Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

công khai khách mua dâm

Cần công khai danh tính cả khách mua dâm

Liên tiếp những vụ phát hiện các đường dây bán dâm liên quan đến một số người mẫu, hoa hậu đã gây tranh luận mạnh mẽ về đạo đức xã hội, cũng như việc có nên hợp pháp hóa hay không hoạt động mại dâm.
>Hoa hậu nghi môi giới ngoại dâm 2.500USD

Sau khi VnExpress đưa loạt bài về những hoa hậu, người mẫu liên quan tới "đường dây bán dâm nghìn đô", tòa soạn đã nhận được hàng nghìn ý kiến phản hồi của độc giả nêu ý kiến về những vụ việc gây nhức nhối này.
Luồng ý kiến thứ nhất đồng ý việc công khai danh tính những người mua và bán dâm. Những độc giả này cho rằng việc mua bán dâm là bất hợp pháp, trái với thuần phong mỹ tục, chính vì vậy cần phải đưa ra những chế tài đủ mạnh để trừng phạt, đẩy lui tệ nạn này.
Bức xúc, độc giả Jerry cho rằng: “Hoạt động mại dâm đang bị phê phán. Nó phản ánh tư tưởng lệch lạc của một số ‘con người tệ nạn xã hội’ và ngày càng đáng lo ngại, nó làm nhiều cô gái lười biếng sống nhờ bán thân, và nhiều đàn ông sống buông thả, bệnh hoạn, phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, gây ra cả những căn bệnh cho xã hội.
Tôi nghĩ rằng nếu cả xã hội lên án, nêu tên, đăng hình những cô gái bán dâm, thì tại sao không bêu tên những kẻ mua dâm bệnh hoạn? Tôi nghĩ nếu xã hội, luật pháp làm nghiêm thì tệ nạn này mới giảm đi, không gây ra tình trạng bức xúc trong dư luận như hiện nay”.
Song song với luồng ý kiến thứ nhất, nhiều độc giả cho rằng những vụ việc người mẫu, hoa hậu bán dâm có một phần lý do là việc tổ chức tràn lan cuộc thi sắc đẹp trong thời gian vừa qua. Người đẹp được “sản xuất” hàng loạt, lượng nhiều nhưng chất không cao.
Chính nền tảng học vấn, tri thức của một số người đẹp không được chú trọng là nguyên nhân dẫn tới lối sống chơi bời, ham hưởng thụ và lười lao động. Để có những món đồ hàng hiệu cho “bằng chị bằng em” thì không còn cách nào khác là phải dấn thân vào con đường bán dâm để có tiền chi trả.
Độc giả Hoàng Linh Nga cho rằng các cuộc thi sắc đẹp như hoa hậu thì chỉ nên giới hạn, ví dụ như Hoa hậu Việt Nam, hai năm tổ chức một lần. Hiện nay chúng ta có quá nhiều cuộc thi sắc đẹp: hoa hậu biển, hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu trang sức, hoa hậu các vùng miền...
"Tổ chức nhiều như vậy khiến chúng ta không thể nhớ hết tên các hoa hậu và thực tế đã thời gian qua chúng ta đã lôi ra nhiều người đẹp mang mác hoa hậu để kiếm tiền bất chính”.
Còn theo độc giả Trịnh Viết Mai: “Từ chỗ một cô thôn nữ quen với đồng ruộng, vườn rau, đàn gia súc ... nhờ một chút nhan sắc, phút chốc được đại gia chăm sóc nâng lên tận mây xanh thành hoa hậu này, người mẫu nọ, trong khi vốn văn hóa lận lưng lúc có lúc không thì thử hỏi họ sẽ làm gì để có tiền mà tiêu pha sau màn kịch "sáng chói" kia?. Đừng trách họ nữa mà hãy trách ai đó dựng lên màn kịch này”.
Bên cạnh đó một số độc giả lại có tư tưởng khá thoáng, những người này cho rằng đã có cầu thì ắt có cung. Đây là vấn đề muốn cấm cũng không được, vậy thay vì ra sức ngăn cấm tại sao chúng ta không hợp pháp hóa hoạt động mại dâm, sau đó quản lý chặt chẽ và thu thuế hoạt động này như những ngành dịch vụ khác?
Dẫn chứng cho luận điểm này, nhiều người cho rằng một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Hà Lan…đã thành lập những “khu phố đèn đỏ” và xem đây như là một nét riêng để quảng bá cho ngành du lịch nước mình.
Một độc giả tên Viết nêu ý kiến rằng nên nhìn mọi vật khách quan và công bằng, việc cần làm là giáo dục để tránh việc lây nhiễm bệnh xã hội chứ càng cấm càng lén lút vụng trộm nhiều, càng thiếu hiểu biết thì phá thai vô sinh càng nhiều, cái đó mới là cái ảnh hưởng đến sức khỏe tương lai của cả một thế hệ.
Có bao giờ bạn hỏi bác sỹ xem tỷ lệ phá thai nữ giới ở Việt Nam là bao nhiêu không? Hãy suy nghĩ, nói và hành động một cách có trí tuệ”- độc giả này nhấn mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét