Virus sốt mò do bọ chét không phải là căn nguyên bệnh viêm da lạ'
Làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi tối 26/4, các chuyên
gia thuộc Bộ Y tế cho rằng virus Ricketsia gây bệnh sốt mò bọ chét phát
hiện trong một số mẫu máu bệnh nhân viêm da lạ, chỉ là một trong những
tác nhân gây bệnh.
> Bệnh viêm da lạ vượt tầm kiểm soát Quảng Ngãi/ Bệnh viêm da lạ dương tính với virus 'sốt mò do bọ chét'
Hai ngày trước, trong một cuộc làm việc
với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho biết đoàn công
tác của Bộ Y tế thông báo có 14 trong số 26 mẫu máu lấy từ bệnh nhân
viêm da ở huyện Ba Tơ dương tính với virus Ricketsia - virus gây bệnh
sốt mò do bọ chét. Tối 26/4, trao đổi với lãnh đạo tỉnh, Cục trưởng Y
tế dự phòng, Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình cho rằng: "Hội chứng viêm da lạ
dương tính với virus Ricketsia là thông tin ban đầu để các nhà chuyên
môn tham khảo, vì virus này không phải căn nguyên mà là một trong những
tác nhân gây bệnh".
Theo ông Bình, các chuyên gia tiếp tục
tìm hiểu và xác định nguyên nhân gây bệnh viêm da lạ. Dự kiến ngày
26/4, đoàn công tác Bộ Y tế sẽ chia thành 4 tổ bắt đầu hai ngày khảo
sát thực địa tại xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ. Ngày 28/4, Bộ trưởng
Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ thị sát vùng bệnh và làm việc với lãnh đạo
tỉnh Quảng Ngãi để bàn giải pháp ngăn chặn hội chứng lây lan.
PGS-TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám, thu thập thông tin tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ(Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín |
Trước mắt, bác sĩ Nguyễn Xuân Mến, Phó
Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi đề xuất Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị
phù hợp hơn do đã điều chỉnh bổ sung phác đồ điều trị lần 2 của Bộ
nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.
Tính đến ngày 25/4, số người mắc bệnh viêm da lạ tại
Quảng Ngãi đã lên đến 176 người, trong đó đó 8 trường hợp tử vong tại
các cơ sở y tế và 11 bệnh nhân qua đời ở nhà.
Theo bác sĩ Mến, có đến 73% trường hợp bệnh nhân làm
ruộng, 20% là học sinh. Sự lây lan từ nguồn bệnh đến người rất cao, có
gia đình có đến 5 người ốm. 60% bệnh nhân tái phát. Mùa mưa nhiều bệnh
nhân hơn mùa khô. 100% trường hợp bệnh nhân viêm da bàn tay bàn chân
đều tăng men gan. 20% số mẫu máu lấy từ người bình thường tại xã Ba
Điền có kết quả men gan cao.
PGS-TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu
Trung ương cho biết Bộ Y tế đang tổng hợp ý kiến để kết luận sơ bộ
về nguyên nhân gây bệnh và đang tìm một phác đồ điều trị mới.
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết gây bệnh
viêm da lạ như có thể do nguồn nước, thực phẩm; nhiễm hóa chất độc hại,
côn trùng hoặc ảnh hưởng môi trường… Tuy nhiên, phần lớn có chung nhận
định có thể đây không phải là bệnh truyền nhiễm mà do nhiễm asen - một
loại độc tố rất có hại cho con người.
Trí Tín
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét