Nấm đường sinh dục - Thủ phạm gây tắc vòi trứng
(Dân trí) - Ths. BSCK II. Lê Thế Vũ, Bệnh viện phụ sản Hà Nội cho biết: “Bệnh nấm đường sinh dục tuy không gây tử vong nhưng nếu để lâu không chữa trị, có thể sẽ dẫn tới viêm nhiễm đường sinh dục ngược dòng, ứ mủ 2 vòi trứng, tắc vòi trứng, gây vô sinh ”.
Candida albican
Nguyên nhân nhiễm nấm sinh dục
Nhiễm nấm sinh dục
thường gặp nhất là nấm âm đạo, do một loại nấm có tên là Candida albican
gây nên. Với hầu hết mọi người, Candida là loại nấm rất thường gặp ở âm
đạo, cũng như ở miệng hay ống tiêu hóa. Trong quá trình mang thai,
phòng tránh thai, dùng thuốc, mắc bệnh tiểu đường hay ung thư cũng dễ
mắc bệnh.
Bình thường, nấm
Candida ký sinh trên cơ thể người và không có biểu hiện gì. Khi môi
trường pH âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây ra những
biểu hiện bệnh. Tình trạng nóng ẩm ở tầng sinh môn, sử dụng thuốc đặt
âm đạo không thích hợp, bệnh tiểu đường, tình trạng suy giảm miễn dịch
là những yếu tố thuận lợi để phát triển nấm. Do môi trường vùng kín của
chị em khá ẩm ướt, khiến nấm này sinh sôi nảy nở rất nhanh. Bệnh nấm
candida lây truyền qua đường tình dục, nhưng sinh hoạt tình dục tạo điều
kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển.
Nấm Candida không thực
sự thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục, người ta cũng chưa xác
định rõ ràng cách thức lây truyền của Candida bởi bình thường nó cũng
đã có ở mỗi cá thể, chỉ gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi. Nhưng người
ta thấy tỷ lệ nhiễm nấm rất cao ở những người có hoạt động tình dục
thường xuyên, và nhiễm nấm sinh dục liên quan chặt chẽ với các bệnh lây
truyền qua đường tình dục khác.
Biểu hiện của nhiễm nấm sinh dục
Triệu chứng thường gặp
nhất của nấm sinh dục là ngứa rất nhiều ở bộ phận sinh dục ngoài âm hộ,
âm đạo, môi lớn, môi bé, tiếp theo là đau, rát khi giao hợp hoặc sau khi
tiểu tiện.
Thường có khí hư dạng
bột, trắng, có vảy nhỏ, tăng lên trước khi hành kinh. Những vảy bột
trắng này có khi phủ lên cả môi lớn, môi bé. Do vậy, bệnh nhân phải gãi
và càng gãi càng ngứa, làm xây xước âm hộ khiến nấm càng lan rộng. Khi
bị bệnh này, chị em thường thấy khí hư màu trắng đục như váng sữa ra
nhiều hơn, hôi hoặc không hôi, đi tiểu buốt, đau rát khi giao hợp.
Nhiễm nấm sinh dục là
bệnh cơ hội, chúng chỉ phát sinh trong những điều kiện thuận lợi, đặc
biệt là tình trạng suy giảm miễn dịch, do vậy khi tình trạng đó chưa
được khắc phục thì nấm tiếp tục phát triển nhanh chóng và có thể lan tỏa
nhiều bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể, chứ không chỉ khu trú ở âm
hộ, âm đạo.
Biến chứng khó lường
Nếu nhiễm nấm sinh dục
đơn thuần do thay đổi môi trường pH âm đạo nhất thời thì nấm sinh dục
thường không gây biến chứng gì đặc biệt. Trong những trường hợp suy giảm
miễn dịch kéo dài, đặc biệt nhiễm HIV/AIDS thì nấm sinh dục có thể lan
rộng, kèm theo nấm thực quản, nấm họng, nấm phổi và nguy hiểm nhất là
tình trạng nhiễm trùng máu do nấm, có thể dẫn đến vô sinh, gây tử vong.
Nếu mắc bệnh mà không chữa trị để tình trạng kéo dài, sẽ dẫn đến viêm
nhiễm đường sinh dục, ảnh hưởng đến vòi trứng , dẫn đến vô
sinh.
Do nước ta ở vào vùng
khí hậu ẩm ướt, nên phụ nữ cũng dễ bị bệnh nấm đường sinh dục, dễ lặp
lại nhiều lần và hầu như tất cả phụ nữ cũng đều bị bệnh này ít nhất một
lần trong
đời. Nếu mắc bệnh, chị
em nên đến các phòng khám phụ khoa của các cơ sở y tế để được điều trị
bằng việc kết hợp thuốc uống với thuốc đặt hoặc thuốc bôi.
Hạn chế đi chữa tại các
cơ sở điều trị gia truyền không có độ tin cậy cao. Đối với trường hợp
bệnh tái phát nhiều lần, cần kiểm tra lại vì rất có thể do bị bệnh đái
tháo đường hoặc dùng kháng sinh kéo dài, thuốc tránh thai có estrogen…
Đây là các nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng, tạo thuận lợi cho nấm
phát triển. Một nguyên nhân khác khiến bệnh tái phát nhiều lần là quan
hệ tình dục khi bệnh chưa dứt hẳn.
Để đảm bảo sức khỏe,
các chị em nên giữ gìn vệ sinh vùng kín đúng cách, có chế độ ăn uống hợp
lý, sinh hoạt tình dục lành mạnh, để tránh mắc phải những bệnh không
mong
muốn./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét