Nạn nạo phá thai dưới góc nhìn Phật giáo
Vấn
đề một bộ phận không nhỏ nam nữ yêu đương và có quan hệ trước hôn nhân,
hiện không còn xa lạ với mọi người trong xã hội ngày nay, nhất là với
giới trẻ. Theo các thống kê cho biết, số lượng các ca nạo phá thai ngày
càng gia tăng, nghiêm trọng hơn là có không ít ca ở tuổi vị thành niên
đã để lại nhiều hậu quả khôn lường về sức khỏe, tâm lý, học tập… cho
người nạo phá thai.
Quan
điểm của Phật giáo về vấn đề nạo phá thai, trước hết, đạo Phật là đạo
từ bi, luôn tôn trọng sự sống và bảo vệ sinh mạng của mọi loài. Đạo
Phật không phản đối các biện pháp hạn chế sinh đẻ bằng cách ngừa thai
nhưng không ủng hộ việc phá thai. Bởi lẽ bào thai là một mầm sống, là
sinh mạng, do đó cần được bảo vệ. Phật giáo quan niệm sự sống hay sinh
mạng có mặt khi mới bắt đầu thụ thai.
Đức
Dalai Lama, khi trả lời về vấn đề này cho các nhà khoa học phương Tây
đã khẳng định:“Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật
ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn
được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai
cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người” (Beyond Dogma, HH the Dalai Lama. Rupa & Co., 1996. tr.11).
Theo
giáo lý đạo Phật, hành vi phạm giới sát sanh phải hội đủ năm điều kiện,
đó là: Một chúng sanh/ Ý thức hay biết đó là một chúng sanh/ Có ý định
giết hại/ Tìm mọi cách để giết/ Kết quả là chúng sanh ấy bị chết. Cứ
theo những điều kiện trên thì một bà mẹ (Phật tử) đi phá thai là phạm
giới, mắc tội lỗi rất lớn.
Quan niệm của đạo Phật về sát sinh
Theo giáo lý của đức Phật, để cấu thành nên một hành động sát sinh, phải có sự hiện diện của 5 điều kiện sau:
- Đối tượng bị giết phải là một chúng sinh.
- Người sát sinh phải biết hay phải nhận thức được rằng đối tượng bị giết là một chúng sinh.
- Người sát sinh có tác ý giết chúng sinh đó.
- Người sát sinh phải có một cố gắng/nỗ lực giết.
- Chúng sinh bị giết phải là kết quả của những điều kiện trên.
Ở đây, đơn cử một thí dụ về sự nạo phá thai đã cấu thành nên một hành động giết như thế nào:
-
Khi thai nhi đã tượng hình, một chúng sinh đã được tạo ra. Điều này
thỏa mãn điều kiện thứ nhất. Mặc dù Phật tử tin rằng, chúng sinh sống
trôi lăn trong vòng sinh tử, và tái sinh, nhưng họ coi sát-na của tưởng
là sự bắt đầu của đời sống của một con người cụ thể.
- Sau ít tuần, thai phụ trở nên nhận thức được sự hiện hữu của thai nhi. Sự kiện này đáp ứng được điều kiện thứ 2.
- Nếu thai phụ quyết định muốn nạo phá thai nhi ấy, thì quyết định muốn ấy chính là có tác ý giết. Đây là điều kiện thứ 3.
- Khi thai phụ tìm kiếm cách nạo phá thai, thì thai phụ đã tạo ra một cố gắng/nỗ lực giết, tức đã rơi vào điều kiện thứ 4.
- Cuối cùng, thai nhi bị giết chết vì hành động nạo phá thai ấy. Đây thỏa mãn điều kiện thứ 5.
Vì thế, nạo phá thai là phạm vào giới thứ nhất của đạo Phật – cấm sát sinh, và sự nạo phá thai này tương đương với việc giết một chúng sinh.
Sống quân bình
Các Phật tử đối diện với một khó khăn, ở đó sự phá thai cần đến y học can thiệp để cứu lấy sinh mệnhh của thai phụ. Vì vậy, trong trường hợp này, chắc chắn sẽ phải có một sinh mệnh bị hủy diệt dù muốn hay không muốn nạo phá thai.
Đối với những trường hợp như thế, khía cạnh đạo đức của nạo phá thai sẽ dựa trên những tác ý của từng trường hợp đang tiến hành.
Nếu
quyết định nạo phá thai trong những trường hợp ấy bị mất đi lòng từ, và
sau khi đã suy nghĩ chín chắn, cẩn thận, thì dù hành động nạo phá thai
có thể là bất thiện, nhưng việc làm gây tổn hại về phương diện đạo đức
này sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất vì đã có sự tác ý thiện xen
vào.
Phá thai vì lợi ích của thai nhi
Có những trường hợp không nạo phá thai, dẫn đến việc sinh con bằng những điều kiện y học mà khiến cho thai nhi đau khổ.
Trong trường hợp này, tư tưởng của Phật giáo truyền thống trở nên bất cập. Các Phật tử đang tranh luận về trường hợp này như sau:
Nếu thai nhi đã gặp phải trở ngại quá lớn mà nó phải chịu nhiều khổ đau, thì nạo phá thai khả dĩ chấp nhận được.
Đức Dalai Lama nói:
“Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật tử, phá thai là một hành động sát sinh và tiêu cực nói chung. Thế nhưng, nó cũng dựa vào từng trường hợp.
Nếu
thai nhi không sinh sẽ bị chậm phát triển, hoặc nếu sự sinh nở sẽ sinh
ra những vấn đề nghiêm trọng cho cha mẹ, thì những trường hợp này có
thể là ngoại lệ. Tôi nghĩ, sự nạo phá thai được chấp nhận hay không
chấp nhận tùy thuộc vào mỗi trường hợp”. (Dalai Lama, Thời báo New York, 28/11/1993)
Trách nhiệm cá nhân
Các Phật tử nghĩ rằng, họ phải tự chịu trách hoàn toàn về những gì mà họ đã làm và về những hậu quả mà nó đưa tới cho họ.
Vì vậy, quyết định phá thai là một quyết định có tính cách cá nhân rất cao, và là một quyết định vốn đòi hỏi sự xem xét hết sức cẩn thận, đầy tình người về các vấn đề vốn liên quan đến đạo đức, và chấp nhận gánh lấy bất cứ gánh nặng hậu quả nào mà nó mang đến...
Những
hậu quả có tính đạo đức của quyết định cũng sẽ dựa vào động cơ và tác ý
nằm sau một quyết định, cũng như vào mức độ lưu tâm đến hậu quả mà nó
mang lại.
Một
người sau khi phá thai xong, bị đau khổ, lương tâm dằn vặt và mong muốn
sám hối là điều dễ hiểu. Dẫu sao thì sự phát tâm sám hối của bạn ấy vẫn
là điều tốt, còn hơn là tìm mọi cách để biện minh cho hành động của
mình. Sám hối theo Phật giáo là ăn năn với lỗi lầm đã tạo trong quá khứ
và nguyện không tái phạm lỗi ấy ở tương lai. Sai lầm sống buông thả
theo dục vọng khi chưa cưới hỏi hay không sử dụng các biện pháp ngừa
thai đã khiến bạn ấy chịu nhiều khổ đau. Và giờ đây bạn ấy đã ăn năn,
hối hận thật nhiều về sự nông nổi, bất cẩn và lối sống buông thả của
mình. Sau khi đã ăn năn, quan trọng hơn là nguyện không tái phạm lại
việc ấy. Đó là cách sám hối thiết thực nhất.
Đạo
lý của dân tộc Việt là cố gắng giữ gìn sự trinh nguyên cho đến ngày
cưới. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay phần lớn có xu hướng “hiện đại” và
“thoáng” hơn trong tình yêu thì điều cực kỳ quan trọng là cần phải tuân
thủ các biện pháp an toàn. Nếu được giáo dục tốt về giới tính, tiền hôn
nhân và luôn ý thức về an toàn tình dục nói chung thì chắc chắn hậu quả
của việc nạo phá thai sẽ được giảm thiểu.
Chúng
ta đều biết phá thai là giải pháp bất đắc dĩ, để lại hậu quả nghiêm
trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý và hạnh phúc gia đình
về sau. Không ít những trường hợp nạo phá thai đã dẫn đến tử vong, vô
sinh; nhiều thiếu nữ sau khi phá thai đã tự tử và nhiều phụ nữ luôn ray
rứt, bị trầm cảm, ám ảnh về chuyện phá thai đến suốt đời. Chúng ta cần
tiết chế dục vọng, nhất là ý thức rất rõ về nhân quả để đề phòng, ngăn
ngừa mọi tình huống xấu khi đang còn là nguyên nhân, trước khi xảy ra
hậu quả. Nói cách khác, đối với những người đang yêu thì quan trọng là”
ngừa bệnh hơn chữa bệnh”, do đó thực tập Chánh Niệm rất quan trọng
trong mọi hành vi của cuộc sống hàng ngày. Chánh niệm là có ý thức về
việc mình làm trong giây phút hiện tại, đồng thời thấy được nguyên nhân
và hậu quả của hành động đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét