Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Tạo hình âm đạo, nên hay không nên?

Tạo hình âm đạo, nên hay không nên?In bài viết này

Những thông tin dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn nếu có ý định hoặc đang chuẩn bị thực hiện tạo hình âm đạo.
1. Phẫu thuật thu gọn âm đạo là gì?

- Là một thủ thuật tạo hình nhằm phục hồi lại cấu trúc giải phẫu và chức năng của âm đạo.

2. Tại sao lại phải phẫu thuật tạo hình lại âm đạo

- Về mặt giải phẫu: âm đạo là một cấu trúc hình ống nối từ âm hộ đến cổ tử cung, cấu tạo từ các lớp cơ vòng xung quanh và niêm mạc ở phía trong

- Chức năng:

  + Là nơi tiếp nhận và gây cảm hứng cho dương vật trong quá trình giao hợp.
  + Tiếp nhận và dẫn tinh trùng vào trong tử cung trong quá trình thụ thai
  + Dẫn kinh nguyệt ra ngoài.

Tuy nhiên đối với phụ nữ, ống âm đạo cũng là một nơi kích thích tình dục, đó là điểm G (G Spot). Ngoài ra, các vùng gây cảm hứng tình dục chính là cửa mình, giữa cửa mình và hậu môn.

Như vậy, khi cơ vòng ống âm đạo bị dãn rộng ra, các sợi cơ này bị rách, đứt trong lúc rặn đẻ, do sai sót trong khâu vá tầng sinh môn, sa tử cung... mà ống âm đạo mất khả năng đàn hồi, thì người phụ nữ không còn có thể tự điều khiển các cơn co thắt âm đạo theo ý muốn nữa. Tình trạng này thường diễn ra ở những phụ nữ lớn tuổi, sau khi sinh nở nhiều lần và liên tiếp.

Ống âm đạo nở rộng làm người phụ nữ không còn cảm giác thích thú khi giao hợp. Đối với người hôn phối thì lại càng tệ hơn, dương vật không còn được ống âm đạo ôm siết chặt vì các cơ vòng đã mất hết tính năng đàn hồi, và luồng thần kinh dẫn truyền cho sự co thắt cũng không còn hoạt động hiệu quả nữa, chất nhờn âm đạo không còn tiết ra làm cho âm đạo khô, giao hợp trở nên rát, đau đớn, chảy máu cho cả hai. Kết quả làm cho cả hai dễ mất hứng thú, hay sợ khi quan hệ. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ vợ chồng, hạnh phúc gia đình.

3. Chỉ định phẫu thuật cho những trường hợp nào

- Các trường hợp ống âm đạo rộng do sinh đẻ nhiều lần, liên tiếp.

- Các trường hợp ống âm đạo rộng ở người trẻ, ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng.

- Các trường hợp sai lệch cấu trúc do phục hồi sau chửa đẻ, phẫu thuật vùng tầng sinh môn, sa tử cung.

- Các trường hợp tổn thương âm đạo do chấn thương, tai nạn...

4. Trường hợp nào không nên phẫu thuật?

- Trong quá trình mang thai, các bộ phận của cơ quan sinh dục đều nở to dần và khi thai phụ sinh con chúng dãn, nở to hơn gấp 2- 3 lần bình thường. Do vậy, không nên thu hẹp âm đạo ngay sau khi đẻ. Chỉ nên phẫu thuật thu hẹp âm đạo sau đẻ 2 - 3 tháng, khi đó các cấu trúc giải phẫu đều trở về bình thường.

- Các trường hợp đang trong ngày có kinh nguyệt.

- Các trường hợp bị nhiễm khuẩn, nấm bộ phận sinh dục

- Các trường hợp bị bệnh mãn tính: lao, đái tháo đường, bệnh tim mạch...

- Các trường hợp bất thường về tâm lý.

5. Phẫu thuật được thực hiện như thế nào

- Mục đích của phẫu thuật là tăng trương lực cơ thành âm đạo bằng cách thu gọn cơ và hỗ trợ các mô xung quanh. Do vậy, chỉ có các bác sĩ chuyên khoa sản và tạo hình thẩm mỹ mới có khả năng chuyên môn để thu hẹp âm đạo đúng vị trí, đảm bảo âm đạo sau phẫu thuật được thu hẹp gần như khi còn trẻ, nhưng vẫn có thể dãn nở tốt trong quan hệ. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp chị em đi thu hẹp ở một số cơ sở, do thu hẹp sai vị trí gây nên tình trạng dương vật không thể đưa vào trong được vì cửa vào hẹp mà không dãn nở được, hay có những trường hợp bị rách do người chồng cố đưa dương vật vào trong.

- Phẫu thuật thu hẹp bao gồm: loại bỏ các cơ bị dãn rộng ở thành sau âm đạo cùng niêm mạc âm đạo thừa. Các sẹo xấu vùng này cũng được loại bỏ đồng thời.

- Ngoài ra các tình trạng phì đại môi bé có thể cũng được sửa cùng lúc, để đưa toàn bộ ‘’diện mạo’’ về giai đoạn của tuổi 20 - 25.

6. Thời gian thực hiện mất bao lâu?

- Thời gian thực hiện phẫu thuật kéo dài 30 - 60 phút, tùy thuộc vào mức độ dãn, rộng của âm đạo.

7. Có biến chứng gì không?

- Đây là một vùng được cấp máu nuôi dưỡng tốt, do vậy quá trình bình phục sau mổ rất nhanh, vết thương mau liền sẹo, khả năng chống nhiễm trùng rất tốt. Tuy vậy, cũng có nguy cơ cao gây nhiễm trùng toàn thân nếu vùng này bị nhiễm khuẩn, đặc biệt đây là vùng tương đối nhạy cảm. Các biến chứng thường gặp khi tạo hình vùng này là:

      + Đau nhẹ tại chỗ 2-3 ngày đầu (uống thuốc giảm đau sẽ hết).
      + Chảy máu do khâu cầm máu không tốt.
      + Nhiễm trùng tại chỗ dẫn đến chậm liền vết thương, do công tác vô khuẩn trong mổ không tốt hay do vệ sinh, chăm sóc sau mổ không đúng hướng dẫn.
      + Tạo hình sai vị trí gây hẹp hoàn toàn không dãn nở được trong quan hệ (do kỹ thuật sai).
      + Tổn thương thông âm đạo trực tràng do không hiểu biết giải phẫu hay kỹ thuật thô bạo.

Ngoài ra có thể gặp rối loạn tiểu tiện trong vài ngày đầu do thuốc tê, khâu kéo gây kích thích bàng quang trực tràng.

8. Có cần gây mê khi phẫu thuật không?

- Mặc dù đây là vùng nhạy cảm, dễ gây đau nhưng thủ thuật này chỉ cần gây tê tại chỗ. Bạn chỉ đau một chút khi gây tê, sau đó bạn hoàn toàn cảm thấy thoải mái trong khi bác sĩ phẫu thuật. Việc gây mê là không cần thiết.

9. Kinh phí phẫu thuật bao nhiêu

- Tùy mức độ rộng hay rất rộng, có chỉnh sửa bên ngoài kèm theo không. Tổng chi phí khoảng 4-6 triệu đồng.

10. Có phải nằm viện sau phẫu thuật không?

- Sau phẫu thuật 10 - 15 phút bạn có thể ra viện, đi lại bình thường. Bạn không phải nghỉ dưỡng.

- Tránh hoạt động mạnh trong 1-2 tuần đầu.

11. Sau phẫu thuật bao lâu thì có thể sinh hoạt vợ chồng được?

- Sau phẫu thuật 6 - 8 tuần bạn có thể sinh hoạt vợ chồng lại bình thường

Thời điểm thai phụ cần kiêng "chuyện ấy"


 
Thời điểm thai phụ cần kiêng "chuyện ấy"
Làm "chuyện ấy" như thế nào khi mang bầu để vừa an toàn cho bé lại vừa trải nghiệm được những thăng hoa trong đời sống vợ chồng là điều mà tất cả cặp đôi đều rất quan tâm.
Mỗi người phụ nữ có thể đón nhận vai trò bà bầu một cách khác nhau. Người thì vật vã vì lo lắng và mệt mỏi, người lại khỏe khoắn như không. Người thì xấu đi, người thì đẹp ra. Người thì hạnh phúc tràn trề, có người lại rơi vào trầm cảm. Nhưng dù thế nào thì họ cũng rất cần được yêu thương, vỗ về, âu yếm và trong chuyện chăn gối vợ chồng thì quan hệ như thế nào để vừa an toàn cho bé lại vừa trải nghiệm được những thăng hoa trong đời sống vợ chồng cũng là điều mà họ rất quan tâm.
Điều đầu tiên có thể khẳng định là chuyện chăn gối không ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi nếu bạn có một thai kỳ hoàn hảo. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt chú ý trong những trường hợp sau:
Ảnh minh họa
Hạn chế “chuyện ấy” khi
Thai phụ cần hạn chế chuyện ấy trong suốt thời gian mang thai. Có nghĩa là trong thời gian mang thai bạn không nên quan hệ vợ chồng quá nhiều, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi. Tuy nhiên thời gian mang thai bạn nên hạn chế như thế nào thì điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nhu cầu và các điều kiện cũng như khả năng của mỗi thai phụ. Nhìn chung, tất cả các thai phụ nên hạn chế chuyện ấy so với thời điểm trước khi mang thai, đặc biệt là vào 3 tháng đầu và 2 tháng cuối của thai kỳ.
Tạm ngừng “chuyện ấy” khi
Có những thai phụ may mắn, không có dấu hiệu gì đặc biệt khi bắt đầu mang thai nhưng nhiều người lại bị ốm nghén thật vất vả. Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, người lao đao và có đôi lúc nằm bẹp trên giường, không ăn uống được gì làm cho thai phụ xuống sức một cách trầm trọng. Vì quá mệt, mùi gì cũng sợ nên sợ luôn cả “chuyện” vợ chồng. Nếu thấy sức khỏe vợ quá yếu, hai vợ chồng cần “tạm ngừng” để người phụ nữ cảm thấy nhẹ nhõm hơn và dành thời gian để chăm sóc, an dưỡng, phục hồi sức khỏe.
Nếu trong thời gian người vợ mang thai mà vợ hoặc chồng có dấu hiệu chớm mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thì vợ chồng cần tạm dừng chuyện ấy để cả hai vợ chồng đi khám và điều trị đến khi nào kết quả khám của bác sỹ là vợ chồng bạn hoàn toàn âm tính với những loại bệnh trên thì vợ chồng mới có thể quan hệ trở lại.
Không nên làm “chuyện ấy” khi
Nhiều phụ nữ mang thai có hiện tượng chảy máu âm đạo, đau bụng, rò rỉ ối do cổ tử cung không đóng chặt. Những trường hợp này nên gặp bác sỹ để theo dõi. Và bác sỹ thường khuyến cáo vợ chồng không nên sinh hoạt tình dục. Thậm chí, thai phụ không nên đi lại, làm việc nặng, hoạt động mạnh. Những trường hợp này đứng trước nguy cơ sảy thai cao nên họ cần chú ý tránh cử động và cảm xúc mạnh. Không nên chủ quan với những hiện tượng này. Sau 3 tháng nếu cơ thể người vợ đã ổn định, thai kỳ không còn đem lại khó khăn gì, thai nhi phát triển tốt thì thai phụ cần đi khám và hỏi bác sỹ xem trường hợp của mình đã có thể “quan hệ vợ chồng” trở lại chưa?
Những lưu ý khi làm “chuyện ấy”
- Việc sinh hoạt tình dục phải do người phụ nữ hoàn toàn quyết định. Nhu cầu và cảm nhận tình dục của phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể tăng hoặc giảm do thay đổi về hoóc môn, sức khoẻ, tâm lý. Nếu người vợ muốn thì hãy quan hệ tình dục, còn không muốn thì đừng cố chiều chồng.
- Trước và sau khi quan hệ, cả hai vợ chồng cần vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục. Đặc biệt là người chồng phải đảm bảo vệ sinh sẽ và không có viêm nhiễm sinh dục để tránh viêm nhiễm cho vợ, cũng là bảo vệ cho con. Tốt nhất bạn nên dùng bao cao su.
- Trong thời gian mang thai, vợ chồng bạn cần chú ý không nên xuất tinh vào trong âm đạo.
- Khi quan hệ mà xuất hiện những bất thường như: xuất huyết âm đạo hay cảm giác khó chịu… thì tốt nhất vợ chồng bạn ngưng quan hệ và hỏi ý kiến bác sĩ

Thai nghén

Dở khóc dở cười vì vợ nghén...
Nghén là một hiện tượng bình thường và tự nhiên mà hầu hết người phụ nữ nào cũng sẽ phải trải qua. Tuy nhiên nói về chuyện ốm nghén thì mỗi “bà bầu” lại có những câu chuyện bi hài rất khác nhau, trong đó “nghén sex”, “nghén chồng” dường như là những chuyện vô cùng độc đáo.

Khi chồng dở khóc dở cười vì vợ… “nghén sex”


Khi mang thai, những thay đổi về hoocmon có thể khiến cho nhiều bà bầu ngại gần gũi chồng, nhưng lại cũng có thể làm cho một vài người khác tăng ham muốn một cách rõ rệt. Đây là thời kỳ mà họ cảm thấy dễ bị kích thích và khi quan hệ thì dễ đạt được khoái cảm nhất. Do đó có nhiều bà bầu bị “nghén sex”, lúc nào cũng có nhu cầu gần gũi chồng, đến mức các đức lang quân trở nên bơ phờ vì chiều vợ và cũng cảm thấy không được thoải mái vì lo ngại cho em bé trong bụng mẹ…
Nói về chuyện ốm nghén thì mỗi “bà bầu” lại có những câu chuyện bi hài rất khác nhau, trong đó “nghén sex”, “nghén chồng” dường như là những chuyện vô cùng độc đáo


Chị Nguyễn Thanh Mai (Tam Trinh – Hà Nội) vừa vui mừng khi biết tin mình đã mang thai được hơn 5 tuần. Không giống nhiều chị em, giai đoạn này cứ ăn vào là nôn, người mệt mỏi, hay cáu gắt, chị Mai ăn uống bình thường, ngủ đủ giấc và tỏ ra rất khỏe mạnh. Cả nhà ai cũng vui mừng vì bà bầu không phải khổ sở vì ốm nghén và những người thân cũng không phải quá tập trung vào chăm sóc bà bầu.

Tuy nhiên, có một điều mà chỉ có hai vợ chồng anh chị mới biết, đó là từ ngày chị Mai mang bầu cũng là lúc mà chồng chị phải lao lực nhiều hơn. Không thèm ăn chua, cũng không thèm các món ăn đột xuất mà chị Mai chỉ… thèm sex. Lúc nào chị cũng bị kích thích và chỉ cần nhìn thấy chồng là muốn quan hệ. Thậm chí, có hôm chồng chị Mai tranh thủ về nhà buổi trưa ăn cơm rồi nghỉ ngơi cũng phải chiều chuộng, gần gũi vợ. Rồi buổi tối về lại tiếp tục hiệp hai, khiến sức khỏe anh giảm sút, da xanh xao, mặt mũi bơ phờ còn người thì lúc nào cũng mệt mỏi.

Lắm lúc cũng cảm nhận được triệu chứng bất thường của mình, nhưng chị Mai vẫn không thể kìm hãm được bản thân. Còn chồng chị, vừa thương vợ, lại sợ vợ sẽ giận nên cũng âm thầm mà hoàn thành nhiệm vụ. Khi cái thai còn nhỏ thì chuyện ấy còn có thể, nhưng đến tháng thứ 4, thứ 5 thì chuyện gần gũi đó sẽ ảnh hưởng đến đứa con trong bụng, nên nhiều lúc nghĩ cho vợ, nghĩ cho con và một phần nghĩ cho mình, chồng chị Mai đành từ chối khéo.

Nghĩ rằng chồng hết yêu thương mình, chị Mai đâm ra giận dỗi, cáu gắt, không chịu hiểu cho suy nghĩ của chồng. Chị còn tự nhủ với mình rằng, làm như thế chỉ để thỏa mãn chồng, cho chồng đỡ phải tìm đến người khác để giải tỏa, thế mà… chồng lại như vậy. Kết quả là vợ không chịu hiểu chồng, còn chồng nghĩ cho vợ, cho con nên chỉ im lặng chịu đựng đã dẫn đến việc chẳng ai thèm nói với ai câu nào. Chỉ đến khi chị Mai tâm sự chuyện này với bác sỹ và nhận được lời khuyên thì mọi việc mới được giải quyết.
Đau đầu bởi triệu chứng… “nghén chồng”
Nhiều bà bầu cảm thấy mệt mỏi với việc ốm nghén

Thay vì sợ mùi thức ăn hay một thứ gì khác lúc mang thai, chị Phạm Thanh (Hoàng Mai – Hà Nội) lại có triệu chứng “nghén chồng”. Cứ nhìn thấy chồng là chị Thanh thấy sợ, là cảm thấy trong người khó chịu, buồn nôn. Đến mức, chồng chị phải tránh xa chị Mai, đi làm về là vào một phòng riêng để lánh mặt, lúc ăn cơm thì hoặc là bê lên phòng ngồi ăn, hoặc là có người phải đem cho chị Thanh ăn riêng.

Trong một lần có việc gấp, phải chạy vào phòng gặp vợ hỏi ý kiến, vậy mà vừa nhìn thấy mặt anh, chị Thanh đã bịt mồm chạy vào nhà vệ sinh nôn thốc nôn tháo. Đợi vợ giải quyết xong, anh vừa mới mở miệng hỏi thì chị lại tiếp tục ợ rồi xua đuổi anh ra ngoài. Không biết làm thế nào, chồng chị Thanh đành phải ngồi ở phòng này, gọi điện sang phòng bên kia cho vợ.

Bên cạnh đó, không chỉ khi nhìn thấy chồng mà cả khi ngửi thấy mùi trên quần áo của chồng cũng khiến chị Thanh nôn nao. Khi chồng chị đứng bên ngoài nói vọng vào, bảo chị lấy cho vài bộ quần áo rồi để ra ngoài cửa, chị Thanh chạy lại tủ để tìm quần áo cho chồng. Vừa mới cầm cái áo của anh trên tay, một mùi thơm quen thuộc phảng phất bay ra bỗng khiến chị Thanh khó chịu rồi lại chạy vào nhà vệ sinh mà ọe…

Thèm ăn những thứ “oái oăm”

Không giống những triệu chứng như chị Mai, chị Thanh, chị Hồng Hương (Điện Biên Phủ – Hà Nội) lại thèm ăn những thứ rất “oái oăm” trong thời kỳ thai nghén. Nói ra thì thật là khó tin, nhưng món khoái khẩu của chị Hương trong giai đoạn này là thích ăn… giấy hay bóc những mảng sơn tường bị tróc ra để ăn…

Khi chị Hương mang thai đến tháng thứ 3, trong lần tình cờ nhìn đứa cháu đang chơi dưới sàn nhà, cầm mấy tờ giấy tô tô vẽ vẽ, chị Hương bỗng cảm thấy thèm ăn giấy vô cùng. Tự trấn an mình, không được ăn cái thứ vớ vẩn như thế, nhưng cơn thèm khát vẫn không thể nào nguôi ngoai. Đến mức không thể kiềm chế nổi, chị Hương phải giật lấy tờ giấy trên tay đứa cháu rồi cầm nhai ngấu nghiến, khiến cô cháu gái khóc toáng lên. Mẹ chồng nhìn thấy con dâu như vậy cũng kinh hãi mà không biết phải nói gì.

Trong một lần khác, chị Hương đến chơi nhà cô bạn thân. Đang ngồi uống nước thì chị Hương để ý thấy tường nhà bạn mình đang bị bong tróc từng mảng một. Bỗng cơn thèm ăn… tường nổi lên, lợi dụng lúc bạn đi vào trong lấy hoa quả, chị Hương chạy lại bóc từng mảng tường ngồi nhai rau ráu…

Sợ hãi trước những triệu chứng dị thường của vợ mình, chồng chị Hương phải đưa chị đến bác sỹ để khám. Khi biết đấy là những triệu chứng “oái oăm” nhưng lại dễ xảy ra, chồng chị mới yên tâm phần nào. Sau khi nghe lời khuyên và áp dụng những phương pháp mà bác sỹ tư vấn, đến vài tháng sau chị Hương mới “cai” được cơn nghén thèm ăn giấy và tường…
Theo VietNamNet
 
G

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

'Không phải cứ sản phụ tử vong đều do bác sĩ'

'Không phải cứ sản phụ tử vong đều do bác sĩ'

Không phủ nhận sản phụ tử vong do yếu tố chuyên môn, tuy nhiên theo tiến sĩ - bác sĩ Phạm Việt Thanh, nguyên Vụ phó Sức khỏe bà mẹ (Bộ Y tế), cần phân tích một cách khoa học từng trường hợp trước khi đưa ra kết luận.

Nhận định về tình trạng liên tục xảy ra các trường hợp sản phụ tử vong, Tiến sĩ - bác sĩ Phạm Việt Thanh, nguyên Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, tai biến sản khoa dẫn đến tử vong mẹ hoặc con là điều không thể tránh khỏi trong chuyên ngành sản.
Theo ông Vụ phó Sức khỏe bà mẹ trẻ em, tại Việt Nam, tỷ lệ sản phụ tử vong trong thai kỳ và hậu sản khoảng 70 trường hợp trong 100.000 trẻ được sinh ra. Tỷ lệ này phụ thuộc vào từng vùng miền và tỉnh vùng sâu vùng xa có tỷ lệ tử vong cao hơn (khoảng 150 trường hợp trong 100.000 trẻ được sinh ra).
Sản phụ ở Hưng Yên tử vong khiến gia đình nạn nhân phẫn nộ. Ảnh: Hương Nguyên
"Không thể lý giải tại sao tai biến lại xảy ra dồn dập trong thời gian qua. Cũng có thể do chuyên môn của bác sĩ, tuy nhiên không thể quy chụp chung mà cần phải phân tích một cách khoa học từng trường hợp cụ thể để có thể đánh giá", tiến sĩ Thanh nói.
Theo ông Thanh, 3 trường hợp tử vong tại TP HCM sau khi tìm hiểu nguyên nhân thì đều là những tai biến hiếm gặp và khả năng gây tử vong rất cao.
Tiến sĩ Thanh cũng cho biết, trước mắt, Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em đã yêu cầu Sở Y tế của các tỉnh thành có sản phụ tử vong báo cáo từng trường hợp cụ thể để trình Bộ Y tế.
"Tại TP HCM, chúng tôi cũng đã yêu cầu Bệnh viện Từ Dũ tăng cường công tác chỉ đạo tuyến về sản phụ khoa đặc biệt là công tác cấp cứu sản khoa cho các bệnh viện tuyến dưới tại khu vực phía Nam. Cùng với Từ Dũ là Bệnh viện Hùng Vương phối hợp với Trung tâm Sức khỏe sinh sản tổ chức hướng dẫn tập huấn, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tuyến mình phụ trách", ông Thanh nói
Ngoài việc chỉ đạo chuyên môn, Sở Y tế TP HCM cũng yêu cầu Thanh tra Sở kiểm tra, thanh tra thường xuyên liên tục các cơ sở y tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc, cấp cứu sản khoa và sơ sinh.
Nói về các tai biến sản khoa, tiến sĩ Vũ Thị Nhung, nguyên Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, người gắn bó cả đời với ngành sản cho rằng, rất nhiều bệnh lý mà bác sĩ giỏi vẫn không thể xử lý được.
Lấy ví dụ các trường hợp sản phụ bị thuyên tắc ối, thuyên tắc phổi hay các bệnh lý cấp không có biểu hiện trước đó, bà Nhung khẳng định việc cứu sản phụ và thai nhi thành công không phải dễ.
Từ ngày 19/4 đến 29/5, chưa kịp nhìn mặt con, ít nhất sản phụ ở Đồng Nai, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Bắc Ninh và TP HCM đã lần lượt tử vong.
Ngày 19/4 mẹ con sản phụ Mai Thị Lành, 39 tuổi ngụ ở Long Khánh, Đồng Nai, tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Cao su Đồng Nai dù trước đó mẹ trong tình trạng khỏe mạnh. Nguyên nhân được xác định là do bị thuyên tắc ối.
Khẳng định đây là bệnh lý hiếm gặp và tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên theo hội đồng y khoa do Sở Y tế tỉnh Đồng Nai thành lập, nếu sản phụ được chăm sóc theo dõi mạch và huyết áp thường xuyên, đặc biệt là lúc chuyển dạ, rồi mổ lấy thai nhi sớm thì ít ra cũng sẽ cứu được con.
Ngày 20/4, sau hai ngày nhập viện vì có dấu hiệu vỡ ối và chuyển dạ sản phụ Lê Thị Hương (23 tuổi) tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi. Theo gia đình, nhập viện ngày 18/4, Hương được bác sĩ thăm khám xác định thai 37 tuần tuổi. Do chưa đủ ngày nên sản phụ được lưu lại phòng chờ sinh. Đến trưa 19/4, chị Hương khó thở. Các bác sĩ khoa sản hội chẩn với khoa nội tim mạch và quyết định chuyển vào phòng mổ đẻ. Sau đó chị được đưa về phòng hồi sức tích cực và đến sáng 20/4 thì tử vong.
Đại diện Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cho rằng khả năng sản phụ Hương chết do phù phổi cấp và hẹp van tim hai lá. Tuy nhiên theo gia đình, trong quá trình khám thai kỳ, chị Hương không được cảnh báo về bệnh tim. Gia đình cũng bức xúc vì trước đó yêu cầu bệnh viện đẻ mổ nhưng không được đồng ý.
Cùng ngày 20/4, sản phụ sinh năm 1981, trú tại thôn Vân Nội - xã Hồng Tiến - huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên và thai nhi cũng đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên. Chị Hạnh được người nhà đưa vào bệnh viện sáng 19/4 và có hiện tượng chuyển dạ tối cùng ngày. Khoảng 22h, thấy Hạnh có biểu hiện mệt hơn, đau bụng nhiều, gia đình yêu cầu mổ, tuy nhiên bác sĩ cho rằng sản phụ có thể sinh thường.
Sáng 20/4, chị Hạnh sinh bé trai nặng 4 kg, nhưng bé đã tử vong sau đó. Khoảng hơn một giờ sau chị Hạnh trở mệt vì chứng máu không đông. Người nhà ký giấy đồng ý cắt dạ để ngăn chảy máu nhưng dù cấp cứu tích cực, sản phụ vẫn qua đời. Uất ức vì cho rằng nếu cho sinh mổ thì sản phụ và bé không chết, cả nhà chị Hạnh đã lao vào hành hung bác sĩ khiến bệnh viện náo loạn.
Tại Bắc Ninh cũng trong ngày 20/4, chị Loan được gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa Kinh Bắc khi có biểu hiện sắp sinh. Đến 0h30 21/4, chị có hiện tượng tím tái người, sùi bọt mép và được cấp cứu. Tuy nhiên sau khoảng hơn 30 phút sau thì cả hai mẹ con chị Loan đều tử vong.
Ngày 29/4, gia đình sản phụ Ngô Thị Hồng Thu, 30 tuổi ở Hóc Môn, TP HCM cũng đã bức xúc vì cho rằng các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn chậm trễ trong xử trí đã khiến hai mẹ con tử vong. Sản phụ nhập viện, ngày 28/4 người nhà yêu cầu bệnh viện sinh mổ nhưng các bác sĩ không đồng ý do chẩn đoán chị Thu vẫn có đủ điều kiện để sinh thường. Đến ngày 29/4, cổ tử cung của sản phụ mở nhưng cơn gò kém nên các bác sĩ quyết định kích sinh. Tuy nhiên trong lúc chuyển dạ, chị Thu đột ngột khó thở, hạ huyết áp. Các bác sĩ lập tức cấp cứu nhưng vẫn không thể cứu được hai mẹ con.
Ngày 2/5, chị Nguyễn Thị Thúy Trang, 29 tuổi, ngụ huyện Thống Nhất chuyển dạ, được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Cao su Đồng Nai. Sau khi khám và thử máu, các bác sĩ đã kết luận sản phụ có thể sinh bình thường. Chiều cùng ngày, chị Trang sinh cháu trai nặng 3,8 kg, tuy nhiên bà mẹ này có biểu hiện đơ tử cung, một biến chứng trong sinh khiến mất máu liên tục.
Chồng bệnh nhân sau đó được bác sĩ nhờ đến Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh cách đó vài cây số để mua 2 đơn vị máu. Khi anh về thì vợ đã trở nặng và được chuyển sang Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, tử vong sau đó. Ở trường hợp này, hội đồng khoa học cho rằng êkip bác sĩ của bệnh viện đã xử trí cầm máu không khẩn trương, truyền bù máu không hợp lý và không có quyết định chuyển viện sớm.
4 ngày sau khi sản phụ Trang ở Đồng Nai qua đời, tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, sản phụ Lê Thị Nguyệt, 33 tuổi, tử vong. Cái chết của chị Nguyệt khiến đình sản phụ này phẫn nộ vì trước khi nhập viện, chị vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
Ngày 26/5, tại TP HCM, một sản phụ khác, chị Nguyễn Thị Trang 32 tuổi, ở quận Tân Bình cũng đã tử vong tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định sau khi sinh bé trai nặng 2,8 kg. Chị Trang được đưa đến bệnh viện chờ sinh ngày 25/5. Sáng hôm sau, bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Đến khoảng 14h, gia đình được bệnh viện báo tin sản phụ đang trong tình trạng nguy kịch.
Theo đại diện Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, do gia đình không đồng ý cho giải phẫu tử thi nên không thể xác định nguyên nhân gây tử vong. Tuy nhiên căn cứ vào các triệu chứng của sản phụ, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân tử vong do thuyên tắc phổi.
Trường hợp gần đây nhất là chị Bùi Lê Bảo Dung, 37 tuổi ở TP HCM, bị xuất huyết sau sinh tại Bệnh viện Từ Dũ hôm 18/5 và tử vong ngày 29/5 khi được chuyển sang cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Gia đình cho biết chị Dung khám thai kỳ đầy đủ và hoàn toàn khỏe mạnh trước khi đến bệnh viện sinh. Đến ngày 18/5 thì Dung xuất huyết ra mồm và mũi kèm co giật. Sau nhiều lần hội chẩn, các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ nghi ngờ sản phụ bị chứng viêm gan, suy gan cấp.

Nang tuyến vú

Nang tuyến vú In
07/04/2008
ImageNang tuyến vú là một bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ nhiều khi tình cờ được phát hiện qua thăm khám tổng quát có thể làm cho các chị lo lắng. Nang tuyến vú đa phần là lành tính. Bài viết sau đây dựa trên tài liệu tham khảo từ Hiệp Hội Ung Thư Mỹ  sẽ giúp các bạn hiểu rõ thêm về bệnh lý này.
Tổng Quan
Nang tuyến vú (NTV) là những túi nhỏ hình thành trong mô tuyến vú, thường thấy ở nửa trên của vú. Nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trên 35 tuổi chưa mãn kinh. NTV thường xảy ra khi phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh và chấm dứt sau mãn kinh. Tuy nhiên, NTV cũng có thể gặp ở những phụ nữ dùng liệu pháp hormone thay thế (hormone replacement therapy =HRT) sau mãn kinh.
Bạn có thể sờ thấy nang ở cả 2 bên tuyến vú (trường hợp này thường gặp nhất). NTV có thể lớn hơn và căng đau ngay trước khi hành kinh. Bạn có thể có NTV mà không cảm nhận triệu chứng gì bất thường và đôi khi NTV chỉ  tình cờ được tìm thấy khi làm các xét nghiệm kiểm tra tổng quát.
Chẩn đoán được thực hiện như thế nào?
Qua thăm khám, bác sĩ tổng quát cũng có thể nhận biết được khi nào thì một u có độ chắc của một nang, nhưng thường thì bạn sẽ được họ giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa về tuyến vú để xác định chẩn đoán.
Tại chuyên khoa tuyến vú, bác sĩ sẽ dùng 4 kỹ thuật để đánh giá, đó là khám tuyến vú, chụp nhũ ảnh (mammogram = X-quang tuyến vú) và chọc hút bằng kim nhỏ (fine needle aspiration=FNA, rút dịch bằng kim nhỏ và ống tiêm để xét nghiệm). Nếu khó cảm nhận thấy u trong tuyến vú qua thăm khám, bác sĩ sẽ sử dụng thêm siêu âm tuyến vú để xác định.
Điều trị nang tuyến vú
Nang tuyến vú có thể tự biến mất. Nếu nang lớn thêm và không biến đi, bác sĩ chuyên khoa có thể dùng kim nhỏ rút dịch trong nang (giống thủ thuật đã làm khi chẩn đoán). Thường thì nang sẽ biến đi sau khi rút dịch. Dịch rút được từ nang có thể thay đổi về hình dạng, từ trong cho đến rất sậm màu. Dịch này sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Nếu dịch có máu,  có thể đó là dấu hiệu của ung thư tuyến vú.
Nang tuyến vú tái phát trong 1/3 trường hợp. Việc điều trị cũng tương tự như những lần trước và không cần thiết phải làm thêm xét nghiệm nào khác. Khi một NTV cứ tiếp tục đầy trở lại sau khi đã chọc hút, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn làm một phẫu thuật nhỏ gọi là phẫu thuật sinh thiết cắt bỏ nang. Phẫu thuật sinh thiết làm với kỹ thuật gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Tiến hành xong phẫu thuật bạn có thể trở về nhà trong ngày hoặc ở lại bệnh viện qua đêm. Vết mổ nhỏ ở ngực có thể cần phải may một hoặc vài mũi. Nang phẫu thuật sinh thiết xong sẽ được làm giải phẫu bệnh. Kết quả mô học có sau vài ngày.
Sau đây là một số hình ảnh minh hoạ
Image
Một u cục ở vú

Image
Hình ảnh nang tuyến vú trên nhũ ảnh

Image
Nang tuyến vú trên nhũ ảnh

Image
Nang tuyến vú

Image
Chọc hút nang bằng kim nhỏ

Image
Chọc hút nang tuyến vú và phẫu thuật sinh thiết

Image
Rút dịch trong Nang tuyến vú

Image
Phẫu thuật cắt bỏ nang tuyến vú

Image
Nang tuyến vú vách dày 

Image
Nang tuyến vú 

Image
Hình ảnh nang tuyến vú trên siêu âm tuyến vú 
Các bệnh lý của tuyến vú: bướu sợi tuyến, nang tuyến vú, abcess vú, xơ nang tuyến vú, ung thư vú

công khai khách mua dâm

Cần công khai danh tính cả khách mua dâm

Liên tiếp những vụ phát hiện các đường dây bán dâm liên quan đến một số người mẫu, hoa hậu đã gây tranh luận mạnh mẽ về đạo đức xã hội, cũng như việc có nên hợp pháp hóa hay không hoạt động mại dâm.
>Hoa hậu nghi môi giới ngoại dâm 2.500USD

Sau khi VnExpress đưa loạt bài về những hoa hậu, người mẫu liên quan tới "đường dây bán dâm nghìn đô", tòa soạn đã nhận được hàng nghìn ý kiến phản hồi của độc giả nêu ý kiến về những vụ việc gây nhức nhối này.
Luồng ý kiến thứ nhất đồng ý việc công khai danh tính những người mua và bán dâm. Những độc giả này cho rằng việc mua bán dâm là bất hợp pháp, trái với thuần phong mỹ tục, chính vì vậy cần phải đưa ra những chế tài đủ mạnh để trừng phạt, đẩy lui tệ nạn này.
Bức xúc, độc giả Jerry cho rằng: “Hoạt động mại dâm đang bị phê phán. Nó phản ánh tư tưởng lệch lạc của một số ‘con người tệ nạn xã hội’ và ngày càng đáng lo ngại, nó làm nhiều cô gái lười biếng sống nhờ bán thân, và nhiều đàn ông sống buông thả, bệnh hoạn, phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, gây ra cả những căn bệnh cho xã hội.
Tôi nghĩ rằng nếu cả xã hội lên án, nêu tên, đăng hình những cô gái bán dâm, thì tại sao không bêu tên những kẻ mua dâm bệnh hoạn? Tôi nghĩ nếu xã hội, luật pháp làm nghiêm thì tệ nạn này mới giảm đi, không gây ra tình trạng bức xúc trong dư luận như hiện nay”.
Song song với luồng ý kiến thứ nhất, nhiều độc giả cho rằng những vụ việc người mẫu, hoa hậu bán dâm có một phần lý do là việc tổ chức tràn lan cuộc thi sắc đẹp trong thời gian vừa qua. Người đẹp được “sản xuất” hàng loạt, lượng nhiều nhưng chất không cao.
Chính nền tảng học vấn, tri thức của một số người đẹp không được chú trọng là nguyên nhân dẫn tới lối sống chơi bời, ham hưởng thụ và lười lao động. Để có những món đồ hàng hiệu cho “bằng chị bằng em” thì không còn cách nào khác là phải dấn thân vào con đường bán dâm để có tiền chi trả.
Độc giả Hoàng Linh Nga cho rằng các cuộc thi sắc đẹp như hoa hậu thì chỉ nên giới hạn, ví dụ như Hoa hậu Việt Nam, hai năm tổ chức một lần. Hiện nay chúng ta có quá nhiều cuộc thi sắc đẹp: hoa hậu biển, hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu trang sức, hoa hậu các vùng miền...
"Tổ chức nhiều như vậy khiến chúng ta không thể nhớ hết tên các hoa hậu và thực tế đã thời gian qua chúng ta đã lôi ra nhiều người đẹp mang mác hoa hậu để kiếm tiền bất chính”.
Còn theo độc giả Trịnh Viết Mai: “Từ chỗ một cô thôn nữ quen với đồng ruộng, vườn rau, đàn gia súc ... nhờ một chút nhan sắc, phút chốc được đại gia chăm sóc nâng lên tận mây xanh thành hoa hậu này, người mẫu nọ, trong khi vốn văn hóa lận lưng lúc có lúc không thì thử hỏi họ sẽ làm gì để có tiền mà tiêu pha sau màn kịch "sáng chói" kia?. Đừng trách họ nữa mà hãy trách ai đó dựng lên màn kịch này”.
Bên cạnh đó một số độc giả lại có tư tưởng khá thoáng, những người này cho rằng đã có cầu thì ắt có cung. Đây là vấn đề muốn cấm cũng không được, vậy thay vì ra sức ngăn cấm tại sao chúng ta không hợp pháp hóa hoạt động mại dâm, sau đó quản lý chặt chẽ và thu thuế hoạt động này như những ngành dịch vụ khác?
Dẫn chứng cho luận điểm này, nhiều người cho rằng một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Hà Lan…đã thành lập những “khu phố đèn đỏ” và xem đây như là một nét riêng để quảng bá cho ngành du lịch nước mình.
Một độc giả tên Viết nêu ý kiến rằng nên nhìn mọi vật khách quan và công bằng, việc cần làm là giáo dục để tránh việc lây nhiễm bệnh xã hội chứ càng cấm càng lén lút vụng trộm nhiều, càng thiếu hiểu biết thì phá thai vô sinh càng nhiều, cái đó mới là cái ảnh hưởng đến sức khỏe tương lai của cả một thế hệ.
Có bao giờ bạn hỏi bác sỹ xem tỷ lệ phá thai nữ giới ở Việt Nam là bao nhiêu không? Hãy suy nghĩ, nói và hành động một cách có trí tuệ”- độc giả này nhấn mạnh.

Nhiều nghi kỵ từ vụ 12 người nhiễm HIV trong một ấp

Nhiều nghi kỵ từ vụ 12 người nhiễm HIV trong một ấp

Cùng lúc phát hiện nhiều người nhiễm virus căn bệnh thế kỷ là chuyện chưa có tiền lệ ở một ấp vùng quê Bến Tre, làm dấy lên nhiều nghi kỵ về quan hệ tình dục bừa bãi, thậm chí "đổ tội" cho một y sĩ về hưu.
> Một ấp có trên 10 người nhiễm HIV chưa rõ nguyên nhân/ Truy tìm nguyên nhân một ấp có 12 người nhiễm HIV

Trong một lần chữa bệnh ở TP HCM, ông Cương ở ấp Phú Đăng (xã Ngãi Đăng, Mỏ Cày Nam) bất ngờ đến thảng thốt khi nghe bệnh viện thông báo mình bị nhiễm HIV. Tin này lan nhanh làm cả xóm xôn xao. Ông Hà trong xóm cũng giật mình lo lắng, hoài nghi khi cũng có những biểu hiện đau nhức, sốt nhẹ trong thời gian dài như ông Cương. Và, kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur TP HCM xác định ông Hà cũng dương tính với virus HIV.
Ngay sau đó, 28 người, cả đàn ông và phụ nữ trong ấp này đã đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre xét nghiệm thì đến 9 (đều là đàn ông) dương tính với virus HIV.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, cả 11 trường hợp này được phát hiện từ đầu tháng 4, cùng với một người được phát hiện bị HIV từ nhiều năm trước, tổng cộng 12 người. Mức độ nhiễm bệnh của mỗi người khác nhau và đã có trường hợp bắt đầu chuyển sang giai đoạn AIDS.
Một người vừa phát hiện nhiễm HIV ở ấp Ngãi Đăng. Ảnh: Trúc Giang.
Một người vừa phát hiện nhiễm HIV ở ấp Ngãi Đăng. Ảnh: Trúc Giang.
Phát hiện cùng lúc nhiều người nhiễm HIV, trong cùng một thời điểm, ở cùng một ấp là điều chưa có tiền lệ ở Bến Tre. Một câu hỏi lớn được đặt ra, vì sao một làng quê xa lắc như Ngãi Đăng lại có quá nhiều người nhiễm HIV? Chỉ có 3 con đường lây nhiễm HIV là qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Với những người đàn ông ở Ngãi Đăng thì đã loại trừ khả năng thứ 3, từ mẹ sang con.
Hiện hầu hết bệnh nhân đều cho rằng mình bị lây bệnh qua đường máu, và thủ phạm chính là ông y sĩ trong vùng. Họ cho rằng trong thời gian điều trị bệnh ở phòng mạch riêng của y sĩ này, thấy ông dùng chung một lọ thuốc để chích cho nhiều bệnh nhân và có thể virus HIV đã lây nhiễm trong quá trình này.
Mặc khác, ở Ngãi Đăng đã có một gái mại dâm chết vì HIV, nên giả thiết cũng không loại trừ khả năng họ lây nhiễm qua đường tình dục.
Theo Sở Y tế tỉnh Bến Tre, y sĩ bị "đổ tội" từng là cán bộ Đội vệ sinh phòng dịch Trung tâm Y tế huyện Mỏ Cày Nam và bắt đầu khám chữa bệnh tại Ngãi Đăng sau khi về hưu. Ông này có lỗi là hành nghề khám chữa bệnh nhưng không có chứng chỉ hành nghề và từng bị ngành chức năng xử phạt. Nhưng, theo Sở Y tế, điều đó không đồng nghĩa với việc khẳng định ông có sai sót trong chuyên môn để dẫn đến lây nhiễm HIV hàng loạt.
Ông y sĩ này cũng minh chứng sự vô can của mình khi cho biết đa số bệnh nhân của ông là phụ nữ và trẻ em, nhưng những người bị nhiễm HIV mới phát hiện ở ấp đều là nam giới. Hơn nữa, hai người (một nam, một nữ) chết vì AIDS trên địa bàn xã chưa từng là bệnh nhân của ông.
Về nghi vấn “dùng chung lọ thuốc”, Phó Giám đốc Sở Y tế Bến Tre Nguyễn Văn Thắng nói đây cũng có thể xem là một nguy cơ, nhưng tỷ lệ rất thấp. Phòng mạch tư của viên y sĩ không dành riêng điều trị cho nam giới, mà thông thường bệnh nhân nữ và trẻ em nhiều hơn. "Vì vậy không có cơ sở để khẳng định viên y sĩ là thủ phạm của tình trạng nhiễm HIV tập thể này", ông Thắng khẳng định.
“Nếu nói ở Ngãi Đăng có gái mại dâm chết vì AIDS nên những người đàn ông ở đây nhiễm HIV là do quan hệ với gái mại dâm, thì tôi không đồng tình”, ông Trần Tấn Đạt, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS nêu quan điểm. Theo ông Đạt, nếu những người nhiễm HIV ở Ngãi Đăng không lây qua đường máu thì lây đường tình dục là mặc nhiên, nhưng "hành vi nào mới là quan trọng. Đó là sự vô tình, thụ động hay cố ý thì cũng phải được xem xét kỹ. Không phải hễ một người bị lây nhiễm HIV qua đường tình dục là quy kết họ có quan hệ với gái mại dâm mắc bệnh".
11 người nhiễm HIV ở Ngãi Đăng dù mới phát hiện nhưng có vài người trong số họ đã bắt đầu chuyển sang AIDS. Điều đó chứng tỏ thời gian nhiễm virus của họ phải ít nhất từ 5 năm. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Xuân Liên, Trưởng Đoàn công tác của Viện Pasteur đến làm việc với ngành y tế Bến Tre vào chiều 1/6, rất khó xác định nguồn gốc lây nhiễm ở các bệnh nhân này. Lý do, khi lây nhiễm đã diễn ra từ rất lâu thì việc xác định được cơ sở chắc chắn là không dễ.
Hiểu rõ nguyên nhân lây nhiễm HIV để có giải pháp phòng tránh hợp lý là cần thiết, nhưng đó là điều dành cho cộng đồng, những người chưa nhiễm. Còn với những người đã nhiễm, truy tìm nguyên nhân không phải là yếu tố quan trọng. Vấn đề chính là cộng đồng nhìn họ, đối xử với họ như thế nào. “Bất kỳ người nhiễm HIV nào khi mới phát hiện cũng rất hoang mang, đó là tâm lý của sự sợ bị kỳ thị, sợ bị bỏ rơi không ai chăm sóc. Những người nhiễm HIV ở Ngãi Đăng luôn bảo rằng phải giải oan cho họ. Tôi đã nói với họ rất nhiều lần rằng đây là một loại bệnh mà họ là nạn nhân và cần được giúp đỡ chứ đâu có gì phải giải oan”, ông Trần Tấn Đạt chia sẻ.
Sự lây nhiễm HIV qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con, nghĩa là virus không chừa bất kỳ ai. Những hoạt động hàng ngày có liên quan đến máu như truyền máu, tiêm chích, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, hớt tóc... quan hệ tình dục không an toàn với người không biết rõ lịch sử tình dục, đều có nguy cơ nhiễm HIV. Nhưng có những quan hệ tình dục lành mạnh (với người yêu, vợ hoặc chồng) vẫn bị nhiễm HIV, nếu người trong cuộc không biết mình mang virus. Hoặc, có những công việc phải tiếp xúc hoặc vô tình tiếp xúc với máu có virus HIV thì vẫn có nguy cơ bị lây bệnh.
"Vì vậy, người nhiễm HIV là nạn nhân của đại dịch HIV, chứ không thể đánh đồng họ là tệ nạn xã hội", Phó giáo sư, tiến sĩ Trương Xuân Liên nói và khẳng định điều cần làm bây giờ ở Ngãi Đăng là ổn định tình hình, làm cho dân yên lòng và hạn chế bệnh lây lan.
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Bến Tre là đơn vị duy nhất của tỉnh được phép xét nghiệm khẳng định HIV. Ngay từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên ở Ngãi Đăng, ngành y tế Bến Tre đã chủ động vào cuộc, truyền thông, tư vấn cho bệnh nhân và gia đình họ hiểu biết sâu, rõ hơn về căn bệnh này.
Ông Trần Tấn Đạt cho biết, trong hai tháng qua, các bệnh nhân đã uống thuốc đều đặn, được tư vấn ổn định tâm lý. Vấn đề bây giờ là họ đang rất khổ sở vì dư luận. Vì vậy việc tiếp tục tuyên truyền để mọi người hiểu, chia sẻ và cảm thông, không kỳ thị với họ là điều quan trọng.
“Cùng hành động để bảo vệ bệnh nhân nhiễm HIV, để bảo vệ cộng đồng dân cư chứ không phải cố tìm nguyên nhân nhiễm bệnh của mỗi bệnh nhân cho kỳ được. Người nhiễm HIV là nạn nhân của căn bệnh thế kỷ chứ không phải là thủ phạm của một vụ án”, ông Đạt bức xúc

Cậu nhỏ ngắn

Tôi và anh yêu nhau được hơn ba tháng. Tôi sinh năm 1986, còn anh sinh năm 1983. Mặc dù hai tuổi được cho là không hợp nhưng cả hai chúng tôi xác định đều trưởng thành và muốn xây dựng gia đình cùng nhau. Chúng tôi đã làm chuyện vợ chồng trước.
Lần đó, vì trời mưa, tôi đến nhà anh chơi nhưng không về được. Anh đưa tôi về nhưng cả hai ướt sũng nên đành vào một nhà nghỉ ở gần cầu Thanh Trì qua đêm. Bước chân vào nhà nghỉ với anh thì coi như tôi đã xác định điều gì đã xảy ra và tôi đồng ý chuyện đó với anh.
Tôi nói thật với anh quá khứ của mình, 27 tuổi tôi không thể nói rằng mình hoàn toàn trong sáng và nên thẳng thắn còn anh cũng vui vẻ cho biết mình cũng yêu hai, ba người trước đó và tất cả đều có sex.
Lần nhập cuộc ấy, cả hai chúng tôi đều rất thoải mái về tinh thần. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà khi anh trần trụi bước từ nhà tắm ra đã khiến tôi choáng. Của quý của anh ngắn hơn mức bình thường.
Tôi không dám hỏi gì mà ngồi yên chờ xem tình hình có cải thiện hay không nhưng không có gì thay đổi. Tôi thấy nó chỉ dài chừng 5 -6 cm là cùng. Mặc dù cũng lăn tăn nhưng hôm đó tôi và anh vẫn quan hệ bình thường. Quan hệ với anh nhưng trong đầu tôi cố tìm cảm giác cho mình nhưng thú thực nó không như những lần trước với người đàn ông đã qua của tôi.
Tôi bắt đầu thấy hơi hoang mang vì sự khác biệt đó của anh. Tôi chỉ nói với anh rằng anh là người đàn ông thứ 2 của tôi nhưng thú thực tôi đã có 3 người đàn ông và với ai tôi cũng thấy "của họ" dài chứ không ngắn bằng ngón tay của tôi như của người yêu tôi lúc này.
Đêm hôm đó, anh vẫn hưng phấn và làm chuyện ấy với tôi hai lần. Biết tôi có suy nghĩ mông lung về “cậu nhỏ” của anh. Anh chỉ cúi đầu nói nó ngắn nhưng không làm sao cả. Anh đã đi khám rồi. Mọi hoạt động đều tốt. Tôi cười gượng “em không sao cả. Cái đó dài ngắn có quan trọng gì đâu anh”. Nhưng thực ra lúc đó trong đầu tôi là cả bầu trời câu hỏi vì sao?
Cả đêm đó tôi không ngủ. Lần đầu quan hệ với người mình coi như chồng của mình mà tôi thấy lo lắng và hoang mang quá. Tôi có nghe chuyện “cậu nhỏ” ngắn nhưng đã bao giờ được nhìn tận mắt đâu. Đến giờ nhìn tận mắt và trực tiếp là người “chăm sóc” cho nó tôi thấy hơi choáng váng và bất ngờ.
Ngay sáng hôm sau, vừa lên đến công ty làm việc, việc đầu tiên của tôi là tra cứu trên mạng xem cậu nhỏ ngắn như vậy có ảnh hưởng gì đến việc sinh con không cũng như chuyện vợ chồng có bị ảnh hưởng?
Mọi câu trả lời đều là không? Tôi cũng thấy thoáng vui nhưng không biết quyết định lấy anh rồi tôi có thất vọng vì “cậu nhỏ” ngắn ngũn của anh không?
Đêm hôm trước tôi thực sự chưa thấy thỏa mãn gì cả trong khi anh đang cố gắng thể hiện rằng của mình ngắn nhưng sức khỏe và độ dẻo dai của mình thì không ngắn tý nào cả. Liệu sau này không thỏa mãn nữa tôi có bị lãnh cảm vì chuyện đó không?
Từ hôm đó, anh vẫn đến chở tôi đi chơi và có một đôi lần rủ tôi quan hệ. Những lúc đó, tôi rất bối rối không biết nên làm gì vì trong trái tim tôi có hình bóng của anh nhưng tôi lại sợ nhìn thấy cảnh đó một lần nữa nên từ chối khéo.
Hôm trước gặp anh, anh nói với tôi rằng tháng 5 này rất tốt, anh muốn đưa tôi về ra mắt gia đình và dự tính tháng tám tới chúng tôi sẽ làm đám cưới. Trong lòng tôi cũng vui vui nhưng chỉ thoáng qua một lúc tôi lại lo sợ khi nghĩ đến người chồng của mình không được hoàn thiện cho lắm nhất là cái chỗ ấy của anh.
Tôi có nên nói thẳng với anh không hay cứ tiếp tục yêu và lấy anh. Việc “cậu nhỏ” ngắn hơn bình thường liệu có khiến chuyện ấy bị gián đoạn không?

Hơn 1 triệu người xem clip khích lệ tinh thần cho trẻ mắc ung thư

Hơn 1 triệu người xem clip khích lệ tinh thần cho trẻ mắc ung thư

(Dân trí) - Một đoạn video về trẻ em bị ung thư trong đó có cả các y tá, bác sỹ và cha mẹ các em cùng nhau hát và nhảy múa theo bài hát “Stronger” của ca sỹ Kelly Clarkson là món quà tinh thần cho các em nhỏ bị ung thư trên toàn thế giới.
 >> Áo dài Việt xuất hiện trong MV mới của Kelly Clarkson

Đoạn video là một phần trong chương trình nghệ thuật sáng tạo của các bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Seattle (Mỹ). Đây là ý tưởng của Chris Rumble, 22 tuổi, một bệnh nhân tại bệnh viện vừa bị phát hiện mắc bệnh máu trắng vào tháng 4 vừa qua. Anh muốn làm một điều gì đó để chia sẻ với đồng đội của anh trong đội hockey ở Washington.
Tuy nhiên, với thông điệp “Stronger”, “Fighter” và “Hope” (Mạnh mẽ, chiến đấu và hi vọng), đoạn video đã thu hút sự theo dõi của khá nhiều cư dân mạng và gây xúc động mạnh mẽ. Bác sỹ Douglas Hawkins, giám đốc bệnh viện, cho hay các bệnh nhân và nhân viên tại bệnh viện cũng rất vui khi nhận được nhiều phản hồi như vậy. Ông cho biết thêm, những việc làm như đoạn video này sẽ giúp bọn trẻ duy trì được tinh thần để chiến đấu với bệnh tật. “Khi một đứa trẻ hay người lớn bị ung thư, điều này khiến cuộc sống của họ trở nên sụp đổ, cuộc sống dường như không công bằng với họ, họ chỉ còn một cách là chiến đấu với chính cuộc sống này. Vì thế họ vẫn muốn làm mọi thứ để không nghĩ đến thuốc men và thời gian đằng đẵng ở trong bệnh viện”.
Đoạn video được đăng vào ngày 6/5 và hiện đã có hơn 1 triệu lượt xem:
 
 
Quách Vinh

Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra nhiễm HIV

Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra nhiễm HIV

(Dân trí) - Trung bình mỗi năm, cả nước có gần 5.000 phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV. Với tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con trung bình từ 30 - 40%, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV.


Ngày 2/6, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ phát động Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2012. Chủ đề của chương trình phát động năm nay là: “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015”. Dù thời tiết mưa to, nhưng hàng nghìn người đã có mặt tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa để tham gia buổi lễ phát động.
Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra nhiễm HIV
Hàng nghìn người tham gia buổi lễ phát động.
Đây là một trong những mục tiêu chính do Đại hội đồng Liên hợp quốc đề ra tại Hội nghị cấp cao về phòng, chống HIV/AIDS, tháng 6/2011 mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.
Thống kê tại Việt Nam, tính đến 31/12/2011, có 197.335 người trường hợp nhiễm HIV còn sống; tổng số trường hợp bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 48.720 người. Tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ mang thai khoảng 0,25%. Trung bình mỗi năm, cả nước có gần 5.000 phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV. Với tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con trung bình từ 30 - 40%, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV.
Tại Thanh Hóa, tính đến 31/3/2012: tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống là 4.806 người; tổng số trường hợp bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 2.109 người. Tính đến hết tháng 3/2012, toàn tỉnh Thanh Hóa phát hiện 1.056 phụ nữ nhiễm HIV, trong đó có 490 phụ nữ nhiễm HIV được tiếp cận điều trị ARV. Số bà mẹ được điều trị dự phòng lây truyền mẹ con là 136 người; số trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV là 96.
Trên thực tế, còn nhiều trường hợp phụ nữ mang thai không tiếp cận được các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nguyên nhân chủ yếu do bản thân người phụ nữ thiếu thông tin, thiếu kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS nói chung và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng nên không chủ động tìm kiếm dịch vụ. Các dịch vụ dự phòng lây truyền từ mẹ sang con chưa được cung cấp một cách rộng rãi.
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS cũng là rào cản làm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV khó tiếp cận các dịch vụ. Một số không nhỏ phụ nữ mang thai nhiễm HIV chỉ phát hiện ra nhiễm HIV ở giai đoạn muộn trong quá trình mang thai hoặc trong khi chuyển dạ, dẫn đến khó khăn trong việc tư vấn xét nghiệm tự nguyện, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2012 sẽ được triển khai trong cả nước nhằm huy động sự tham gia của các các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể; các cơ quan, đơn vị; các tổ chức xã hội và mọi người dân vào các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Đồng thời là dịp để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân nói chung, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai nói riêng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tạo cơ hội cho phụ nữ mang thai tiếp cận sớm các dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con... góp phần thực hiện thành công mục tiêu “Loại trừ hoàn toàn tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015” của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.
Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra nhiễm HIV
Ông Vương Văn Việt - PCT UBND tỉnh Thanh Hóa trao quà cho các cháu nhỏ tại chương trình phát động.
Phấn đấu ít nhất có 80% số phụ nữ từ 15-49 tuổi được tiếp cận với các thông tin về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tư vấn, làm xét nghiệm HIV và quay lại nhận kết quả xét nghiệm trong thời kỳ mang thai lên 30%; tăng số phụ nữ mang thai được điều trị dự phòng sớm (từ tuần thứ 14) lên 30%; tăng gấp đôi số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng và được cung cấp sữa thay thế so với bình quân chung hàng tháng...
Theo khuyến cáo của ngành chức năng, nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV được chăm sóc và điều trị kịp thời thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang giảm xuống dưới 5% hoặc thấp hơn nữa, tiến tới có thể loại trừ hoàn toàn việc trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang con.