Bệnh giang mai
06
Jan
1.Giang mai là gì ?
Giang mai là một bịnh nhiễm trùng do vi Treponema pallidum. Bịnh tiến triển qua 3 giai đoạn hoạt động và một gia đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn đầu những vết loét xuất hiện trong những vùng tiếp xúc sinh dục như dương vật, miệng và hậu môn. Những hạch phồng lên không đau thường hiện diện trong vùng có săng như trong vùng bẹn của những bịnh nhân có tổn thương. Vết loét biến mất sau đó, bịnh tái phát lại sau vài tháng như một giang mai thứ phát.
Giang mai là một bịnh nhiễm trùng do vi Treponema pallidum. Bịnh tiến triển qua 3 giai đoạn hoạt động và một gia đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn đầu những vết loét xuất hiện trong những vùng tiếp xúc sinh dục như dương vật, miệng và hậu môn. Những hạch phồng lên không đau thường hiện diện trong vùng có săng như trong vùng bẹn của những bịnh nhân có tổn thương. Vết loét biến mất sau đó, bịnh tái phát lại sau vài tháng như một giang mai thứ phát.
-
Giang mai thứ phát là giai đoạn bịnh toàn thân có nghĩa là có tổn
thương ở nhiều cơ quan. Vì thế trong giai đoạn này bịnh nhân trải qua
nhiều triệu chứng khác nhau mà thường nhất là nổi hồng ban ở da. Thêm
vào đó giang mai thứ phát có thể liên quan một cách tiềm ẩn đến bất cứ
phần nào của cơ thể như sưng hạch bẹn, cổ, tay, viêm khớp, bịnh lý thận,
và những bất thường ở gan. Giai đoạn này nếu không điều trị giang mai
có thể tồn tại dai dẳng hoặc biến mất.
-
Hậu quả của giang mai thứ phát là bịnh nhân mang mầm bịnh mà không có
triệu chứng. Ðây là giai đoạn tiềm ẩn của bịnh. Giai đoạn tiềm ẩn này có
thể có hay không và kéo dài hơn 20 năm thì phát triển giai đoạn 3. Ðây
cũng là giang mai toàn thân và có thể gây ra nhiều vấn đề bao gồm :
1. Dãn những mạch máu của tim dẫn đến bịnh lý tim mạch.
2. Phát triển những nốt lớn trong những cơ quan khác nhau của cơ thể.
3. Nhiễm trùng não gây ra đột quị hoặc lú lẫn tâm thần.
4. Liên quan đến mắt dẫn đến giảm thị lực.
5. Liên quan đến tai dẫn đến điếc.
2. Giang mai được chẩn đoán như thế nào ?
Chẩn
đoán săng (giai đoạn nguyên phát) có thể được làm bằng cách xem những
chất tiết của vết loét dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, cần xem dưới kính
hiển vi nền đen để phân biệt được xoắn khuẩn Treponema. Vì kỹ thuật soi
này ít khi được dùng nên chẩn đoán và điều trị thường dựa trên sự xuất
hiện của săng. Ðối với giang mai giai đoạn II, III chẩn đoán được dựa
trên test kháng thể để phát hiện đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vi
khuẩn Treponema.
Test
máu chuẩn tìm giang mai là VDRL. Test này xác định đáp ứng đối với
nhiễm trùng nhưng không tìm được nguyên nhân thật sự của nhiễm trùng.
Mặc dù những test này rất hiệu quả trong việc phát hiện bằng chứng nhiễm
Treponema nhưng nó cũng tạo ra một số dương tính giả. Vì thế bất kỳ
test non- treponema nào dương tính thì cũng phải được xác nhận bằng test
treponema.
-
Cả hai test non-treponema và treponema chỉ dương tính trong khoảng 50%
những bịnh nhân có săng làm cho không chắc chắn trong việc chẩn đoán
giang mai nguyên phát. Những bịnh nhân ở giai đoạn II, III thì hầu như
có test VDRL, RPR cũng như MHA-TP hoặc FTA-ABS dương tính. Một vài tháng
sau điều trị những test non-treponema sẽ giảm đến mức không phát hiện
hoặc mức thấp. Tuy nhiên những test Treponema thì vẫn dương tính sau đó
dù có hay không việc điều trị giang mai.
3. Giang mai được điều trị như thế nào ?
Dựa trên giai đoạn của bịnh, điều trị giang mai được tóm tắt trong bảng sau :
Giai đoạn của bịnh
|
Ðiều trị thích hợp
|
Những cách điều trị khác
|
Giai đoạn nguyên phát
Giai đoạn thứ phát
|
Benzathine penicillin chích, 2,4 triệu đvị
(liều duy nhất)
|
Doxycycline 100mg,uống 2 lần/ngày /14 ngày.
Tetracycline 500mg uống 4 lần/ngày/14 ngày.
|
Nhiễm trùng tiềm ẩn (> 1 năm), có bịnh tim mạch, hoặc gôm giang mai
|
Benzathine penicillin G, chích, 4 tr Ðơn vị mỗi tuần khoảng 3 tuần.
|
Doxycycline 100mg,uống 2 lần/ngày / 28 ngày.
Tetracycline 500mg uống 4 lần/ngày/28 ngày.
|
Giang mai thần kinh
|
Aqueous crystallinepenicillin G 18-24 tr đv chích tĩnh mạch mạch/ngày/10-14 ngày
|
Procain penicillin chích 2,4 tr đơn vị mỗi ngày cùng với probenecid 500mg uống 4 lần /ngày/10- 14 ngày.
|
4.Người ta nên làm gì nếu tiếp xúc với người bịnh giang mai ?
Bất
cứ ai tiếp xúc tình dục với người có vết loét, hoặc hồng ban giang mai
thì có nguy cơ bị nhiễm giang mai cao. Những người tiếp xúc tình dục
trong vòng 90 ngày khi người bạn tình được chẩn đoán giang mai giai
đoạn đầu, giai đoạn II hoặc tiềm ẩn thì nên được điều trị một trong
những cách như đối với giang mai nguyên phát hoặc giai đoạn II. Nếu tiếp
xúc tình dục sau hơn 90 ngày người kia mới bị bịnh giang mai thì nên đi
thử test non- treponema. Nếu test này không làm được hoặc khó theo dõi
bệnh thì nên điều trị luôn như giang mai giai đoạn I, II. Cuối cùng,
những người tiếp xúc tình dục trong thời kỳ lâu dài (trên 1 năm ) mà sau
đó có nhiễm giang mai tiềm ẩn, hoặc giai đoạn III thì nên được đánh giá
bởi bác sĩ và làm những xét nghiệm về giang mai. Quyết định điều trị
hay không nên dựa vào bịnh nhân có triệu chứng của giang mai giai đoạn
I, II, III và những xét nghiệm máu về bịnh giang mai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét