Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Sự co hồi của tử cung sau đẻ

Sự co hồi của tử cung sau đẻ

Sau đẻ, tử cung cao trên khớp mu 13 cm, trung bình mỗi ngày tử cung co hồi 1 cm, ngày đầu có thể co nhanh hơn 2 - 3 cm và sau đẻ 12 - 13 ngày không thấy đáy tử cung trên khớp vệ. thai nghén .net



Vì trong tử cung vẫn còn máu cục và sản dịch, nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống máu cục và sản dịch ra ngoài gây ra những cơn đau ở tử cung, ở người con so thường ít gặp vì chất lượng cơ tử cung còn tốt, tử cung luôn luôn co chặt lại. Các cơn đau tử cung thường gặp ở người con rạ, mức độ đau nhiều hay ít tuỳ theo cảm giác của mỗi người, nhưng càng đẻ nhiều lần càng đau vì chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung cần phải co bóp mạnh hơn các lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài. Đôi khi, các cơn đau tử cung này cần phải dùng thuốc giảm đau vì cường độ quá mạnh. Ở một số sản phụ, các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày. Các cơn đau tử cung đặc biệt cũng có thể gặp khi cho trẻ bú do oxytocin được giải phóng ra nhiều. Thông thường các cơn đau giảm dần về cường độ và sản phụ thấy dễ chịu vào ngày thứ 3 sau đẻ.

Sau đẻ cần phải theo dõi sự co hồi tử cung bằng cách đo chiều cao tử cung, tính từ khớp mu tới đáy tử cung. Sự co hồi tử cung phụ thuộc vào:

- Ở người con so tử cung co hồi nhanh hơn ở người con rạ.
- Ở người đẻ thường co nhanh hơn người mổ đẻ.
- Người cho con bú co nhanh hơn người không cho con bú.
- Tử cung bị nhiễm khuẩn co chậm hơn tử cung không bị nhiễm khuẩn.
- Bí đái, táo bón sau đẻ tử cung bị đẩy lên cao và co hồi chậm.
Trên lâm sàng nếu thấy tử cung co hồi chậm, tử cung còn to và đau, bệnh nhân sốt, sản dịch hôi cần phải nghĩ tới nhiễm khuẩn hậu sản.
Ảnh đính kèm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét