Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Nang tuyến vú

Nang tuyến vú In
07/04/2008
ImageNang tuyến vú là một bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ nhiều khi tình cờ được phát hiện qua thăm khám tổng quát có thể làm cho các chị lo lắng. Nang tuyến vú đa phần là lành tính. Bài viết sau đây dựa trên tài liệu tham khảo từ Hiệp Hội Ung Thư Mỹ  sẽ giúp các bạn hiểu rõ thêm về bệnh lý này.
Tổng Quan
Nang tuyến vú (NTV) là những túi nhỏ hình thành trong mô tuyến vú, thường thấy ở nửa trên của vú. Nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trên 35 tuổi chưa mãn kinh. NTV thường xảy ra khi phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh và chấm dứt sau mãn kinh. Tuy nhiên, NTV cũng có thể gặp ở những phụ nữ dùng liệu pháp hormone thay thế (hormone replacement therapy =HRT) sau mãn kinh.
Bạn có thể sờ thấy nang ở cả 2 bên tuyến vú (trường hợp này thường gặp nhất). NTV có thể lớn hơn và căng đau ngay trước khi hành kinh. Bạn có thể có NTV mà không cảm nhận triệu chứng gì bất thường và đôi khi NTV chỉ  tình cờ được tìm thấy khi làm các xét nghiệm kiểm tra tổng quát.
Chẩn đoán được thực hiện như thế nào?
Qua thăm khám, bác sĩ tổng quát cũng có thể nhận biết được khi nào thì một u có độ chắc của một nang, nhưng thường thì bạn sẽ được họ giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa về tuyến vú để xác định chẩn đoán.
Tại chuyên khoa tuyến vú, bác sĩ sẽ dùng 4 kỹ thuật để đánh giá, đó là khám tuyến vú, chụp nhũ ảnh (mammogram = X-quang tuyến vú) và chọc hút bằng kim nhỏ (fine needle aspiration=FNA, rút dịch bằng kim nhỏ và ống tiêm để xét nghiệm). Nếu khó cảm nhận thấy u trong tuyến vú qua thăm khám, bác sĩ sẽ sử dụng thêm siêu âm tuyến vú để xác định.
Điều trị nang tuyến vú
Nang tuyến vú có thể tự biến mất. Nếu nang lớn thêm và không biến đi, bác sĩ chuyên khoa có thể dùng kim nhỏ rút dịch trong nang (giống thủ thuật đã làm khi chẩn đoán). Thường thì nang sẽ biến đi sau khi rút dịch. Dịch rút được từ nang có thể thay đổi về hình dạng, từ trong cho đến rất sậm màu. Dịch này sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Nếu dịch có máu,  có thể đó là dấu hiệu của ung thư tuyến vú.
Nang tuyến vú tái phát trong 1/3 trường hợp. Việc điều trị cũng tương tự như những lần trước và không cần thiết phải làm thêm xét nghiệm nào khác. Khi một NTV cứ tiếp tục đầy trở lại sau khi đã chọc hút, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn làm một phẫu thuật nhỏ gọi là phẫu thuật sinh thiết cắt bỏ nang. Phẫu thuật sinh thiết làm với kỹ thuật gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Tiến hành xong phẫu thuật bạn có thể trở về nhà trong ngày hoặc ở lại bệnh viện qua đêm. Vết mổ nhỏ ở ngực có thể cần phải may một hoặc vài mũi. Nang phẫu thuật sinh thiết xong sẽ được làm giải phẫu bệnh. Kết quả mô học có sau vài ngày.
Sau đây là một số hình ảnh minh hoạ
Image
Một u cục ở vú

Image
Hình ảnh nang tuyến vú trên nhũ ảnh

Image
Nang tuyến vú trên nhũ ảnh

Image
Nang tuyến vú

Image
Chọc hút nang bằng kim nhỏ

Image
Chọc hút nang tuyến vú và phẫu thuật sinh thiết

Image
Rút dịch trong Nang tuyến vú

Image
Phẫu thuật cắt bỏ nang tuyến vú

Image
Nang tuyến vú vách dày 

Image
Nang tuyến vú 

Image
Hình ảnh nang tuyến vú trên siêu âm tuyến vú 
Các bệnh lý của tuyến vú: bướu sợi tuyến, nang tuyến vú, abcess vú, xơ nang tuyến vú, ung thư vú

công khai khách mua dâm

Cần công khai danh tính cả khách mua dâm

Liên tiếp những vụ phát hiện các đường dây bán dâm liên quan đến một số người mẫu, hoa hậu đã gây tranh luận mạnh mẽ về đạo đức xã hội, cũng như việc có nên hợp pháp hóa hay không hoạt động mại dâm.
>Hoa hậu nghi môi giới ngoại dâm 2.500USD

Sau khi VnExpress đưa loạt bài về những hoa hậu, người mẫu liên quan tới "đường dây bán dâm nghìn đô", tòa soạn đã nhận được hàng nghìn ý kiến phản hồi của độc giả nêu ý kiến về những vụ việc gây nhức nhối này.
Luồng ý kiến thứ nhất đồng ý việc công khai danh tính những người mua và bán dâm. Những độc giả này cho rằng việc mua bán dâm là bất hợp pháp, trái với thuần phong mỹ tục, chính vì vậy cần phải đưa ra những chế tài đủ mạnh để trừng phạt, đẩy lui tệ nạn này.
Bức xúc, độc giả Jerry cho rằng: “Hoạt động mại dâm đang bị phê phán. Nó phản ánh tư tưởng lệch lạc của một số ‘con người tệ nạn xã hội’ và ngày càng đáng lo ngại, nó làm nhiều cô gái lười biếng sống nhờ bán thân, và nhiều đàn ông sống buông thả, bệnh hoạn, phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, gây ra cả những căn bệnh cho xã hội.
Tôi nghĩ rằng nếu cả xã hội lên án, nêu tên, đăng hình những cô gái bán dâm, thì tại sao không bêu tên những kẻ mua dâm bệnh hoạn? Tôi nghĩ nếu xã hội, luật pháp làm nghiêm thì tệ nạn này mới giảm đi, không gây ra tình trạng bức xúc trong dư luận như hiện nay”.
Song song với luồng ý kiến thứ nhất, nhiều độc giả cho rằng những vụ việc người mẫu, hoa hậu bán dâm có một phần lý do là việc tổ chức tràn lan cuộc thi sắc đẹp trong thời gian vừa qua. Người đẹp được “sản xuất” hàng loạt, lượng nhiều nhưng chất không cao.
Chính nền tảng học vấn, tri thức của một số người đẹp không được chú trọng là nguyên nhân dẫn tới lối sống chơi bời, ham hưởng thụ và lười lao động. Để có những món đồ hàng hiệu cho “bằng chị bằng em” thì không còn cách nào khác là phải dấn thân vào con đường bán dâm để có tiền chi trả.
Độc giả Hoàng Linh Nga cho rằng các cuộc thi sắc đẹp như hoa hậu thì chỉ nên giới hạn, ví dụ như Hoa hậu Việt Nam, hai năm tổ chức một lần. Hiện nay chúng ta có quá nhiều cuộc thi sắc đẹp: hoa hậu biển, hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu trang sức, hoa hậu các vùng miền...
"Tổ chức nhiều như vậy khiến chúng ta không thể nhớ hết tên các hoa hậu và thực tế đã thời gian qua chúng ta đã lôi ra nhiều người đẹp mang mác hoa hậu để kiếm tiền bất chính”.
Còn theo độc giả Trịnh Viết Mai: “Từ chỗ một cô thôn nữ quen với đồng ruộng, vườn rau, đàn gia súc ... nhờ một chút nhan sắc, phút chốc được đại gia chăm sóc nâng lên tận mây xanh thành hoa hậu này, người mẫu nọ, trong khi vốn văn hóa lận lưng lúc có lúc không thì thử hỏi họ sẽ làm gì để có tiền mà tiêu pha sau màn kịch "sáng chói" kia?. Đừng trách họ nữa mà hãy trách ai đó dựng lên màn kịch này”.
Bên cạnh đó một số độc giả lại có tư tưởng khá thoáng, những người này cho rằng đã có cầu thì ắt có cung. Đây là vấn đề muốn cấm cũng không được, vậy thay vì ra sức ngăn cấm tại sao chúng ta không hợp pháp hóa hoạt động mại dâm, sau đó quản lý chặt chẽ và thu thuế hoạt động này như những ngành dịch vụ khác?
Dẫn chứng cho luận điểm này, nhiều người cho rằng một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Hà Lan…đã thành lập những “khu phố đèn đỏ” và xem đây như là một nét riêng để quảng bá cho ngành du lịch nước mình.
Một độc giả tên Viết nêu ý kiến rằng nên nhìn mọi vật khách quan và công bằng, việc cần làm là giáo dục để tránh việc lây nhiễm bệnh xã hội chứ càng cấm càng lén lút vụng trộm nhiều, càng thiếu hiểu biết thì phá thai vô sinh càng nhiều, cái đó mới là cái ảnh hưởng đến sức khỏe tương lai của cả một thế hệ.
Có bao giờ bạn hỏi bác sỹ xem tỷ lệ phá thai nữ giới ở Việt Nam là bao nhiêu không? Hãy suy nghĩ, nói và hành động một cách có trí tuệ”- độc giả này nhấn mạnh.

Nhiều nghi kỵ từ vụ 12 người nhiễm HIV trong một ấp

Nhiều nghi kỵ từ vụ 12 người nhiễm HIV trong một ấp

Cùng lúc phát hiện nhiều người nhiễm virus căn bệnh thế kỷ là chuyện chưa có tiền lệ ở một ấp vùng quê Bến Tre, làm dấy lên nhiều nghi kỵ về quan hệ tình dục bừa bãi, thậm chí "đổ tội" cho một y sĩ về hưu.
> Một ấp có trên 10 người nhiễm HIV chưa rõ nguyên nhân/ Truy tìm nguyên nhân một ấp có 12 người nhiễm HIV

Trong một lần chữa bệnh ở TP HCM, ông Cương ở ấp Phú Đăng (xã Ngãi Đăng, Mỏ Cày Nam) bất ngờ đến thảng thốt khi nghe bệnh viện thông báo mình bị nhiễm HIV. Tin này lan nhanh làm cả xóm xôn xao. Ông Hà trong xóm cũng giật mình lo lắng, hoài nghi khi cũng có những biểu hiện đau nhức, sốt nhẹ trong thời gian dài như ông Cương. Và, kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur TP HCM xác định ông Hà cũng dương tính với virus HIV.
Ngay sau đó, 28 người, cả đàn ông và phụ nữ trong ấp này đã đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre xét nghiệm thì đến 9 (đều là đàn ông) dương tính với virus HIV.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, cả 11 trường hợp này được phát hiện từ đầu tháng 4, cùng với một người được phát hiện bị HIV từ nhiều năm trước, tổng cộng 12 người. Mức độ nhiễm bệnh của mỗi người khác nhau và đã có trường hợp bắt đầu chuyển sang giai đoạn AIDS.
Một người vừa phát hiện nhiễm HIV ở ấp Ngãi Đăng. Ảnh: Trúc Giang.
Một người vừa phát hiện nhiễm HIV ở ấp Ngãi Đăng. Ảnh: Trúc Giang.
Phát hiện cùng lúc nhiều người nhiễm HIV, trong cùng một thời điểm, ở cùng một ấp là điều chưa có tiền lệ ở Bến Tre. Một câu hỏi lớn được đặt ra, vì sao một làng quê xa lắc như Ngãi Đăng lại có quá nhiều người nhiễm HIV? Chỉ có 3 con đường lây nhiễm HIV là qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Với những người đàn ông ở Ngãi Đăng thì đã loại trừ khả năng thứ 3, từ mẹ sang con.
Hiện hầu hết bệnh nhân đều cho rằng mình bị lây bệnh qua đường máu, và thủ phạm chính là ông y sĩ trong vùng. Họ cho rằng trong thời gian điều trị bệnh ở phòng mạch riêng của y sĩ này, thấy ông dùng chung một lọ thuốc để chích cho nhiều bệnh nhân và có thể virus HIV đã lây nhiễm trong quá trình này.
Mặc khác, ở Ngãi Đăng đã có một gái mại dâm chết vì HIV, nên giả thiết cũng không loại trừ khả năng họ lây nhiễm qua đường tình dục.
Theo Sở Y tế tỉnh Bến Tre, y sĩ bị "đổ tội" từng là cán bộ Đội vệ sinh phòng dịch Trung tâm Y tế huyện Mỏ Cày Nam và bắt đầu khám chữa bệnh tại Ngãi Đăng sau khi về hưu. Ông này có lỗi là hành nghề khám chữa bệnh nhưng không có chứng chỉ hành nghề và từng bị ngành chức năng xử phạt. Nhưng, theo Sở Y tế, điều đó không đồng nghĩa với việc khẳng định ông có sai sót trong chuyên môn để dẫn đến lây nhiễm HIV hàng loạt.
Ông y sĩ này cũng minh chứng sự vô can của mình khi cho biết đa số bệnh nhân của ông là phụ nữ và trẻ em, nhưng những người bị nhiễm HIV mới phát hiện ở ấp đều là nam giới. Hơn nữa, hai người (một nam, một nữ) chết vì AIDS trên địa bàn xã chưa từng là bệnh nhân của ông.
Về nghi vấn “dùng chung lọ thuốc”, Phó Giám đốc Sở Y tế Bến Tre Nguyễn Văn Thắng nói đây cũng có thể xem là một nguy cơ, nhưng tỷ lệ rất thấp. Phòng mạch tư của viên y sĩ không dành riêng điều trị cho nam giới, mà thông thường bệnh nhân nữ và trẻ em nhiều hơn. "Vì vậy không có cơ sở để khẳng định viên y sĩ là thủ phạm của tình trạng nhiễm HIV tập thể này", ông Thắng khẳng định.
“Nếu nói ở Ngãi Đăng có gái mại dâm chết vì AIDS nên những người đàn ông ở đây nhiễm HIV là do quan hệ với gái mại dâm, thì tôi không đồng tình”, ông Trần Tấn Đạt, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS nêu quan điểm. Theo ông Đạt, nếu những người nhiễm HIV ở Ngãi Đăng không lây qua đường máu thì lây đường tình dục là mặc nhiên, nhưng "hành vi nào mới là quan trọng. Đó là sự vô tình, thụ động hay cố ý thì cũng phải được xem xét kỹ. Không phải hễ một người bị lây nhiễm HIV qua đường tình dục là quy kết họ có quan hệ với gái mại dâm mắc bệnh".
11 người nhiễm HIV ở Ngãi Đăng dù mới phát hiện nhưng có vài người trong số họ đã bắt đầu chuyển sang AIDS. Điều đó chứng tỏ thời gian nhiễm virus của họ phải ít nhất từ 5 năm. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Xuân Liên, Trưởng Đoàn công tác của Viện Pasteur đến làm việc với ngành y tế Bến Tre vào chiều 1/6, rất khó xác định nguồn gốc lây nhiễm ở các bệnh nhân này. Lý do, khi lây nhiễm đã diễn ra từ rất lâu thì việc xác định được cơ sở chắc chắn là không dễ.
Hiểu rõ nguyên nhân lây nhiễm HIV để có giải pháp phòng tránh hợp lý là cần thiết, nhưng đó là điều dành cho cộng đồng, những người chưa nhiễm. Còn với những người đã nhiễm, truy tìm nguyên nhân không phải là yếu tố quan trọng. Vấn đề chính là cộng đồng nhìn họ, đối xử với họ như thế nào. “Bất kỳ người nhiễm HIV nào khi mới phát hiện cũng rất hoang mang, đó là tâm lý của sự sợ bị kỳ thị, sợ bị bỏ rơi không ai chăm sóc. Những người nhiễm HIV ở Ngãi Đăng luôn bảo rằng phải giải oan cho họ. Tôi đã nói với họ rất nhiều lần rằng đây là một loại bệnh mà họ là nạn nhân và cần được giúp đỡ chứ đâu có gì phải giải oan”, ông Trần Tấn Đạt chia sẻ.
Sự lây nhiễm HIV qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con, nghĩa là virus không chừa bất kỳ ai. Những hoạt động hàng ngày có liên quan đến máu như truyền máu, tiêm chích, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, hớt tóc... quan hệ tình dục không an toàn với người không biết rõ lịch sử tình dục, đều có nguy cơ nhiễm HIV. Nhưng có những quan hệ tình dục lành mạnh (với người yêu, vợ hoặc chồng) vẫn bị nhiễm HIV, nếu người trong cuộc không biết mình mang virus. Hoặc, có những công việc phải tiếp xúc hoặc vô tình tiếp xúc với máu có virus HIV thì vẫn có nguy cơ bị lây bệnh.
"Vì vậy, người nhiễm HIV là nạn nhân của đại dịch HIV, chứ không thể đánh đồng họ là tệ nạn xã hội", Phó giáo sư, tiến sĩ Trương Xuân Liên nói và khẳng định điều cần làm bây giờ ở Ngãi Đăng là ổn định tình hình, làm cho dân yên lòng và hạn chế bệnh lây lan.
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Bến Tre là đơn vị duy nhất của tỉnh được phép xét nghiệm khẳng định HIV. Ngay từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên ở Ngãi Đăng, ngành y tế Bến Tre đã chủ động vào cuộc, truyền thông, tư vấn cho bệnh nhân và gia đình họ hiểu biết sâu, rõ hơn về căn bệnh này.
Ông Trần Tấn Đạt cho biết, trong hai tháng qua, các bệnh nhân đã uống thuốc đều đặn, được tư vấn ổn định tâm lý. Vấn đề bây giờ là họ đang rất khổ sở vì dư luận. Vì vậy việc tiếp tục tuyên truyền để mọi người hiểu, chia sẻ và cảm thông, không kỳ thị với họ là điều quan trọng.
“Cùng hành động để bảo vệ bệnh nhân nhiễm HIV, để bảo vệ cộng đồng dân cư chứ không phải cố tìm nguyên nhân nhiễm bệnh của mỗi bệnh nhân cho kỳ được. Người nhiễm HIV là nạn nhân của căn bệnh thế kỷ chứ không phải là thủ phạm của một vụ án”, ông Đạt bức xúc

Cậu nhỏ ngắn

Tôi và anh yêu nhau được hơn ba tháng. Tôi sinh năm 1986, còn anh sinh năm 1983. Mặc dù hai tuổi được cho là không hợp nhưng cả hai chúng tôi xác định đều trưởng thành và muốn xây dựng gia đình cùng nhau. Chúng tôi đã làm chuyện vợ chồng trước.
Lần đó, vì trời mưa, tôi đến nhà anh chơi nhưng không về được. Anh đưa tôi về nhưng cả hai ướt sũng nên đành vào một nhà nghỉ ở gần cầu Thanh Trì qua đêm. Bước chân vào nhà nghỉ với anh thì coi như tôi đã xác định điều gì đã xảy ra và tôi đồng ý chuyện đó với anh.
Tôi nói thật với anh quá khứ của mình, 27 tuổi tôi không thể nói rằng mình hoàn toàn trong sáng và nên thẳng thắn còn anh cũng vui vẻ cho biết mình cũng yêu hai, ba người trước đó và tất cả đều có sex.
Lần nhập cuộc ấy, cả hai chúng tôi đều rất thoải mái về tinh thần. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà khi anh trần trụi bước từ nhà tắm ra đã khiến tôi choáng. Của quý của anh ngắn hơn mức bình thường.
Tôi không dám hỏi gì mà ngồi yên chờ xem tình hình có cải thiện hay không nhưng không có gì thay đổi. Tôi thấy nó chỉ dài chừng 5 -6 cm là cùng. Mặc dù cũng lăn tăn nhưng hôm đó tôi và anh vẫn quan hệ bình thường. Quan hệ với anh nhưng trong đầu tôi cố tìm cảm giác cho mình nhưng thú thực nó không như những lần trước với người đàn ông đã qua của tôi.
Tôi bắt đầu thấy hơi hoang mang vì sự khác biệt đó của anh. Tôi chỉ nói với anh rằng anh là người đàn ông thứ 2 của tôi nhưng thú thực tôi đã có 3 người đàn ông và với ai tôi cũng thấy "của họ" dài chứ không ngắn bằng ngón tay của tôi như của người yêu tôi lúc này.
Đêm hôm đó, anh vẫn hưng phấn và làm chuyện ấy với tôi hai lần. Biết tôi có suy nghĩ mông lung về “cậu nhỏ” của anh. Anh chỉ cúi đầu nói nó ngắn nhưng không làm sao cả. Anh đã đi khám rồi. Mọi hoạt động đều tốt. Tôi cười gượng “em không sao cả. Cái đó dài ngắn có quan trọng gì đâu anh”. Nhưng thực ra lúc đó trong đầu tôi là cả bầu trời câu hỏi vì sao?
Cả đêm đó tôi không ngủ. Lần đầu quan hệ với người mình coi như chồng của mình mà tôi thấy lo lắng và hoang mang quá. Tôi có nghe chuyện “cậu nhỏ” ngắn nhưng đã bao giờ được nhìn tận mắt đâu. Đến giờ nhìn tận mắt và trực tiếp là người “chăm sóc” cho nó tôi thấy hơi choáng váng và bất ngờ.
Ngay sáng hôm sau, vừa lên đến công ty làm việc, việc đầu tiên của tôi là tra cứu trên mạng xem cậu nhỏ ngắn như vậy có ảnh hưởng gì đến việc sinh con không cũng như chuyện vợ chồng có bị ảnh hưởng?
Mọi câu trả lời đều là không? Tôi cũng thấy thoáng vui nhưng không biết quyết định lấy anh rồi tôi có thất vọng vì “cậu nhỏ” ngắn ngũn của anh không?
Đêm hôm trước tôi thực sự chưa thấy thỏa mãn gì cả trong khi anh đang cố gắng thể hiện rằng của mình ngắn nhưng sức khỏe và độ dẻo dai của mình thì không ngắn tý nào cả. Liệu sau này không thỏa mãn nữa tôi có bị lãnh cảm vì chuyện đó không?
Từ hôm đó, anh vẫn đến chở tôi đi chơi và có một đôi lần rủ tôi quan hệ. Những lúc đó, tôi rất bối rối không biết nên làm gì vì trong trái tim tôi có hình bóng của anh nhưng tôi lại sợ nhìn thấy cảnh đó một lần nữa nên từ chối khéo.
Hôm trước gặp anh, anh nói với tôi rằng tháng 5 này rất tốt, anh muốn đưa tôi về ra mắt gia đình và dự tính tháng tám tới chúng tôi sẽ làm đám cưới. Trong lòng tôi cũng vui vui nhưng chỉ thoáng qua một lúc tôi lại lo sợ khi nghĩ đến người chồng của mình không được hoàn thiện cho lắm nhất là cái chỗ ấy của anh.
Tôi có nên nói thẳng với anh không hay cứ tiếp tục yêu và lấy anh. Việc “cậu nhỏ” ngắn hơn bình thường liệu có khiến chuyện ấy bị gián đoạn không?

Hơn 1 triệu người xem clip khích lệ tinh thần cho trẻ mắc ung thư

Hơn 1 triệu người xem clip khích lệ tinh thần cho trẻ mắc ung thư

(Dân trí) - Một đoạn video về trẻ em bị ung thư trong đó có cả các y tá, bác sỹ và cha mẹ các em cùng nhau hát và nhảy múa theo bài hát “Stronger” của ca sỹ Kelly Clarkson là món quà tinh thần cho các em nhỏ bị ung thư trên toàn thế giới.
 >> Áo dài Việt xuất hiện trong MV mới của Kelly Clarkson

Đoạn video là một phần trong chương trình nghệ thuật sáng tạo của các bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Seattle (Mỹ). Đây là ý tưởng của Chris Rumble, 22 tuổi, một bệnh nhân tại bệnh viện vừa bị phát hiện mắc bệnh máu trắng vào tháng 4 vừa qua. Anh muốn làm một điều gì đó để chia sẻ với đồng đội của anh trong đội hockey ở Washington.
Tuy nhiên, với thông điệp “Stronger”, “Fighter” và “Hope” (Mạnh mẽ, chiến đấu và hi vọng), đoạn video đã thu hút sự theo dõi của khá nhiều cư dân mạng và gây xúc động mạnh mẽ. Bác sỹ Douglas Hawkins, giám đốc bệnh viện, cho hay các bệnh nhân và nhân viên tại bệnh viện cũng rất vui khi nhận được nhiều phản hồi như vậy. Ông cho biết thêm, những việc làm như đoạn video này sẽ giúp bọn trẻ duy trì được tinh thần để chiến đấu với bệnh tật. “Khi một đứa trẻ hay người lớn bị ung thư, điều này khiến cuộc sống của họ trở nên sụp đổ, cuộc sống dường như không công bằng với họ, họ chỉ còn một cách là chiến đấu với chính cuộc sống này. Vì thế họ vẫn muốn làm mọi thứ để không nghĩ đến thuốc men và thời gian đằng đẵng ở trong bệnh viện”.
Đoạn video được đăng vào ngày 6/5 và hiện đã có hơn 1 triệu lượt xem:
 
 
Quách Vinh

Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra nhiễm HIV

Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra nhiễm HIV

(Dân trí) - Trung bình mỗi năm, cả nước có gần 5.000 phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV. Với tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con trung bình từ 30 - 40%, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV.


Ngày 2/6, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ phát động Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2012. Chủ đề của chương trình phát động năm nay là: “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015”. Dù thời tiết mưa to, nhưng hàng nghìn người đã có mặt tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa để tham gia buổi lễ phát động.
Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra nhiễm HIV
Hàng nghìn người tham gia buổi lễ phát động.
Đây là một trong những mục tiêu chính do Đại hội đồng Liên hợp quốc đề ra tại Hội nghị cấp cao về phòng, chống HIV/AIDS, tháng 6/2011 mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.
Thống kê tại Việt Nam, tính đến 31/12/2011, có 197.335 người trường hợp nhiễm HIV còn sống; tổng số trường hợp bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 48.720 người. Tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ mang thai khoảng 0,25%. Trung bình mỗi năm, cả nước có gần 5.000 phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV. Với tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con trung bình từ 30 - 40%, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV.
Tại Thanh Hóa, tính đến 31/3/2012: tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống là 4.806 người; tổng số trường hợp bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 2.109 người. Tính đến hết tháng 3/2012, toàn tỉnh Thanh Hóa phát hiện 1.056 phụ nữ nhiễm HIV, trong đó có 490 phụ nữ nhiễm HIV được tiếp cận điều trị ARV. Số bà mẹ được điều trị dự phòng lây truyền mẹ con là 136 người; số trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV là 96.
Trên thực tế, còn nhiều trường hợp phụ nữ mang thai không tiếp cận được các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nguyên nhân chủ yếu do bản thân người phụ nữ thiếu thông tin, thiếu kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS nói chung và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng nên không chủ động tìm kiếm dịch vụ. Các dịch vụ dự phòng lây truyền từ mẹ sang con chưa được cung cấp một cách rộng rãi.
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS cũng là rào cản làm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV khó tiếp cận các dịch vụ. Một số không nhỏ phụ nữ mang thai nhiễm HIV chỉ phát hiện ra nhiễm HIV ở giai đoạn muộn trong quá trình mang thai hoặc trong khi chuyển dạ, dẫn đến khó khăn trong việc tư vấn xét nghiệm tự nguyện, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2012 sẽ được triển khai trong cả nước nhằm huy động sự tham gia của các các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể; các cơ quan, đơn vị; các tổ chức xã hội và mọi người dân vào các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Đồng thời là dịp để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân nói chung, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai nói riêng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tạo cơ hội cho phụ nữ mang thai tiếp cận sớm các dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con... góp phần thực hiện thành công mục tiêu “Loại trừ hoàn toàn tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015” của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.
Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra nhiễm HIV
Ông Vương Văn Việt - PCT UBND tỉnh Thanh Hóa trao quà cho các cháu nhỏ tại chương trình phát động.
Phấn đấu ít nhất có 80% số phụ nữ từ 15-49 tuổi được tiếp cận với các thông tin về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tư vấn, làm xét nghiệm HIV và quay lại nhận kết quả xét nghiệm trong thời kỳ mang thai lên 30%; tăng số phụ nữ mang thai được điều trị dự phòng sớm (từ tuần thứ 14) lên 30%; tăng gấp đôi số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng và được cung cấp sữa thay thế so với bình quân chung hàng tháng...
Theo khuyến cáo của ngành chức năng, nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV được chăm sóc và điều trị kịp thời thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang giảm xuống dưới 5% hoặc thấp hơn nữa, tiến tới có thể loại trừ hoàn toàn việc trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang con.

Khoa sản không bác sĩ

Khoa sản không có bác sĩ sản khoa

Thời gian gần đây, nhiều nơi trong đó có TPHCM, rộ lên tình trạng tử vong mẹ lẫn thai nhi, rồi tầm soát tiền sản bỏ sót dấu hiệu bệnh... Có ý kiến cho rằng bác sĩ tắc trách, người lại nói là do tình trạng bỏ rơi tuyến dưới của ngành y tế.

Trong những ngày đi thực tế tại các bệnh viện quận/huyện của TPHCM, chúng tôi thật sự giật mình với những gì đang tồn tại.
 
Khoa sản không có bác sĩ sản khoaNhà nước cần đầu tư đào tạo về nhân lực, trang bị máy móc ít nhất là đủ cho một cuộc sinh nở bình thường cho bệnh viện quận/huyện (ảnh mang tính minh hoạ). Ảnh: Trần Việt Đức

Bác sĩ chuyên nội khoa phụ trách khoa sản

Trong ba ngày từ 29 - 31/5, chúng tôi đã đi thực tế các khoa sản tại bệnh viện quận 7, 10, Nhà Bè, Phú Nhuận, Gò Vấp của TPHCM; và ghi nhận hầu hết các bệnh viện quận/huyện chỉ khám phụ khoa là chính, sản phụ đa số là những người sinh thường và không có bệnh lý gì trước đó. Cơ sở vật chất thiếu thốn nhiều, không có lồng ấp, không có đèn chiếu vàng da, máy đo tim thai... Thiếu bác sĩ, đặc biệt những bác sĩ có tay nghề nên việc tầm soát và đỡ sinh còn thiếu kinh nghiệm và nhiều rủi ro.

Ngày 29/5, tại bệnh viện quận Gò Vấp, hai phòng tại khoa sản có khoảng mười bệnh nhân đang nằm dưỡng thai, truyền nước, trong đó có tới 7 người là công nhân làm tại quận Gò Vấp và quận 12. Chị N.T. Thương, một công nhân, cho biết chị đã nằm dưỡng thai và dự sinh ở đây vì bác sĩ nói sinh thường. Trong quá trình sinh nếu có gì khó khăn bệnh viện sẽ chuyển xuống bệnh viện nhân dân Gia Định.

Chúng tôi giật mình khi bác sĩ Phạm Đình Thảo, phó giám đốc bệnh viện Gò Vấp cho hay, khoa sản của bệnh viện có 16 nữ hộ sinh đỡ đẻ, tất cả đều có trình độ trung cấp, không có bác sĩ sản khoa nên bản thân ông là một bác sĩ chuyên khoa 2 về nội khoa phải điều hành khoa sản. Theo ông, mặc dù mỗi tháng bệnh viện vẫn tiếp nhận sinh thường 20 - 30 ca, nhưng hầu hết là người nghèo. Những người có điều kiện họ sẽ thêm tiền để lên Từ Dũ, Hùng Vương và một số bệnh viện lớn chứ không chọn sinh ở quận, bởi ở bệnh viện quận/huyện nói chung hiện nay bác sĩ sản khoa thiếu trầm trọng, cộng thêm trang thiết bị chẩn đoán còn hiếm, khoa hồi sức sản khoa của bệnh viện không đủ tiêu chuẩn. Một bệnh viện quận muốn giữ sinh những ca khó thì bác sĩ sản khoa phải đứng đầu, người đỡ sinh phải có kinh nghiệm lâu năm, khu mổ bắt con phải có phòng hồi sức, hồi sức sơ sinh, hậu phẫu cho mẹ, phải có ngân hàng máu… Nhưng hầu hết những điều kiện trên, bệnh viện quận/huyện hiện nay không đáp ứng được.

Tại bệnh viện quận Phú Nhuận, khoa sản có mười giường ở tầng trệt nhưng chỉ có hai bệnh nhân nằm truyền nước. Đã 11h trưa nhưng con số thứ tự khám phụ khoa dừng ở số 16. Phòng chờ sinh và cấp cứu sản khoa khoá cửa, phòng khám sản khoa dừng ở con số 8 bệnh nhân. Phòng dịch vụ hậu sản không có bệnh nhân nằm. Tương tự tại khoa sản của bệnh viện quận 7, Nhà Bè, mặc dù mặt bằng của bệnh viện và khoa sản khá lý tưởng nhưng hầu hết các phòng bệnh đều trống vắng, cơ sở vật chất chỉ đáp ứng cho một cuộc sinh thường, nếu có tai biến y khoa có lẽ sẽ khó trở tay kịp.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn, giám đốc bệnh viện quận Phú Nhuận, những ca sinh thường ở bệnh viện này tháng cao nhất cũng chỉ khoảng 30 - 40 ca. Đa số những ca này đều khoẻ mạnh và đã từng sinh con đầu bình thường bệnh viện mới dám nhận. Đối với những ca khó, bệnh viện không dám giữ lại mà chuyển thẳng lên bệnh viện Gia Định, Từ Dũ, Hùng Vương. Bác sĩ Sơn cho biết cả ba phòng mổ của bệnh viện không đủ tiêu chuẩn khép kín, bác sĩ sản khoa chỉ có hai người, trong đó một người nghỉ hưu được hợp đồng lại; trang thiết bị, máy móc theo dõi sản khoa còn thiếu, kể cả máy đo tim thai…

Bao giờ?

Vào cuối tháng 5 vừa qua, bộ Y tế đã tổ chức hội nghị tăng cường thực hiện đề án vệ tinh, đề án đưa bác sĩ tuyến trên về cơ sở, trong đó có đề cập đến những tai biến sản khoa xảy ra liên tục gần đây ở bệnh viện tuyến dưới. Bộ trưởng bộ Y tế nhấn mạnh là phải tập trung xây dựng bệnh viện vệ tinh đối với những chuyên khoa quá tải, trong đó có khoa sản tại Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, như chúng tôi phản ánh ở trên, tại các bệnh viện quận/huyện của TP.HCM, mặc dù không sử dụng hết công suất giường bệnh nhưng bác sĩ sản khoa rất hiếm, phương tiện kỹ thuật không có.

Tại bệnh viện quận Gò Vấp, bác sĩ Thảo cho rằng bác sĩ sản giỏi không chịu về bệnh viện quận, đa số các bác sĩ học xong về bệnh viện quận thực tập hai - ba năm rồi xin đi học chuyên khoa. Khi “đủ lông đủ cánh” thì “bay” mất. Bệnh viện nhân dân Gia Định cũng đã từng xuống hỗ trợ bệnh viện Gò Vấp về chuyên khoa sản, nhưng không thành công vì ở đây không có nhân sự phù hợp.

Với những gì đang diễn ra, bác sĩ Thanh Sơn nhận định, khoa sản ở bệnh viện quận/huyện khó phát triển vì bác sĩ ở bệnh viện quận ít được tiếp xúc với bệnh nhân, không đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị nên họ không chuyên tâm vào phát triển khoa sản.

Lãnh đạo các bệnh viện tuyến quận/huyện mà chúng tôi tiếp cận đề xuất: Nhà nước cần trang bị đầu tư đào tạo về nhân lực, trang bị máy móc ít nhất là đủ cho một cuộc sinh nở bình thường cho bệnh viện quận/huyện. Bên cạnh đó, các bệnh viện tuyến trên như bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương nên liên tục cho bác sĩ xuống trao đổi kinh nghiệm, vừa làm vừa hướng dẫn cho các bác sĩ tuyến dưới và nữ hộ sinh.

Sẩy thai vì cái quần chíp

Sẩy thai vì cái quần chíp
Khi bị mất đứa con ở tuần thai thứ 18, Loan không thể ngờ nguyên nhân lại chỉ ở những chiếc quần lót của mình.
Chỉ vì coi thường “cái bệnh cỏn con” vẫn hay gặp trong mùa mưa, Loan đã mất đi đứa con đầu lòng. Giờ thì cứ sắp mùa mưa, Loan lại nhắc mình chú ý đến việc giặt giũ, phơi phóng quần áo, nhất là đồ lót, để bảo đảm vệ sinh. Cô vẫn sợ khi nhớ lại lần mang thai đầu tiên vào năm ngoái, vì chủ quan với chuyện này mà đứa bé đã mất trước khi ra đời. Đến nay, cô vẫn chưa có thai trở lại.
Ảnh minh họa
Một thời gian sau khi biết mình có bầu, Loan thấy rất ngứa ở cơ quan sinh dục, huyết trắng ra nhiều. Cô biết mình bị viêm, vì điều này vẫn thỉnh thoảng xảy ra trước đây. Tâm sự với chị gái, chị cô bảo bà bầu thì viêm nhiễm là chuyện thường, chẳng sao cả, cứ đặt thuốc là hết, bây giờ nhiều loại thuốc tốt lắm. Loan bèn ra hiệu thuốc hỏi mua viên đặt. Đặt hết một hộp, bệnh vẫn không khỏi, hết thuốc chừng một tuần thì các triệu chứng lại có vẻ dịu đi. Nhưng chỉ mấy tuần sau, âm đạo lại viêm. Cô tự nhủ thôi không đặt thuốc nữa, sợ ảnh hưởng đến em bé, để sinh xong hẵng hay.
Nhưng đến tuần thai thứ 18, Loan đau bụng dữ dội, ra máu rồi sẩy. Bác sĩ cho biết, nguyên do là nước ối và nhau thai cũng bị viêm nhiễm, hậu quả của chứng viêm sinh dục từ người mẹ. Đã có nhiều sản phụ khác gặp chuyện đau lòng vì bệnh này. Ngoài những thai nhi bị sẩy như trường hợp của cô, nhiều em bé chào đời bị viêm niêm mạc miệng, viêm phổi, viêm da, nhiễm trùng mắt… do nhiễm nấm khi đi qua âm đạo của mẹ.  Trong khi đó, viêm âm đạo do nấm lại vô cùng phổ biến ở các bà bầu, chiếm đến 30%, cao gấp 5 lần phụ nữ bình thường. Lẽ ra khi có biểu hiện bệnh, người mẹ không được tự chữa hay lờ đi mà phải đi khám để điều trị theo đơn.
Nói chuyện với bác sĩ, Loan cũng nhận ra mình đã quá chủ quan, sơ sài trong sinh hoạt. Hồi cô mang bầu đang mùa mưa, hai vợ chồng lại bận nên quần áo mấy ngày giặt một lần, giặt xong treo kín cái ban công bé tẹo, quần lót nằm lẫn trong đống quần áo dài. Sợ trời mưa nên trước khi đi làm, Loan lôi cả đống đồ chưa khô đó vào treo trong phòng, cũng vì vội nên chẳng kịp tãi ra cho thoáng. Cuối cùng thì đồ cũng đủ khô để mặc. Hóa ra cái lối phơi đồ ấy khiến quần áo của cô, nhất là đồ lót, không được diệt khuẩn, gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
Để không lâm vào hoàn cảnh của Loan, chị em, nhất là các bà bầu, cần chú ý đặc biệt đến chuyện giặt và phơi đồ lót. Trong mùa mưa, càng phải đảm bảo chúng được giặt sạch và phơi khô ở nơi thoáng. Ngoài ra, chị em cần ăn mặc rộng rãi với chất liệu thấm mồ hôi, vệ sinh cơ thể cũng như vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh viêm âm đạo. 
Theo Phạm Hoàng

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Lộ diện các giá bán dâm 2500 usd

Lộ diện thêm 2 người đẹp bán dâm 2.500 USD

Đường dây bán dâm khét tiếng của má mì hoa hậu Mỹ Xuân đang tiếp tục làm xôn xao dư luận với những gái gọi 'tên tuổi' và đắt giá. Thêm một cô hoa khôi và một người mẫu ảnh khá quen mặt được xác định thực chất chính là gái mại dâm.
Tối 2.6, các trinh sát thuộc Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) công an TPHCM cùng công an địa phương đã ập vào kiểm tra đột xuất một khách sạn trên địa bàn quận 1, phát hiện 4 cặp nam nữ đang có hành vi mua bán dâm. 
Ngoài Hoa hậu Võ Thị Mỹ Xuân, các đối tượng bán dâm bị bắt tại hiện trường còn có Hoa khôi Lê Thị Yến Duy và hotgirl Jenny Phương.
Theo lời khai ban đầu của các cô hoa hậu, hoa khôi, người mẫu bán dâm, cầm đầu đường dây này là bà Trần Quang Mai (SN 1972, quê Long An, ngụ phường 1, quận 3 – TPHCM), từng làm tiếp viên quán bar, hiện hành nghề cắt tóc, săn sóc sắc đẹp.
Mỗi lần bán dâm, các hoa hậu, hoa khôi Mỹ Xuân và Yến Duy được trả 2.000 USD, riêng hotgirl Jenny Phương có giá 2.500 USD/lần bán dâm. Riêng Mỹ Xuân không những bán dâm mà còn kiêm luôn việc môi giới bán dâm cho các cô gái khác. 
Lê Thị Yến Duy không phải là một nhan sắc quá mặn mà, nhưng với cái mác hoa khôi cuộc thi Duyên dáng thời trang năm 2010, cô cũng có thể "đường hoàng" sánh bước cùng các đàn chị tên tuổi trong công cuộc bán mua thân xác. Trong lần đăng quang ấy, câu trả lời ứng xử của cô được đánh giá tốt và giành được nhiều tình cảm của khán giả.
Hoa khôi duyên dáng Lê Thị Yến Duy
Khi được hỏi về dự định của mình sau khi đoạt giải hoa khôi, Yến Duy đã tâm sự: "Việc học đối với em là quan trọng nhất. Vì vậy, sau cuộc thi này em sẽ tiếp tục hoàn tất việc học của mình. Ước mơ của em vẫn là được truyền tải những nét đẹp của quê hương, người con gái Bến Tre đến với các bạn trong và ngoài nước. Sau khi tốt nghiệp ra trường, em mong được về quê làm việc để đóng góp một phần nhỏ cùng xây dựng quê hương Bến Tre giàu đẹp".
Chưa từng đoạt một giải thưởng nào trong các cuộc thi nhan sắc, tuy nhiên Jenny Phương lại được nhiều người biết tới hơn cả đàn chị Mỹ Xuân và Yến Duy. Cô người mẫu ảnh được mệnh danh là "hotgirl" có thân hình gợi cảm và một khuôn mặt rất ưa nhìn, từng "làm mưa làm gió" các diễn đàn mạng bởi những shoot hình bốc lửa và táo bạo.
Hotgirl Jenny Phương chuyên chụp hình khoe thân trên mạng (Ảnh: 2sao)
Ngoài ra, Jenny Phương còn "đặt một chân" vào nghệ thuật với việc tham gia một vai nhỏ trong bộ phim Bẫy cấp 3. Tuy nhiên, bộ phim này đã không được cấp phép, nếu không cô hotgirl sẽ có thêm một danh xưng mới. Giá của cô diễn viên hụt này mỗi lần "đi khách" lên tới 2.500 đô la Mỹ.
Còn một gương mặt khá đình đám chưa được lộ diện trong đường dây bán dâm "khủng" này, tuy nhiên tên tuổi vẫn chưa được xác định cụ thể. Theo nhiều nguồn tin, đây còn là một "nhan sắc" vượt trội so với Mỹ Xuân, Yến Duy cũng như Jenny Phương.

Người mẫu - Kẻ bán mình cho "quỷ dữ"?

Người mẫu - Kẻ bán mình cho "quỷ dữ"?

Tiền bạc là thứ quan trọng trong đời sống của con người, nhưng không ít kẻ đã sẵn sàng bán thân mình cho “quỷ dữ” để đổi lấy những đồng tiền nhơ nhuốc. Trong số này, người mẫu cũng là chiếm một số lượng không nhỏ.
Trong tiếng Anh, tiền là “money” – một danh từ không đếm được, là một khái niệm trừu tượng và không thể đưa ra một giới hạn nào đó để vươn tới. Trong thời đại của sự thực dụng, của một nhịp sống nhanh - sống gấp, tiền được đẩy lên đến mức thần thánh, được tung hô, sùng bái và những “nô lệ của đồng tiền” luôn muốn chiếm hữu một số tiền lớn nhất có thể. Bởi thế, thành ngữ “được voi đòi tiên” mới được ra đời – ám chỉ lòng tham vô đáy của con người.
Bản ngã của lòng tham
Người mẫu là những người được trời phú cho những vóc dáng mà con người hằng ao ước, luôn diện lên những bộ cánh thời thượng trước đám đông, hay góp mặt tại những buổi tiệc xa hoa hoặc cất bước trên sàn catwalk trong sự thán phục, trầm trồ của người xem. Trên ánh đèn sân khấu, họ là những con người được coi là chuẩn mực của thời trang, phô bày những đường cong “chết người” cốt chỉ để quảng cáo cho một bộ sưu tập thời trang, một nhãn hàng nào đó… Đổi lại, họ được nhận những mức cát-xê rất hậu hĩnh. Tùy theo mức độ nổi tiếng mà người ta trả công cho họ một cách tương ứng, bởi có người có thu nhập lên đến hàng trăm triệu/tháng, hoặc ít hơn cũng là hàng chục cho người mẫu hạng hai – một con số không nhỏ nếu đối chiếu với mức sống bình quân của người Việt Nam. Nghèo khổ là một phạm trù bị loại trừ trong trường hợp này, nên chuyện người mẫu bán dâm để kiếm tiền “trang trải cuộc sống” là một lý do không thể chấp nhận.
 
Từ một người mẫu ảnh Hông Hà và sa ngã thành gái bán dâm
Một đường dây mại dâm cao cấp chuyên bán cho các “đại gia” vừa được phanh phui, trong đó gái mại dâm phần lớn là những diễn viên, người mẫu trong làng showbiz Việt. Đáng chú ý nhất, phải kể đến cô diễn viên - người mẫu Hồng Hà, người được công chúng biết đến qua vài vai phụ trong các bộ phim và là người mẫu ảnh. Động cơ bán dâm của Hồng Hà được bộc lộ qua những lời khai với cơ quan điều tra: “Em nghĩ đơn giản là mình chỉ đi chơi một buổi với khách mà lại kiếm được nhiều tiền thế thì chẳng tội gì. Nghĩ đơn giản, không bao giờ ngờ đến chuyện có ngày lại bị bắt quả tang như thế này”. Hoặc “Phim thì chỉ được khoảng hơn 10 triệu đồng/ bộ phim, còn chụp ảnh thì em được khoảng 1 triệu đồng/ buổi chụp hình”. “Nhiều tiền” với Hồng Hà là 1.000 - 1500 USD cho một lần bán dâm – một mức giá quá “khủng” mà bất cứ ai cũng có thể thèm muốn, cũng có thể sa ngã trước những cám dỗ “chết người” như những lời đề nghị của “má mì” Kiên “pê-đê”. Hồng Hà chắc chắn không phải là người mẫu duy nhất bị dính vào đường dây “gái gọi”, bởi quá khứ đã tố cáo tất cả. Yến Vi, Kim Tính… là những bài học nhãn tiền nhưng chẳng răn đe nổi ai, khi ma lực của đồng tiền đã cào bằng những giá trị đạo đức và chuẩn mực làm người, khát vọng làm giàu bằng những con đường tội lỗi.
Bao giờ mới gọi là hết nghèo?
Trước đây, việc người mẫu Trang Trần tố cáo nhiều người mẫu bán thân đã bị không ít luồng dư luận “ném đá” cật lực. Ba năm sau, Trang Trần đã sắm “vai ác” khi lên Facebook để cười sặc sụa rằng, những gì cô nói là chẳng sai thông qua việc Hồng Hà bán dâm bị đưa ra ánh sáng. Phải chăng, Hồng Hà chỉ là một cô người mẫu kém may mắn trong sự nghiệp khi chỉ luôn nhận được những vai phụ trong phim và không thể là hàng “chóp bu” trong giới người mẫu? Hoặc là, cô chỉ chỉ là nạn nhân của số phận, quá xui xẻo khi bị “bắt quả tang” trong khi những người mẫu bán dâm khác vẫn đang hoạt động trong bóng tối? Tất nhiên, như một số người trong nghề đã thừa nhận, việc một số người mẫu - ca sỹ - diễn viên bán thân để đánh đổi tiền tài và sự nghiệp là một con số không nhỏ. Thực tế, một số nước có nền giải trí phát triển mạnh như Hàn Quốc, Trung Quốc đã khơi ra không ít những scandal của các ngôi sao trong làng giải trí bán dâm cho các “đại gia” và đổi lại những quyền lợi về kinh tế, chỗ dựa và bàn đạp cho sự nổi tiếng… Nên nhớ rằng, những ngôi sao ấy nếu không bán dâm chắc chắn cũng có mức thu nhập hoàn toàn vượt trội so với sao Việt, nhưng tại sao họ vẫn dẫm vào con đường của sự u mê và bị rẻ khinh bởi chính bản thân mình? Từ đó có thể thấy rằng, nếu nhiều người mẫu Việt sa chân vào con đường làm “gái gọi cao cấp” thì cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên!
 

 
Không phải ai sinh ra cũng muốn mình làm gái điếm, bởi thực tế cuộc sống nghiệt ngã và những định mệnh đã đẩy họ dấn thân vào con đường làm nhơ nhuốc bản thân mình. Như chuyện nàng Kiều phải bán thân vào chốn thanh lâu, rời xa cuộc tình đẹp như mơ với Kim Trọng chỉ vì gia cảnh gặp đại nạn và đó là một hành động bắt buộc, đôi khi còn được coi là cần thiết. Nhưng tôi tự hỏi, tại sao người mẫu lại chọn nghề này như là một con đường để làm giàu, để tiến thân? Họ sở hữu một cuộc sống no đủ khiến nhiều kẻ phải khát khao, những nhan sắc trời phú và hoàn toàn có thể sống tốt với nghề. Họ không nhất thiết phải bán rẻ thể xác của mình cho những kẻ “nhiều tiền rửng mỡ” để theo đuổi sự hào nhoáng phù phiếm, để phần đời còn lại luôn phải sống trong tâm trạng của tội lỗi. Họ không chỉ “đại hạ giá” bản thân mình, mà còn có nguy cơ đẩy những người thân yêu của họ đến bờ vực của những bi kịch về con đường “gái gọi” của mình. Gia đình Hồng Hà sẽ ra sao khi mà những thông tin về cô đã đầy rẫy trên các mặt báo với những chi tiết rõ ràng, mạch lạc đến thế? Họ có thể ngẩng cao đầu nhìn hàng xóm, vỗ ngực tự hào khi con họ là một người mẫu bán dâm dù trước đây, họ chỉ tự hào khi cô là một người mẫu - diễn viên?
Không phải sự hối hận nào cũng muộn
Không thể phủ nhận, nghề người mẫu có tuổi thọ rất ngắn và người ta luôn phải cố sức để tận dụng được thời “hoàng kim” này để gầy dựng công danh - sự nghiệp trong thời gian ngắn nhất có thể. Bởi thế mà “nữ hoàng đồ lót” Ngọc Trinh đã không ngại quay ngược trở về hàng trăm năm lịch sử nhằm tìm lại hình ảnh của một người phụ nữ phong kiến: cam chịu, nhẫn nhục và “ngoan” để chiều lòng “đại gia”. Người mẫu có thể vin vào hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông” nhưng công danh là gì khi nó được dựng xây bằng con đường “gái gọi” mà không phải bằng tài năng, bằng khối óc và sức lực lao động chân chính? Trong diễn biến hỗn loạn của showbiz Việt, người ta tự hỏi là có bao nhiêu phiên bản của Hồng Hà đang tồn tại và ngày càng có xu hướng nhân bản? Dù không phải “vơ đũa cả nắm” nhưng chắc chắn, đây là một con số không nhỏ!
 
Yến Vy
 
Không một lý thuyết nào đủ sức thuyết phục những người mẫu đang kiêm nhiệm nghề “gái gọi” quay trở lại con đường chân chính bởi đơn giản, họ đã xác định đầy đủ sự thiệt - hơn khi đưa ra quyết định làm nhơ nhuốc bản thân mình. Nhưng sẽ hữu ích nếu họ dừng lại và chịu suy nghĩ những bài học về những giọt nước mắt lầm lỡ của Yến Vy, Kim Tính… trong quá khứ. Không phải sự hối hận nào cũng là quá muộn, và đừng biến bản thân minh trở thành nô lệ của đồng tiền trong sự nhơ nhuốc của linh hồn lẫn thể xác. Hãy biết bằng lòng với bản thân mình, mỉm cười trong sự cố gắng và đừng để đồng tiền lăn tròn trên lương tâm!
Dự thi: Biên tập viên xuất sắc.
Chủ đề: Vụ người mẫu bán dâm, một lần nữa khẳng định người mẫu không thể sống bằng nghề diễn