Bệnh viêm phổi với những biến
chứng nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong nếu bệnh nhân không hiểu biết về
bệnh và tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ.
Những người đã bị bệnh nhiễm khuẩn đường
hô hấp thì tránh được chúng ta cần nên tránh.(Ảnh minh họa)
Trong bài viết Bệnh viêm phổi: Những điều cần biết,
TS Phan Thu Phương, Trung tâm hô hấp, bệnh viện Bạch Mai đã cung cấp
những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và quá trình điều trị bệnh
viêm phổi.
Qua cuộc trao đổi với TS Phan Thu
Phương, chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị và các bạn những lưu ý trong
quá trình điều trị bệnh; cách chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tại nhà;
cách phòng chống bệnh viêm phổi tại cộng đồng.
BTV: Xin bác sĩ cho biết, trong quá trình điều trị bệnh viêm phổi, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề gì?
BTV: Xin bác sĩ cho biết, trong quá trình điều trị bệnh viêm phổi, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề gì?
TS. Phan Thu Phương: Khi
có biểu hiện của bệnh viêm phổi, người bệnh phải đến ngay các cơ sở
khám chữa bệnh để khám, không được tự ý mua thuốc ở nhà để uống, dẫn tới
việc khi đến bệnh viện đã quá muộn.
- Khi đã có đơn của các thầy thuốc, phải
tuân thủ điều trị vì trên thực tế có nhiều trường hợp thấy đỡ rồi lại
thôi, những trường hợp như vậy sẽ khiến diễn biến bệnh nặng lên, gây khó
khăn trong việc kiểm soát đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Ngoài ra khi điều trị ở nhà cũng cần chú
ý chế độ chăm sóc, dưỡng bệnh riêng. Bệnh nhân viêm phổi phải được nghỉ
ngơi ở nơi thoáng mát, uống đủ nước. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng
chế độ ăn uống nhằm nâng cao thể trạng để mau khỏi bệnh.
BTV: Nếu trong gia đình có người bị viêm phổi mạn tính thì nên có chế độ chăm sóc như thế nào?
TS. Phan Thu Phương: Đối
với trường hợp trong gia đình có bệnh nhân bị viêm phổi, người nhà bệnh
nhân nên giúp bệnh nhân ho có hiệu quả, có nghĩa giúp cho bệnh nhân ho
khạc được đờm. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tới bệnh viện thường
bảo không ho, không có đờm, nhưng thực tế là do bệnh nhân không biết
cách để khạc đờm ra ngoài.
Người nhà bệnh nhân nên giúp bệnh nhân
tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sĩ, điều trị đúng liều, đúng thời
gian và đặc biệt là đúng giờ trong ngày, vì nếu mà thấy đỡ rồi mà không
uống nữa thì bệnh không kiểm soát được.
Cần nhớ, khi điều trị tại nhà mà bệnh
không đỡ, cần phải đi khám lại ngay để các bác sĩ đánh giá lại và cho
phác đồ điều trị tốt hơn.
BTV: Tiến sĩ có thể đưa ra lời khuyên để phòng chống bệnh viêm phổi ngay từ cộng đồng hay không?
TS. Phan Thu Phương:
Đầu tiên, để có hiệu quả trong việc phòng chống bệnh viêm phổi cần phải
có môi trường sạch sẽ, nhà ở phải thông thoáng, khi thời tiết lạnh phải
che chắn không được để gió lùa.
Đặc biệt trong mùa lạnh phải tránh lạnh
để không bị viêm phổi nhất là ở những đối tượng người già, trẻ em, những
người có bệnh mãn tính, những người có bệnh suy giảm miễn dịch…
Cần giữ ấm cơ thể và loại bỏ những nguy
cơ gây hại đến đường hô hấp như thuốc lá, thuốc lào… để có thể tránh
được những bệnh lý mạn tính đường hô hấp.
Điều quan trọng để tránh được các bệnh
về hô hấp là phải nâng cao được sức khỏe, tập luyện thể dục, ăn uống
sinh hoạt điều độ. Không có sức khỏe tổng thể tốt sẽ dễ mắc nhiều loại
bệnh trong đó có viêm phổi.
Phải xác định xung quanh môi trường, vi
khuẩn gây ra các bệnh về đường hô hấp luôn luôn tồn tại, nó chỉ chờ sức
khỏe suy yếu thì sẽ ào vào cơ thể và gây bệnh.
Các yếu tố thuận lợi như: nhiễm trùng
đường hô hấp trên, viêm Amidan, viêm họng… Nếu có những yếu tố thuận lợi
phải điều trị triệt để, tránh biến chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới
và đặc biệt là viêm phổi.
Cần phát hiện sớm những dấu hiệu để điều
trị sớm, điều trị đúng, tránh để lại những hậu quả nặng nề, những
trường hợp viêm phổi vào bệnh viện trong tình trạng nặng và rất khó kiểm
soát mặc dù đã được các bác sĩ hết sức cứu chữa.
Trong cộng đồng, sau những vụ dịch như
H5N1, chúng ta cần hạn chế tiếp xúc với nguồn lây, không được chủ quan.
Những người đã bị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thì nếu tránh được chúng
ta cần nên tránh. Viêm phổi có thể lây ở tất cả mọi nơi như trường học,
bệnh viện… cần hạn chế tiếp xúc, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ
lây bệnh cao.
Những bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi nhiễm
trùng mạn tính nên tiêm vaccine cúm và vaccine phế cầu theo đúng chỉ
định của bác sĩ. Vaccine cúm phải tiêm hàng năm, thời điểm tiêm vaccine
cúm tốt nhất là trước khi dịch cúm hàng năm diễn ra khoảng 1 tháng lúc
này sức đề kháng của bệnh nhân được tốt nhất. Vaccine phế cầu nên chỉ
định đối với các đối tượng có yếu tố nguy cơ, đối tượng 70 tuổi, 5 năm
tiêm lại 1 lần. Đối tượng trên 70 tuổi tiêm 1 liều vaccine phế cầu thì
có thể phòng bệnh được.
Thông điệp cuối cùng mà chúng tôi muốn
gửi tới cộng đồng là chúng ta bị nhiễm khuẩn đường hô hấp phổi thì không
nên mua thuốc để tự điều trị ở nhà, không nên ngại tới khám ở các cơ sở
y tế. Việc mua thuốc ở ngoài chắc chắn sẽ không đúng và không giúp chữa
khỏi bệnh, đồng thời bệnh không kiểm soát được mà có những biến chứng
và dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét