Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Đánh tan nỗi lo ngại khám phụ khoa

Đánh tan nỗi lo ngại khám phụ khoa

Nữ giới luôn quan tâm đến các vấn đề sức khỏe đặt biệt là khu vực “tam giác vàng”, tuy nhiên không phải người phụ nữ nào cũng tự tin đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn phụ khoa. Các thông tin trên mạng về các vấn đề sức khỏe phụ khoa ở các diễn đàn, website dành cho nữ giới rất nhiều, nhưng đối với người chưa một lần khám phụ khoa hay đã từng khám thì đây không phải là một quyết định dễ dàng. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Ánh, chuyên khoa Sản – Phụ khoa, phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ, xin chia sẻ với các bạn nữ một số “kiến thức gối đầu giường” trước khi khám phụ khoa qua chủ đề:
ĐÁNH TAN NỖI LO NGẠI KHÁM PHỤ KHOA
Có rất nhiều bạn nữ lắc đầu e ngại việc khám phụ khoa vì nghĩ vừa đau vừa xấu hổ khi “bị” bác sĩ săm soi, thao tác lấy mẫu xét nghiệm ở khu vực “tam giác vàng”. Để tránh điều này, chúng tôi khuyên bạn nên trò chuyện cùng bác sĩ, lí do vì sao khám, các biểu hiện bất ổn, bệnh sử và hỏi thăm về các xét nghiệm bạn có thể phải làm, thao tác lấy mẫu như thế nào,.... Điều này sẽ giúp bạn thư giãn, có thời gian chuẩn bị tâm lý.

Gói khám phụ khoa

Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị nữ giới nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ hàng năm dù không có biểu hiện bất thường ở vùng “kín”. Việc này giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời những vấn đề sức khỏe phụ khoa ở giai đoạn sớm hoặc có nguy cơ mắc phải cao như ung thư cổ tử cung, viêm vùng chậu,…
Bạn có thể kết hợp gói khám phụ khoa tổng quát và gói khám sức khỏe định kỳ để có được “bức tranh” toàn cảnh về sức khỏe của mình nhằm chuẩn bị cho các kế hoạch tương lai như lập gia đình, có con,… Các bác sĩ sẽ dựa trên những biểu hiện lâm sàng, bệnh sử, đời sống tình dục để đưa ra các hạng mục xét nghiệm phụ khoa phù hợp nhất có thể.

Ý nghĩa các hạng mục xét nghiệm

Điều đặc biệt gói khám phụ khoa là không thể áp dụng một danh mục xét nghiệm cho tất cả đối tượng đến khám, sau đây là ý nghĩa của một số hạng mục xét nghiệm phổ biến trong các gói khám phụ khoa:

  • Siêu âm phụ khoa qua ngả bụng (Transabdominal ultrasound): Giúp kiểm tra các u bướu tại buồng trứng, tử cung. Áp dụng cho các bạn chưa có quan hệ tình dục
  • Siêu âm vùng chậu qua ngã âm đạo (Transvaginal ultrasound): Kiểm tra các u bướu tại buồng trứng, tử cung, chẩn đoán viêm vùng chậu. Áp dụng cho các bạn đã có quan hệ tình dục, đặc biệt các đối tượng nguy cơ cao: quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình…
  • Phết tế bào cổ tử cung (Pap’s smear): Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Đây là chỉ định bắt buộc nếu bạn đã có quan hệ tình dục sau 3 năm hoặc nữ giới từ 21 tuổi trở lên đã có quan hệ tình dục. Đối với nữ giới < 30 tuổi: làm xét nghiệm Pap Smear hàng năm. Nữ giới lớn hơn hay bằng 30 tuổi: nếu kết quả xét nghiệm 3 năm liên tiếp bình thường, thì bạn sẽ chuyển sang làm Pap định kỳ mỗi 2-3 năm, có thể kết hợp với test HPV để tầm soát.
  • Soi tươi huyết trắng (Wet mount): Tìm nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo thông thường.
  • Chụp nhũ ảnh ( mamography ) : Chỉ định cho nữ từ 40 tuổi trở lên, gần đây có khuyến cáo cho nữ từ 50 tuổi và nữ trên 40 tuổi có nguy cơ cao.
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Chi định trong trường hợp bạn có đời sống tình dục phong phú (giao hợp sớm, nhiều bạn tình, tần suất cao), có tiền sử bệnh lý lây truyền qua đường tình dục,…
Dựa trên triệu chứng và khám lâm sàng bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn làm thêm xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lây qua đường tình dục (STD) như lậu, Chlamydia, giang mai, HIV, HPV,...

Bên cạnh đó, tùy vào độ tuổi, triệu chứng lâm sàng hoặc các yếu tố nguy cơ, có thể bạn sẽ được tư vấn làm thêm các xét nghiệm như: đo mật độ xương, tiểu đường, cholesterol... Chúng tôi khuyên bạn nên tham vấn với bác sĩ Sản – Phụ Khoa trước để được tư vấn danh mục các xét nghiệm thực sự cần thiết và phù hợp với bản thân, hơn là tự ý lựa chọn gói khám.

Chuẩn bị gì trước khi khám phụ khoa

Khám bệnh không có nghĩa là bạn ngồi đó liệt kê những triệu chứng, bác sĩ kiểm tra rồi bạn cầm kết quả ra về. Hãy đặt trước các câu hỏi để trao đổi với bác sĩ như: nguyên nhân bệnh, cách thức điều trị, phòng ngừa. Đây cũng là một cách để bạn tăng kiến thức y khoa của mình.
Nếu bạn làm xét nghiệm Pap smear thì nên đi ngay sau khi hết chu kỳ (sạch kinh), không quan hệ, không đặt thuốc và không thụt rửa trong âm đạo.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Ánh, chuyên khoa Sản – Phụ khoa, phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét