm tế bào phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là xét nghiệm mà y tá/bác sỹ sẽ lấy tế bào trong cổ tử cung để xét nghiệm xem chúng có bình thường không. Tế bào không bình thường có thể gây ra bệnh ung thư. Việc thực hiện xét nghiệm tế bào phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là vô cùng quan trọng bởi có thể phát hiện sớm các tế bào lạ và giúp bạn chữa trị sớm.

Viêm nhiễm đường sinh sản là gì (RTI)?

Viêm nhiễm đường sinh sản được định nghĩa là bất kỳ bệnh viêm nhiễm nào liên quan đến cơ quan sinh sản. Bao gồm 3 loại viêm nhiễm sau đây:
    1. Viêm nhiễm cơ quan sinh sản trong. Là hậu quả của sự phát triển quá mức của các vi khuẩn thường ở bên trong âm đạo. Bệnh có thể dễ
      dàng chữa khỏi được.
    2. Viêm nhiễm do điều trị. Viêm nhiễm này do lây truyền từ các thủ thuật lâm sàng không đảm bảo vệ sinh gây ra, ví dụ như nạo phá thai, đặt vòng hay sinh đẻ.
    3. Viêm nhiễm qua đường tình dục (STIs) Xem phần trên
Mặc dù các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản ảnh hưởng tới cả phụ nữ và nam giới, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ dễ bị mắc bệnh hơn nam giới và khi đã bị mắc bệnh thì phụ nữ cũng dường như ít muốn tìm kiếm cách chữa trị hơn nam giới. Hơn nữa, ở phụ nữ khi đã xảy ra biến chứng thì cũng nghiêm trọng hơn nam giới và thậm chí có thể lây truyền sang con nếu người phụ nữ đó đang trong thời gian mang thai.
Các triệu chứng khi bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản thường rất khác nhau. Bạn không thể nhận biết được nếu có ai đó bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và những người khi đã mắc bệnh mà không có triệu chứng gì thì thường truyền bệnh sang cho người khác một cách vô thức. Đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục, việc khám phụ khoa là rất quan trọng để phát hiện bệnh sớm (nếu có).
[  Trở về ]

Voyage vietnam, triệt lông vĩnh viễn, hanoi apartment, vietnam tour operator, vietnam tours hanoi house for rent luật sư hanoi house rental máy chấm công vân tay

 
 
 
 

Dấu hiệu mang thai sớm

Nếu bạn nghi ngờ có thể mình đã có thai vài tuần, hãy thử kiểm tra những dấu hiệu cơ bản dưới đây
Đa số phụ nữ có biểu hiện một số dấu hiệu khi có thai, nhưng ngược lại, một số phụ nữ chẳng có dấu hiệu gì biểu hiện mình đã có thai. Các dấu hiệu dưới đây không chỉ thể hiện trên cơ thể của người phụ nữ mang thai, mà còn biểu hiện ở cả những phụ nữ không có thai khi họ đang bị ốm hoặc gần đến kỳ kinh.
Có một cách duy nhất để biết chắc chắn rằng bạn có thai hay không đó là xét nghiệm thai sớm. Các trung tâm Maries Stopes International đảm bảo giữ bí mật 100% thông tin xét nghiệm thai sớm và tư vấn của khách hàng.
Dấu hiệu mang thai sớm
  • Ra máu
    Ra máu ít, không giống như kinh nguyệt bình thường có thể là dấu hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Máu này có màu hồng nhạt hoặc nâu nhưng không nhiều, do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra, khác với kinh nguyệt ban đầu ra ít, sau ra nhiều và rồi lại ít dần trước khi ngừng hẳn.
  • Đi tiểu thường xuyên
    Rất nhiều phụ nữ đi tiểu nhiều hơn bình thường khi có thai, thậm chí trước kỳ kinh, và khoảng 7-12 ngày sau khi rụng trứng. Hiện tượng này xảy ra khi phôi thai đã làm tổ trong tử cung và sinh ra hooc môn Chorionic khiến cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng lên
    Sẽ rất bình thường nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên khi rụng trứng. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể bạn (vào buổi sáng) cao hơn so với nhiệt độ khi rụng trứng và khi bạn bắt đầu kì kinh, thì đó có thể là dấu hiệu có thai.
  • Chậm kinh
    Mất kinh là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất chứng tỏ bạn có thai. Tuy nhiên, nó cũng không thực sự chính xác lắm, bởi vì do căng thẳng, thay đổi hooc môn, hay bị ốm … cũng là nguyên nhân của sự bất thường này. Nếu bạn có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng thì sự mất kinh có thể là dấu hiệu có thai.
  • Cảm thấy mệt mỏi
    Mệt mỏi được coi là một trong những dấu hiệu có thai, nhưng rất khó phân biệt được với những mệt mỏi khác. Cảm giác mệt mỏi xuất hiện là do những thay đổi bất thường trong cơ thể. Đó là khi cơ thể sản sinh ra nhiều hooc môn và máu để nuôi thai làm cho tim của bạn phải đập nhanh hơn bình thường mới có thể cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể và bào thai của bạn.
  • Đau quặn ở bụng
    Một dấu hiệu mang thai nữa đó là cảm giác đau quặn ở bụng giống như đau bụng hành kinh, khi dạ con lớn dần lên. Sự vận động, tập thể dục, hay khoái cảm tình dục có thể gây ra đau quặn ở những tuần đầu của thai.
  • Buồn nôn
    Nghén là tên gọi của cảm giác buồn nôn khi có thai.Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Đó là một trong những dấu hiệu dễ dàng “lật tẩy” tình trạng có thai của phụ nữ. Nghén xuất hiện từ 4-8 tuần đầu. Tuy nhiên, cảm giác buồn nôn có thể bắt đầu 2 tuần sau khi có mang. Phụ nữ mang thai thường tăng sự nhậy cảm với các mùi vị đặc biệt, vì vậy dễ bị buồn nôn với mùi vị thức ăn, cà phê, nước hoa, hay thuốc lá…
  • Sự thay đổi ở ngực và núm vú
    Thường là gợi ý đầu tiên về sự có thai. Vú nhạy cảm hơn, đau tức, cương cứng, và cảm giác nặng nề hơn, nguyên nhân là do sự gia tăng estrogen và progesterone trong cơ thể.Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này sẽ qua đi khi cơ thể thích nghi với hooc môn. Một tuần sau khi thụ thai, quầng vú bắt đầu trở nên sẫm màu hơn, và sưng nhẹ.
  • Táo bón
    Những thay đổi về ruột là biểu hiện thông thường của phụ nữ mang thai. Nội tiết tố progesterone của thời kỳ mang thai làm chùng giãn các cơ ruột khiến cho các nhu động ruột giảm đi. Thức ăn được chuyển hóa chậm hơn và là nguyên nhân gây táo bón trong quá trình mang thai
  • Đau đầu
    Gia tăng lượng máu trong cơ thể cùng với sự thay đổi của hooc môn có thể gây đau đầu nhẹ nhưng thường xuyên ở thời kỳ đầu mang thai.
  • Dễ kích động
    Sự gia tăng các hooc môn có thể làm thay đổi tính tình người phu nữ, khiến bạn trở nên rất dễ xúc động hoặc cáu giận vô cớ khi mới mang thai
  • Choáng váng và chóng mặt
    Một trong những dấu hiệu của sự có thai đó là cảm giác chóng mặt. Bạn bị choáng váng là do lượng đường trong máu thấp.
[  Trở về ]

Voyage vietnam, triệt lông vĩnh viễn, hanoi apartment, vietnam tour operator, vietnam tours hanoi house for rent luật sư hanoi house rental máy chấm công vân tay

 
 
i
 


Vacxin Phòng Ung thư cổ tử cung

Về tác dụng của vaccin ngừa ung thư cổ tử cung
Nhà khoa học Đức Harald zur Hausen thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư ở Heideberg, Đức đã phát hiện thấy sự có mặt của HPV trong hơn 97% các ca ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo. Phát minh của ông đã chỉ ra cơ chế xâm nhập và gây bệnh của HPV trên tử cung người phụ nữ cũng như các phần khác của bộ máy sinh sản đồng thời mở ra tiền đề cho việc nghiên cứu vaccin phòng ngừa căn bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ (sau bệnh ung thư vú). Nhờ phát minh này, Hausen đã cùng với hai nhà khoa học Pháp được nhận chung giải Nobel Y học năm 2008 và 50% giá trị giải thưởng (1,4 triệu đô la Mỹ).
HPV là gì?
 Gardasil được chỉ định tiêm phòng cho nữ giới trong độ tuổi từ 9-26.
HPV là chữ viết tắt của Human Papiloma Virus – một loại virus thuộc nhóm ADN không có vỏ bọc cùng nhóm với adenovirus hay parvovirus (nhóm parvovavirus). HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Ít nhất 50% người ở độ tuổi hoạt động tình dục sẽ nhiễm HPV. HPV có hơn 100 týp. Khoảng 40 trong số đó tác động trên đường sinh dục, số nhóm nguy cơ cao hiện nay vào khoảng 15-18 nhóm, phổ biến nhất là týp 16,18 – nguyên nhân gây ra 70% các ca ung thư. Nhóm 6,11 được xem là nguy cơ thấp hơn và gặp trong hơn 90% các trường hợp u nhú còn gọi là mụn cơm đường sinh dục (condyloma acumata). Một số týp có thể làm sản sinh những tế bào bất thường trên niêm mạc cổ tử cung mà sau đó nhiều năm có thể phát triển thành ung thư. Tuy vậy không phải phụ nữ nào bị nhiễm virut này cũng sẽ bị ung thư bởi trong nhiều trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể tiêu diệt HPV.
Cho đến nay, HPV không thể điều trị bằng dược phẩm vì thế phòng bệnh là số 1 và vai trò phòng ngừa của vaccin là quan trọng nhất.
Các vaccin lần lượt ra đời
Tháng 6/2006, lần đầu tiên Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép cho một vaccin có tên gardasil của hãng dược phẩm Merk & Co được phép lưu hành với chỉ định phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo. Vaccin được sản xuất từ protein vỏ của HPV và có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự xâm nhập của virut. Gardasil đã chứng minh tác dụng phòng ngừa 4 týp HPV 6, 11, 16, 18. - bốn týp HPV được cho là nguy hiểm nhất trong số các týp gây bệnh cho người. Các kết quả thử nghiệm cho thấy vaccin đạt hiệu quả 100% với 2 chủng virut này. Gardasil được chỉ định tiêm phòng cho phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26.
Các nhà khoa học đánh giá sự xuất hiện của gardasil là một sự kiện khoa học của năm 2006 và là “một dấu ấn” trong y khoa thế giới. Sở dĩ như vậy là do tỷ lệ nhiễm HPV cũng như các bệnh gây ra do virut này thực sự là một nguy cơ lớn cho phụ nữ và là gánh nặng cho y khoa thế giới. Và năm 2008, gardasil được trao giải thưởng Galien - một giải thưởng danh giá trong lĩnh vực dược phẩm. Sau khi gardasil được lưu hành, cervarix – một vaccin do hãng GlaxoSmithKline, Anh đã được phép lưu hành ở Anh và châu Âu với chỉ định phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các tổn thương tiền ung thư cho phụ nữ tuổi từ 10 - 45. Cervarix được cho là vaccin ngừa ung thư do HPV thế hệ thứ 2 nhưng là vaccin đầu tiên cho phụ nữ trên 26 tuổi. Có hai điểm khác biệt của cervarix so với gardasil là vaccin này được bổ sung một chất hỗ trợ có tên ASO4 – một chất được hãng sản xuất báo cáo là có tác dụng làm tăng đáp ứng miễn dịch của cơ thể và kéo dài thời gian tác dụng và cervarix chỉ có tác dụng ngừa hai týp HPV là týp 16 và 18. Ngay sau khi được phép lưu hành, cervarix đã được tiêm phòng cho các thiếu nữ Anh ở độ tuổi teen. Tháng 5 năm 2007, Úc là quốc gia tiếp theo cấp phép cho cervarix. Dư luận của quốc đảo này đánh giá đây là một bước đi quan trọng trong lộ trình tiến tới loại trừ gánh nặng ung thư cổ tử cung cho phụ nữ.
Hiệu quả phòng ngừa
Cả hai loại vaccin tiên phong trong lĩnh vực này đều là các vaccin bất hoạt (do được sản xuất từ một phần virut) nên loại trừ nguy cơ gây nhiễm virut cũng như độc tố từ chính vaccin.
Các kết quả thử nghiệm của gardasil trên 11.000 phụ nữ Mỹ trong độ tuổi từ 9 – 26 chưa tiếp xúc với 4 týp HPV đã cho thấy vaccin có hiệu quả gần như 100% trong việc phòng ngừa bệnh gây ra bởi 4 týp HPV, bao gồm tiền ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và u sùi sinh dục. Kết quả cũng cho thấy vaccin kém hiệu quả hơn ở những phụ nữ nhiều tuổi hoặc đã nhiễm với một trong 4 týp HPV, đã bị bệnh u sùi sinh dục, tiền ung thư hay ung thư do HPV.
Các thử nghiệm của cervarix trên 1.100 phụ nữ Nam Mỹ, Brazil; 660 phụ nữ Đức và Ba Lan cũng cho thấy hiệu quả phòng ngừa HPV là rất cao, thậm chí còn có bằng chứng cho thấy tác dụng phòng ngừa các týp HPV ngoài 16 và 18 như týp 31 và 45. Ở lứa tuổi từ 15 – 25, hiệu quả của vaccin là 100% trong vòng 12 tháng và tác dụng kéo dài 4 năm rưỡi sau đó
Tuy nhiên, cả hai loại vaccin này đều có những hạn chế nhất định. Hạn chế đầu tiên phải nhắc đến là không phòng ngừa được tất cả các týp HPV trong khi hai týp 16, 18 chỉ là nguyên nhân gây nên 70% ca ung thư vì thế không ngăn ngừa được tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung và u sùi sinh dục. Điều này cũng có nghĩa là dù đã tiêm vaccin, phụ nữ vẫn phải được tầm soát ung thư bởi xét nghiệm phát hiện (xét nghiệm Papmears) định kỳ và cũng không ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Vì thế việc bảo vệ không tiếp xúc với HPV và bệnh lây qua đường tình dục vẫn là vấn đề quan trọng.
Đối tượng tiêm vaccin
Theo chỉ định của nhà sản xuất, gardasil được dùng cho phụ nữ từ 9 – 26 tuổi và cervarix dùng cho phụ nữ từ 10 – 45 tuổi. Có hai lý do để đưa ra chỉ định này là vaccin mới được thử nghiệm trên nhóm đối tượng phụ nữ ở độ tuổi này và hiệu quả của vaccin ở nhóm tuổi này là cao nhất. Trên thực tế, các kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, ở độ tuổi cao hơn (trên 26 tuổi với gardasil và trên 45 tuổi với cervarix) thì hiệu quả tác dụng giảm đi. Nói như vậy không có nghĩa là ở độ tuổi cao hơn thì vaccin không có hiệu quả mà chỉ là hiệu quả giảm đi. Trong khi nguy cơ ung thư cổ tử cung do HPV gây ra không giới hạn ở độ tuổi nào thì việc ngăn ngừa bằng vaccin ở tất cả các phụ nữ còn hoạt động tình dục là cần thiết. Hơn nữa, vaccin loại này không gây độc hại cho cơ thể.
Hiện nay, nhiều phụ nữ băn khoăn là đã nhiễm HPV có nên tiêm vaccin hay không? Và có phải làm xét nghiệm trước khi tiêm phòng hay không?
Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học trên thế giới, hiệu quả phòng ngừa của vaccin sẽ là tuyệt đối nếu người phụ nữ đó chưa có quan hệ tình dục, chưa có hoặc hiện tại không nhiễm HPV. Nhưng như trên đã nói, HPV có hàng trăm týp mà xét nghiệm hiện tại mới chỉ phát hiện là có nhiễm HPV hay không chứ chưa chỉ điểm ra được là nhiễm týp nào. Mặt khác, các vaccin hiện có lại có hiệu quả phòng ngừa với các týp gây bệnh phổ biến nhất. Vì thế, ngay cả khi kết quả xét nghiệm là dương tính với HPV thì chưa chắc đó đã là các týp HPV gây bệnh hoặc tất cả các chủng HPV. Việc tiêm vaccin khi đó được cho là vẫn có hiệu quả (tuy không tuyệt đối) với các týp HPV khác và như vậy vẫn có hiệu quả phòng ngừa. Ngoài ra, cần nói thêm rằng, việc làm các xét nghiệm nên được xem là công việc thường xuyên định kỳ đối với phụ nữ ở độ tuổi có hoạt động tình dục cho dù đã tiêm hay chưa tiêm vaccin. Bởi lẽ hiệu quả của vaccin đối với các týp kể trên có thể là 100% nhưng cũng mới chỉ ngừa được 70% số ca ung thư chứ chưa phải là tuyệt đối và hiệu quả này chỉ kéo dài 4 – 5 năm trong điều kiện tiêm đủ 3 mũi theo phác đồ.
Và cuối cùng, nên gọi hai vaccin này là gì? Trong các y văn hiện có trên thế giới, người ta có thể gọi theo hai cách: vaccin ngừa ung thư cổ tử cung hoặc vaccin ngừa HPV. Cả hai cách gọi này đều không sai nếu như chúng ta hiểu đúng về tác dụng của chúng.
ThS. Hải Nam