WHO cảnh báo: Bệnh lậu có thể sẽ hết thuốc chữa
Tổ chức Y tế Thế
giới WHO cảnh báo mức độ vi trùng bệnh lậu lờn thuốc kháng sinh đang
tăng, và thế giới đang cạn dần phương thuốc chữa trị chứng bệnh truyền
nhiễm do liên hệ tính dục gây ra. Từ trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới ở
Thụy Sỹ, thông tín viên Lisa Schlein tường trình rằng WHO đang kêu gọi
phải cẩn thận hơn để sử dụng đúng cách các loại thuốc kháng sinh và
nghiên cứu thêm nữa về những chọn lựa thay thế trong vấn đề chữa trị.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết theo ước tính có khoảng 106 triệu người mắc bệnh lậu mỗi năm. Tổ chức cũng cảnh báo chỉ có ít những chọn lựa để chữa trị chứng bệnh nhiễm trùng này.
Một khoa học gia tại phân bộ nghiên cứu về bệnh nhiễm trùng do quan hệ tính dục gây ra, bác sỹ Manjula Lusti-Narasimhan cho biết sẽ có những hệ quả nghiêm trọng về sức khỏe nếu bệnh lậu không còn thuốc chữa. Bà nói: "Đối với nam nữ giới còn trong tuổi sinh sản, bệnh lậu có thể làm cho họ không có con. Đối với phụ nữ mang bầu, họ có thể bị mang thai ngoài tử cung hay bất chợt xảy thai có thể làm tăng cơ nguy tử vong cho người mẹ. Còn đối với những trẻ sơ sinh của những bà mẹ mắc bệnh lậu mà không được chữa trị, chúng ta đã biết hơn nửa số trẻ này bị nhiễm trùng mắt rất nặng và rất nhiều trong số này có thể bị mù.”
Lậu là một trong 4 chứng bệnh truyền nhiễm chính qua liên hệ tính dục có thể chữa khỏi. Loại vi trùng còn được gọi là superbug gây lây nhiễm bệnh lậu đã tăng tính lờn thuốc đối với hầu như tất cả mọi loại trụ sinh hiện có.
WHO cho biết tính lờn thuốc của vi trùng là do sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, lạm dụng thuốc hay thuốc có phẩm chất kém, cũng như sự biến dạng tự nhiên về di truyền của các vi trùng gây bệnh. Thêm vào đó các khoa học gia nêu lên cho thấy loại vi trùng bệnh lậu có khuynh hướng giữ tính kháng thuốc đối với các loại trụ sinh đã dùng để chữa trị chúng trước đó, ngay cả sau khi đã ngưng sử dụng.
WHO cho hay tầm mức của tính kháng thuốc này trên toàn thế giới ra sao hiện chưa được biết rõ vì thiếu những dữ liệu đáng tin cậy ở nhiều quốc gia và nghiên cứu chưa đủ. Nhưng WHO ghi nhận những ca bệnh kháng thuốc đang được báo cáo ở nhiều quốc gia, trong số này có Australia, Pháp, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển và Anh.
Bác sỹ Lusti-Marasimhan coi đây là phần nổi của một tảng băng sơn. Bà cho biết không có một phương pháp chữa trị mới nào để thay thế. Ngay bây giờ không có khám phá nào mới trong công cuộc nghiên cứu tìm phương thuốc chữa trị bệnh lậu. Bà nói: "Chúng tôi không có một phương pháp trị liệu thay thế nào. Từ trước đến nay người ta vẫn cứ đinh ninh rằng chỉ cần uống thuốc kháng sinh là khỏi ngay, xong chuyện. Hiện nay chúng ta đang ở trong giai đoạn là loại vi trùng này đang nhanh chóng tăng tính kháng thuốc ở rất nhiều nơi. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ. Vấn đề có tầm cỡ lớn hơn là những chọn lựa trong việc chữa trị mà chúng ta đang gặp phải hiện nay."
Tổ chức Y tế Thế giới hiện đang công bố một kế hoạch hành động toàn cầu kêu gọi theo dõi và phúc trình về các loại vị trùng kháng thuốc cũng như phải có những biện pháp ngăn ngừa, chẩn bệnh và kiểm soát tốt hơn đối với việc lây nhiễm bệnh lậu.
Các giới chức y tế cho biết bệnh lậu có thể ngăn ngừa được qua quan hệ tính dục an toàn hơn. Họ cho biết phát hiện sớm và chữa trị ngay lập tức là điều then chốt để kiểm soát các chứng bệnh nhiễm trùng loại này.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết theo ước tính có khoảng 106 triệu người mắc bệnh lậu mỗi năm. Tổ chức cũng cảnh báo chỉ có ít những chọn lựa để chữa trị chứng bệnh nhiễm trùng này.
Một khoa học gia tại phân bộ nghiên cứu về bệnh nhiễm trùng do quan hệ tính dục gây ra, bác sỹ Manjula Lusti-Narasimhan cho biết sẽ có những hệ quả nghiêm trọng về sức khỏe nếu bệnh lậu không còn thuốc chữa. Bà nói: "Đối với nam nữ giới còn trong tuổi sinh sản, bệnh lậu có thể làm cho họ không có con. Đối với phụ nữ mang bầu, họ có thể bị mang thai ngoài tử cung hay bất chợt xảy thai có thể làm tăng cơ nguy tử vong cho người mẹ. Còn đối với những trẻ sơ sinh của những bà mẹ mắc bệnh lậu mà không được chữa trị, chúng ta đã biết hơn nửa số trẻ này bị nhiễm trùng mắt rất nặng và rất nhiều trong số này có thể bị mù.”
Lậu là một trong 4 chứng bệnh truyền nhiễm chính qua liên hệ tính dục có thể chữa khỏi. Loại vi trùng còn được gọi là superbug gây lây nhiễm bệnh lậu đã tăng tính lờn thuốc đối với hầu như tất cả mọi loại trụ sinh hiện có.
WHO cho biết tính lờn thuốc của vi trùng là do sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, lạm dụng thuốc hay thuốc có phẩm chất kém, cũng như sự biến dạng tự nhiên về di truyền của các vi trùng gây bệnh. Thêm vào đó các khoa học gia nêu lên cho thấy loại vi trùng bệnh lậu có khuynh hướng giữ tính kháng thuốc đối với các loại trụ sinh đã dùng để chữa trị chúng trước đó, ngay cả sau khi đã ngưng sử dụng.
WHO cho hay tầm mức của tính kháng thuốc này trên toàn thế giới ra sao hiện chưa được biết rõ vì thiếu những dữ liệu đáng tin cậy ở nhiều quốc gia và nghiên cứu chưa đủ. Nhưng WHO ghi nhận những ca bệnh kháng thuốc đang được báo cáo ở nhiều quốc gia, trong số này có Australia, Pháp, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển và Anh.
Bác sỹ Lusti-Marasimhan coi đây là phần nổi của một tảng băng sơn. Bà cho biết không có một phương pháp chữa trị mới nào để thay thế. Ngay bây giờ không có khám phá nào mới trong công cuộc nghiên cứu tìm phương thuốc chữa trị bệnh lậu. Bà nói: "Chúng tôi không có một phương pháp trị liệu thay thế nào. Từ trước đến nay người ta vẫn cứ đinh ninh rằng chỉ cần uống thuốc kháng sinh là khỏi ngay, xong chuyện. Hiện nay chúng ta đang ở trong giai đoạn là loại vi trùng này đang nhanh chóng tăng tính kháng thuốc ở rất nhiều nơi. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ. Vấn đề có tầm cỡ lớn hơn là những chọn lựa trong việc chữa trị mà chúng ta đang gặp phải hiện nay."
Tổ chức Y tế Thế giới hiện đang công bố một kế hoạch hành động toàn cầu kêu gọi theo dõi và phúc trình về các loại vị trùng kháng thuốc cũng như phải có những biện pháp ngăn ngừa, chẩn bệnh và kiểm soát tốt hơn đối với việc lây nhiễm bệnh lậu.
Các giới chức y tế cho biết bệnh lậu có thể ngăn ngừa được qua quan hệ tính dục an toàn hơn. Họ cho biết phát hiện sớm và chữa trị ngay lập tức là điều then chốt để kiểm soát các chứng bệnh nhiễm trùng loại này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét