Lên Bạch Mai chống độc !
Lượm
bài blog này từ một người bạn chuyển đến. Bài này từ trang blog của
Trang Hạ, chắc là phóng viên của báo Tiền Phong ở Đài Loan.
Đọc
mà thấy buồn cho tình trạng y đức ở bệnh viện lớn nhất nhì nước này. Có
anh bạn mỉa mai rằng y đức Việt Nam nay đã biến thành “y đô” rồi. Mấy
người đang cố tình moi tiền của Tây (họ tưởng Tây nào cũng có đô la hay
sao ấy!) có bao giờ nghĩ đến thể diện của nước Việt Nam không? Chắc họ
không nghĩ rằng khi cô này về Đài Loan, cô ấy sẽ nói với giáo sư và đồng
nghiệp của cô rằng bác sĩ, y tá và người Việt Nam là những kẻ ăn cướp
có bài bản. Nhục.
Trong mấy bài bàn về
vấn đề cổ phần hóa bệnh viện, tôi cũng nhấn mạnh đến vấn đề y đức, một
vấn đề mà tôi cho là nhức nhối nhất, đau lòng nhất, nổi cộm nhất trong
ngành y tế nước ta hiện nay. Đành rằng đồng lương thấp là một nguyên
nhân, nhưng “nghèo cho sạch, rách cho thơm” chứ. Ông bà mình vẫn nói vậy
mà.
NVT
http://blog.360.yahoo.com/blog-Vu7viS0laaeZd4RQ7woX3YU-?cq=1
Lên Bạch Mai chống độc !
Hơn tuần trước, bay về VN, ở chỗ bán vé máy bay gặp 1 cô Đài Loan cùng mua vé. Hôm sau về ngồi cùng chuyến bay, trao đổi danh thiếp. Cô này 34, sắp Tiến sĩ, sang VN nghiên cứu về môi giới hôn nhân cô dâu Việt.
Lên Bạch Mai chống độc !
Hơn tuần trước, bay về VN, ở chỗ bán vé máy bay gặp 1 cô Đài Loan cùng mua vé. Hôm sau về ngồi cùng chuyến bay, trao đổi danh thiếp. Cô này 34, sắp Tiến sĩ, sang VN nghiên cứu về môi giới hôn nhân cô dâu Việt.
Thứ
2 tuần trước 25/6, 3h chiều cô ấy gọi điện nhờ tôi, nói bị ngộ độc thức
ăn vì cái bánh mì buổi sáng. Nôn đi ngoài 3 lần, không đau bụng nhưng
dạ dày co bóp nhiều. Mà hôm sau phải về nước rồi. Và cô không hề quen
biết ai ở VN.
Tôi đi mua than hoạt tính ko được, đành
tới khách sạn chở cô đi cấp cứu. Việt Đức không nhận, chở thẳng xuống
Bạch Mai, làm thủ tục, cho vay tiền để đủ tiền Việt đặt cọc. Mua vài thứ
lặt vặt cho 1 người nằm viện, 1 cái thẻ Vỉettel để cô gọi về ĐL. Đêm
lại quay lại để xem tình hình ra sao.
Sáng hôm sau xuất viện, ngoài tờ Chi phí thuốc, phòng bệnh, thử xét nghiệm đủ loại là hơn 400 nghìn đồng, Trung Tâm Chống Độc của bệnh viện Bạch Mai đã xé một mẩu giấy loại, ghi vào đó dòng chữ: "Bệnh nhân người nước ngoài, thu thêm 200 USD/ một ngày nằm viện".
Sáng hôm sau xuất viện, ngoài tờ Chi phí thuốc, phòng bệnh, thử xét nghiệm đủ loại là hơn 400 nghìn đồng, Trung Tâm Chống Độc của bệnh viện Bạch Mai đã xé một mẩu giấy loại, ghi vào đó dòng chữ: "Bệnh nhân người nước ngoài, thu thêm 200 USD/ một ngày nằm viện".
Cô Tseng nằm viện đúng 12
tiếng, tổng chi phí phải trả là khoảng 3.620.000 đồng trong đó chi phí
điều trị thực tế chỉ chiếm vẻn vẹn 11% số tiền đó mà thôi. Còn lại 89%
khoản tiền cô phải trả cho việc... cô là người nước ngoài.
Tôi
chưa bao giờ vào bệnh viện Bạch Mai khám bệnh nhưng tôi biết rằng ở
khắp nơi trên đất nước Việt Nam, việc "moi tiền Tây" đã chấm dứt lâu
rồi. Vé vào cửa những danh lam thắng cảnh, vé máy bay, phí dịch vụ ở sân
bay, tiền thuê phòng khách sạn, tiền taxi v.v... từ hình như nhiều năm
nay đã không còn có thể "hai giá" để xảy ra tình cảnh "moi tiền Tây" như
hồi thế kỷ trước.
Đã rất nhiều những bài báo nói, ta
đang kỳ thị người nước ngoài, ta đang bất công với những người không
phải bản địa, ta đang đuổi những du khách một đi không trở lại và ta cho
đó là công bằng. Vì bạn là người nước ngoài, và bạn đang ở VN. Chắc
những bài báo đó không bán được vào Bạch Mai hay Trung Tâm Chống Độc.
Người bệnh đã trót chọn Bạch Mai, chứ Bạch Mai đâu có chọn người bệnh đâu, đúng không?
Cô Tseng cho rằng, nếu đó đúng là quy định của bệnh viện, thì cô sẵn sàng tuân thủ. Tuy nhiên, nên cho cô một giấy thu phí nghiêm túc chứ đừng là một tờ giấy thải, viết trên giấy tận dụng một mặt và còn xé nham nhở còn có nửa trang. Ngoài ra, vì sắp về nước, cô không còn nhiều tiền mặt, chỉ còn 1 chi phiếu đích danh 100 USD và 1 thẻ Visa Card rút tiền USD. Liệu có thể giúp cô ra ngoài để đổi chi phiếu hoặc rút tiền bằng máy ATM không?
Cô Tseng cho rằng, nếu đó đúng là quy định của bệnh viện, thì cô sẵn sàng tuân thủ. Tuy nhiên, nên cho cô một giấy thu phí nghiêm túc chứ đừng là một tờ giấy thải, viết trên giấy tận dụng một mặt và còn xé nham nhở còn có nửa trang. Ngoài ra, vì sắp về nước, cô không còn nhiều tiền mặt, chỉ còn 1 chi phiếu đích danh 100 USD và 1 thẻ Visa Card rút tiền USD. Liệu có thể giúp cô ra ngoài để đổi chi phiếu hoặc rút tiền bằng máy ATM không?
Y tá chạy xuống chỗ thu phí bệnh viện để dặn dò
rồi bảo, cứ xuống mà nộp tiền. Nhưng những người thu viện phí cũng không
thể cho chúng tôi một đáp áp rõ ràng rằng, đây là tiền gì, bệnh viện có
quy định thu hay không?
Tôi gọi điện về toà soạn hỏi xem,
Bộ Y Tế có quy định là thu viện phí của người nước ngoài thêm 200 USD/
một ngày không? Đồng nghiệp liên hệ với anh Chi, Phó giám đốc Bệnh viện
Bạch Mai hộ tôi và bảo, chị đưa cô Đài Loan lên gặp Phó giám đốc phụ
trách tài chính của Bạch Mai đi nhé. Anh ấy đang chờ.
Anh
Chi cực kỳ nhiệt tình và nói, mọi khoản thu của bệnh viện đều phải có
quyết định của Ban giám đốc, mà tôi không hề biết khoản thu này. Phó
giám đốc cử trợ lý xuống phòng Thu viện phí, sau đó là xuống Trung Tâm
Chống Độc để tìm hiểu.
Tseng nói, với cơ sở vật chất và
giường bệnh như thế này, tôi phải điều trị với điều kiện vệ sinh và điều
kiện y tế như mọi người dân thường khác, thì tại sao thu thêm tiền của
tôi theo giá phòng khách sạn cao cấp của Khách sạn Daewoo?
(Thực ra tiền phòng khách sạn Daewoo Hà Nội chỉ có 138 USD/1 ngày thôi, nằm giường Bạch Mai còn đắt gấp rưỡi Daewoo cơ!)
Tôi làm sao trả lời được câu hỏi này, tôi chỉ bảo, vì mày trót là người nước ngoài, mày không nhịn cái cơn đau bụng đi.
Cô
trợ lý vào tìm hiểu càng lâu, hy vọng của chúng tôi càng giảm xuống.
Nếu họ ra ngay, tức là đen trắng đã rõ ràng, chúng tôi phải nộp ngay 200
USD hoặc không phải nộp gì cả. Còn họ ngồi thương lượng càng lâu, tức
là cái sự bấp bênh của món lệ làng 200 USD càng lớn, tức là khoản lệ phí
đó "tình" nhiều hơn "lý". Tức là "lệ" có khả năng hơn "luật". Tức là sự
thoả hiệp giữa "quy định" bệnh viện và "lệ" của tờ giấy tận dụng xé
nham nhở kia đang giằng co nhau khá lâu.
Cô trợ lý ra,
nói, Trung tâm chống độc bảo họ chỉ nhận người Việt Nam, họ đã không
đuổi sang Việt Pháp mà cho cấp cứu ở đây là rất đàng hoàng rồi. Giờ họ
linh động giảm cho xuống còn 100 USD.
Cuối cùng, cái cớ đó
cũng vẫn là: Vì mày đã chọn bệnh viện tao, chứ bệnh viện tao đâu có
chọn mày? Ai bảo mày phải đi cấp cứu làm gì.Tôi nhớ lại những lần đi
khám, đi siêu âm đi làm xét nghiệm, những ngày tôi xoay quanh cái bệnh
viện ở Đài Loan. Thật may mắn làm sao khi ở nước ngoài không có bệnh
viện Bạch Mai, nếu không chắc tôi đã nai lưng ra trả nợ cho mỗi lần ốm ở
Đài Loan.
Chả biết nói gì nữa, tôi chỉ biết cảm ơn sự
giúp đỡ của Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và xin chào tạm biệt cô, cho
tôi gửi lời cảm ơn Bác sĩ Phó giám đốc đã cho chúng tôi một cơ hội.
Tôi
hôm đó cũng chả có tiền, còn vài chục nghìn trong túi, đi dép lê mặc
quần áo tồi tàn vào bệnh viện định đón cô bệnh nhân ra, tôi không dám
vác sự xuềnh xoàng lên toà soạn vay tiền triệu. Gọi cho anh bạn trên
blog mới gặp chiều hôm trước, thì anh ấy không may lại không ở gần đó.
Ngân hàng từ chối chi phiếu của Mỹ, đã trưa, con tôi đang chờ tôi đến
đón ở lớp. Mẹ tôi đang chờ tôi mang cơm vào bệnh viện. Và tôi cũng không
thể bỏ mặc một cô gái mới quen nhưng không biết tiếng Việt ở giữa bệnh
viện lớn nhất miền Bắc này.Thu xếp rồi cũng xoay ra tiền, tôi bảo cô ấy
bao giờ về Đài Bắc thì trả tiền cho tôi cũng được.
Tôi
biết là cô bệnh nhân không may Tseng kia suốt đời sẽ có những ý nghĩ
không ra gì về Việt Nam. Mặc dù cô đang làm những việc rất có ý nghĩa
cho hàng vạn cô dâu Việt ở Đài Loan. Có thể sau này cô vẫn giúp đỡ cô
dâu Việt, cô vẫn nỗ lực để xoá bỏ chế độ môi giới hôn nhân Việt Đài, cô
vẫn sẽ còn sang Việt Nam. Nhưng cô sẽ mãi mãi có những kinh nghiệm không
ra gì ở Việt Nam.
Tôi hy vọng cô còn hiểu rằng, còn có
những người Việt Nam khác sẵn sàng chìa tay ra giúp cô khi cô khó khăn,
giúp đỡ hết mình, hy sinh thời gian và công sức cho dù chỉ là người quen
qua đường như tôi. Cô sẽ nhờ đó có những tình cảm tốt đẹp với Việt Nam.
Mặc dù tôi cảm thấy, tôi không có trách nhiệm phải giữ gìn danh tiếng
và xây dựng hình tượng tốt đẹp cho Bệnh viện Bạch Mai.
Trách nhiệm đó là của những người khác, ngoài tôi.
Chú thích thêm: Giấy thu tiền cấp cho cô ấy cũng vẫn ghi rõ: Lý do thu - Bệnh nhân là người nước ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét