Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) là gì?
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục là bệnh có
thể lây từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục “không
bảo vệ” bằng đường âm đạo, hậu môn và miệng. Nếu bạn có quan hệ tình
dục, chỉ có một cách duy nhất giúp bạn tránh khỏi các bệnh lây truyền
qua đường tình dục là quan hệ tình dục an toàn – nghĩa là quan hệ tình
dục sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. Nếu bạn không
sử dụng bao cao su bạn sẽ có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
Không phải chỉ người có nhiều bạn tình mới bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không phân
biệt tuổi tác, giới tính, hay tình trạng hôn nhân (có gia đình/chưa có
gia đình). Việc có quan hệ tình dục làm bạn có nguy cơ lây nhiễm các
bệnh lây truyền. Tuy nhiên, rất nhiều các bệnh lây truyền qua đường tình
dục khi đã mắc phải không biểu hiện triệu chứng rằng bạn đã bị nhiễm
bệnh.
Biểu hiện của một số bệnh lây truyền qua đường
tình dục chỉ đơn giản là bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, một số thì làm
bạn tăng nguy cơ bị ung thư và vô sinh, và một số bệnh lây truyền khác
như Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), sẽ cướp đi sinh mạng
của bạn. Tại các trung tâm Marie Stopes International chúng tôi sẽ giúp
bạn học cách tự bảo vệ bản thân để tránh các bệnh lây truyền qua đường
tình dục.
Làm thế nào để tránh khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục?
- Không nên quan hệ tình dục với người không dùng bao cao su mà lại có tiêm chích hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Chỉ sử dụng các chất bôi trơn dạng gel hay dầu như dầu K-Y. Các loại chất bôi trơn khác có thể làm rách bao cao su
- Không nên quan hệ tình dục với nhiều người.
Bạn càng có nhiều bạn tình thì khả năng lây nhiễm các bệnh lây truyền
qua đường tình dục càng cao
- Chắc chắn rằng bao cao su chùm kín hết toàn
bộ dương vật. Nếu bao cao su không chùm kín hết dương vật thì nó sẽ
không bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Hàng năm, bạn hãy đến trung tâm Marie Stopes
International để xét nghiệm tế bào phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và
kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục (hoặc có thể đến thường
xuyên hơn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ). Việc điều trị sớm có thể giúp bạn
thoát khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và làm giảm lây nhiễm
cho những người khác
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa khỏi được không?
Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục có
thể chữa khỏi được và tốt nhất nếu như bạn bị mắc loại bệnh này thì nên
chữa trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên đối với một số loại lây nhiễm như
HIV/AIDS và hec-pet sinh dục, thì cho đến nay, tuy chưa có thuốc chữa
khỏi được hoàn toàn, nhưng có thuốc làm giảm triệu chứng và giúp ngăn
ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh. Nếu không được chữa trị kịp
thời, một số bệnh có thể gây ra đau đớn hoặc khó chịu cho người mắc
phải, thậm chí chúng có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây vô sinh và
có thể làm lây lan sang người khác.
Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh?
Không phải tất cả những người bị mắc các bệnh lây
truyền qua đường tình dục đều có biểu hiện hay triệu chứng. Đôi khi dấu
hiệu không xuất hiện trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, và đôi khi hoàn
toàn không có dấu hiệu gì cả, nhưng bạn vẫn bị nhiễm bệnh và có thể làm
lây lan sang bạn tình. Nếu bạn có một trong số các biểu hiện sau đây bạn
cần đi khám ngay:
- Âm đạo ra nhiều khí hư bất thường
- Dương vật chảy mủ
- Bị đau hoặc rát khi đi tiểu
- Bị ngứa, mẩn đỏ, nổi cục hay phồng giộp xung quanh cơ quan sinh dục hoặc hậu môn
- Bị đau hoặc ra máu trong khi quan hệ tình dục
- Bị ra máu bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt (kể cả những phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai bằng hóc-môn)
- Bị ra máu sau khi quan hệ tình dục
- Bị đau ở tinh hoàn hay ở bụng dưới
Thậm chí nếu bạn không thấy có dấu hiệu hay triệu chứng gì, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn hay kiểm tra, nếu:
- Bạn có quan hệ tình dục không bảo vệ với bạn tình mới
- Bạn hoặc bạn tình của bạn có quan hệ tình dục với người khác mà không sử dụng bao cao su
- Bạn tình của bạn có triệu chứng bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Bạn có kế hoạch sinh con và có nguy cơ đã bị nhiễm bệnh
Tôi sẽ được xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như thế nào?
Xét nghiệm cho cả phụ nữ và nam giới đều được tiến hành như sau:
- Kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài, miệng, hậu môn, trực tràng và da của bạn để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm bệnh
- Thử nước tiểu
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm tế bào niệu đạo (là ống mà qua đó
nước tiểu đi ra ngoài) và kiểm tra xem có bất kỳ sự đau đớn hay phồng
giộp nào không
- Xét nghiệm tế bào trong họng và trực tràng. Điều này ít xảy ra
Đối với phụ nữ thì có thể xét nghiệm thêm:
- Xét nghiệm tế bào âm đạo và cổ tử cung
- Khám cơ quan sinh sản
Các câu hỏi thường được hỏi về các bệnh lây truyền qua đường tình dục
AIDS và HIV
Bệnh AIDS và HIV là gì?HIV
(Vi rút suy giảm miễn dịch ở người) là một loại vi rút phá hủy hệ thống
miễn dịch của cơ thể. Khi một ai đó bị AIDS (Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải) điều đó có nghĩa là họ đã có HIV ( HIV dương tính ) và sẽ
kéo theo một số các bệnh nguy hiểm khác. HIV có thể bị lây truyền thông
qua quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với một người bị nhiễm
HIV. HIV chỉ có thể lây truyền thông qua dịch tiết ở người và thông qua
đường máu ví dụ như thông qua quan hệ tình dục, tiêm chích hay lây
truyền từ mẹ sang con lúc mang thai.
Làm sao để biết được mình bị nhiễm HIV/AIDS?Bạn
không thể tự biết được mình đang bị nhiễm bệnh. Cách duy nhất để biết
rõ mình có bị nhiễm bệnh hay không là đi xét nghiệm máu.
Tôi nên làm gì nếu bị mắc HIV/AIDS?Cho
đến nay, chưa có loại thuốc nào chữa khỏi được bệnh HIV/AIDS nhưng các
liệu pháp kết hợp mới sẽ làm cải thiện việc kiểm soát bệnh.
Bệnh Chlamydia
Bệnh Chlamydia là gì?Là
một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp ở giới trẻ. Bệnh do
một loại vi khuẩn gây ra, nếu không được chữa trị sẽ gây ra bệnh viêm
tiểu khung (sẽ gây ảnh hưởng tới khu vực khung chậu của bạn và thậm chí
có thể gây vô sinh cả ở nam và nữ).
Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh Chlamydia? 15
- 20% trường hợp mắc bệnh sẽ biểu hiện triệu chứng sau khi bị mắc bệnh
từ 5-10 ngày. Còn lại, HẦU HẾT những người bị mắc bệnh thường không có
biểu hiện gì cả.
Làm thế nào để chữa khỏi bệnh Chlamydia? Sau khi xét nghiệm cho kết quả bạn bị nhiễm Chlamydia, bạn có thể bắt đầu sử dụng thuốc kháng sinh
Bệnh mụn cóc ở cơ quan sinh sản
Bệnh mụn cóc là gì?Mụn
cóc là những cục thịt nhỏ. Chúng mọc xung quanh cơ quan sinh dục và
bệnh do một loại vi rút gây ra được gọi là vi rút u nhú ở người (HPV).
Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh mụn cóc? Khi
mắc bệnh thường không có triệu chứng gì, hoặc có thể mụn cóc mọc bên
trong âm đạo (thường là trong tử cung) vì vậy bạn sẽ không thể nhìn
thấy. Nếu mụn cóc mọc ở bên ngoài có thể gây ngứa nhưng thường thì không
đau.
Làm thế nào để chữa khỏi bệnh mụn cóc? Trong
nhiều trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự đào thải bệnh sau 6
tháng. Tuy nhiên những mụn cóc to có thể nhìn thấy thì cần được chữa trị
bằng cách bôi một loại thuốc đặc hiệu. Nếu mụn cóc vẫn không mất đi,
bạn có thể dùng loại thuốc mạnh hơn. Đôi khi, có thể chữa khỏi mụn cóc
bằng cách làm đông cứng hoặc đốt mà không gây đau đớn.
Bệnh do vi-rút hec-pét sinh dục
Bệnh hec-pet sinh dục là gì?Có
2 loại vi rút hec-pét có thể gây giộp nhỏ và đau. Vi rút Hec-pét (HSV)
típ 1 thường gây ra lở loét và vi rút hec-pét típ 2 gây đau ở bộ phận
sinh dục. Vi rút Hec-pét típ 1 lây truyền khi hôn nhau trong khi đó vi
rút Hec-pét típ 2 lây lan qua đường tình dục. Mặc dù vậy, vi rút Hec-pét
típ 1 có thể trở thành vi rút Hec-pét típ 2 thông qua tình dục bằng
đường miệng.
Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh Hec-pét sinh dục? Xuất hiện các mụn nước nhỏ gây đau.
Làm thế nào để chữa khỏi bệnh Hec-pét sinh dục? Chưa có cách nào chữa khỏi được bệnh Hec-pét hoàn toàn.
Chẩn đoán bệnh Hec-pét sinh dục như thế nào? Có
thể lấy mẫu đi kiểm tra, hoặc bác sĩ chỉ cần nhìn và phát hiện ngay ra
bệnh. Nên nhớ rằng, bệnh hec-pét là một loại bệnh có mức độ lây lan rất
cao do đó trong thời gian phát bệnh nên tránh quan hệ tình dục và tránh
hôn (nếu bạn bị lở loét). Có thể chữa trị bằng cách tắm với muối và hoặc
sử dụng thuốc đặc trị.
Bệnh lậu
Bệnh lậu là gì? Bệnh
lậu là một loại bệnh do vi khuẩn gây ra. Sự nguy hiểm của loại bệnh này
là, nếu không được chẩn đoán bệnh có thể gây viêm tiểu khung và gây vô
sinh. Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh lậu? 5
trong 6 trường hợp mắc bệnh thường không biểu hiện triệu chứng gì. Tuy
nhiên, triệu chứng có thể xảy ra là chảy mủ và cảm giác đau rát khi đi
tiểu.
Làm thế nào để chữa khỏi bệnh lậu?
Sử dụng thuốc kháng sinh.
Bệnh giang mai
Bệnh giang mai là gì? Là một bệnh do vi khuẩn gây ra, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh giang mai? Bạn thấy đau ở cơ quan sinh dục và bị nổi mẩn đỏ. Khi không được chữa trị các triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Làm thế nào để chữa khỏi bệnh giang mai?Bệnh giang mai có thể chữa khỏi bằng một đợt thuốc kháng sinh.
Bệnh rận mu
Bệnh rận mu? Rận mu là loại rận nhỏ có thể lây lan qua hoạt động hệ tình dục hoặc quan hệ gần gũi (ga trải giường, khăn tắm, v.v..)
Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh? Bạn sẽ bị rất ngứa xung quanh vùng mu.
Làm thế nào để chữa khỏi bệnh? Thường
thì bác sĩ có thể cho bạn biết bạn có bị bệnh hay không và nếu bạn bị
bệnh bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn sử dụng một loại kem để chữa trị chúng.
Bệnh trùng roi trichomonas
Bệnh trùng roi trichomonas là gì? Là bệnh gây ảnh hưởng tới âm đạo, tử cung, niệu đạo và bàng quang.
Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh trùng roi trichomonas?Đối
với phụ nữ nếu mắc bệnh sẽ thấy mủ màu hơi xanh - vàng và có mùi khó
chịu, bị ngứa ở âm đạo và bị đau rát khi đi tiểu. Còn đối với đàn ông
thì không có triệu chứng gì cả.
Làm thế nào để chữa khỏi bệnh trùng roi trichomonas? Bạn cần xét nghiệm tế bào và sử dụng thuốc kháng khuẩn.
Bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B là gì? Là một loại bệnh nguy hiểm gây viêm gan, bệnh lây do vi rút khi quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc giao hợp qua đường âm đạo.
Làm sao để biết được mình bị mắc bệnh viêm gan B? Thường thì khi mắc bệnh bạn không có triệu chứng gì, tuy nhiên nên để ý đến những mệt mỏi bất thường..
Làm thế nào để chữa khỏi bệnh? Không
có cách chữa trị nào thực sự hiệu quả, nhưng trong một số trường hợp cơ
thể của bạn có thể tự chống lại được vi rút này và bạn khỏi bệnh.
Xét nghiệm tế bào phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?
Xét nghiệm tế bào phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
là xét nghiệm mà y tá/bác sỹ sẽ lấy tế bào trong cổ tử cung để xét
nghiệm xem chúng có bình thường không. Tế bào không bình thường có thể
gây ra bệnh ung thư. Việc thực hiện xét nghiệm tế bào phát hiện sớm ung
thư cổ tử cung là vô cùng quan trọng bởi có thể phát hiện sớm các tế bào
lạ và giúp bạn chữa trị sớm.
Viêm nhiễm đường sinh sản là gì (RTI)?
Viêm nhiễm đường sinh sản được định nghĩa là bất
kỳ bệnh viêm nhiễm nào liên quan đến cơ quan sinh sản. Bao gồm 3 loại
viêm nhiễm sau đây:
- Viêm nhiễm cơ quan sinh sản trong. Là hậu quả của
sự phát triển quá mức của các vi khuẩn thường ở bên trong âm đạo. Bệnh
có thể dễ
dàng chữa khỏi được.
- Viêm nhiễm do điều trị. Viêm nhiễm này do
lây truyền từ các thủ thuật lâm sàng không đảm bảo vệ sinh gây ra, ví dụ
như nạo phá thai, đặt vòng hay sinh đẻ.
- Viêm nhiễm qua đường tình dục (STIs) Xem phần trên
Mặc dù các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản ảnh
hưởng tới cả phụ nữ và nam giới, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng phụ
nữ dễ bị mắc bệnh hơn nam giới và khi đã bị mắc bệnh thì phụ nữ cũng
dường như ít muốn tìm kiếm cách chữa trị hơn nam giới. Hơn nữa, ở phụ nữ
khi đã xảy ra biến chứng thì cũng nghiêm trọng hơn nam giới và thậm chí
có thể lây truyền sang con nếu người phụ nữ đó đang trong thời gian
mang thai.
Các triệu chứng khi bị mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục và các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản thường rất khác
nhau. Bạn không thể nhận biết được nếu có ai đó bị mắc bệnh lây truyền
qua đường tình dục và những người khi đã mắc bệnh mà không có triệu
chứng gì thì thường truyền bệnh sang cho người khác một cách vô thức.
Đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục, việc khám phụ khoa là rất
quan trọng để phát hiện bệnh sớm (nếu có). |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét