Hà Nội: Vừa dập dịch tay chân miệng, vừa lo ứng phó SXH vào “mùa”
(Dân trí) - Hiện Hà Nội đang phải đối mặt với hai dịch bệnh cùng song
hành. Trong khi số ca tay chân miệng không ngừng tăng lên, gấp 6 lần với
cùng kỳ năm ngoái thì sốt xuất huyết cũng bắt đầu vào mùa cao điểm, với
nhiều ổ dịch được ghi nhận.
>> Hà Nội: Xuất hiện nhiều chùm ca bệnh tay chân miệng
Số ca chân tay miệng tăng gấp 6 lần
Ông
Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết,
tính đến ngày 5/10, Hà Nội có hơn 3.500 bệnh nhân tay chân miệng. So với
cùng thời điểm năm trước, thì con số này đã tăng gấp 6 lần. Với sự gia
tăng đột biến này, Hà Nội hiện là địa phương đứng thứ 2 ở khu vực miền
Bắc (sau TP Hải Phòng) và thứ 3 của cả nước (sau Hải Phòng, TP Hồ Chí
Minh) về số ca tay chân miệng.
TS
Cảm cho hay, năm nay bệnh tay chân miệng tập trung chủ yếu tại các
quận/huyện ngoại thành. Tính đến nay có 327 ổ dịch tại 26 quận, huyện,
trong đó 240 ổ dịch cộng đồng và 87 ổ dịch tại trường học.
“Bệnh tay chân miệng là bệnh do vi-rút đường ruột, lây theo đường tiêu hoá và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nốt phỏng, phân của người nhiễm vi-rút (gồm cả người lành mang trùng và người bệnh).
Tỷ lệ người lành mang trùng cao tới 71% trong các ổ dịch, thời gian
thải trùng kéo dài tới 6 tuần. Trong khi căn bệnh này vẫn chưa có
vắc-xin phòng và thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy việc phòng bệnh phụ
thuộc rất nhiều vào ý thức của vào cộng đồng“, TS Cảm nói.
Mọi người có thể chủ động phòng bệnh tay chân miệng bằng cách thực hiện tốt khẩu hiệu “3 sạch”, ăn uống sạch, ở sạch và bàn tay sạch. Thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng dưới vòi nước (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi
tiếp xúc với phân, nước bọt của người bệnh); rửa sạch đồ chơi, vật
dụng, sàn nhà; lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc
các dung dịch sát khuẩn thông thường. Cũng cần ghi nhớ, không chỉ người
lớn thường xuyên rửa tay xà phòng mà cũng cần thường xuyên cho trẻ rửa
tay sạch sẽ.
Nhiều ổ dịch sốt xuất huyết
Bên
cạnh dịch tay chân miệng tăng đột biến thì dịch SXH cũng song hành.
Tính đến ngày 5/10, toàn thành phố có gần 600 bệnh nhân, không có tử
vong. Số ổ dịch SXH ghi nhận trên 100 ổ, trong đó ổ dịch mới nhất là tại một công trường xây dựng ở phường Phúc La (Hà Đông, Hà Nội). Đây là ổ dịch SXH
lớn nhất trên địa bàn Hà Nội tính từ đầu năm đến nay, với tổng số 12 ca
mắc. Các công nhân làm việc và sinh hoạt trong điều kiện vệ sinh môi
trường hạn chế, mật độ đàn muỗi nhiều nên khả năng lây lan rất nhanh.
Chăm sóc BN sốt xuất huyết tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: H.Hải
So
với cùng kỳ năm 2011, số ca mắc giảm gần 70%. Bệnh nhân phân bố ở 26/29
quận, huyện, trong đó tập trung nhiều ở các quận/ huyện như Hà Đông,
Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Trì…
“Tuy
thời điểm hiện tại số ca sốt xuất huyết giảm gần một nửa so với cùng
kỳ, nhưng chúng tôi đang rất lo lắng bởi chuẩn bị bước vào thời kỳ đỉnh
dịch là tháng 10, tháng 11 hàng năm”, ông Cảm nói.
Trong
khi đó, nhiều người dân Hà Nội vẫn chưa có ý thức phòng, chống dịch
bệnh SXH. Dịch SXH rất dễ bùng phát ở những khu vực sinh sống không đảm
bảo vệ sinh của nhiều học sinh, sinh viên hay những người lao động ngoại
tỉnh. Thực tế, có tới hơn 40% ca SXH thời gian qua là những người thuộc
nhóm đối tượng này.
Ông
Cảm khuyến cáo, để phòng SXH, mọi người cần thực hiện vệ sinh môi
trường, phát quang bụi dặm, không chứa nước trong chum, vại, ngủ màn.
Mọi người cần ghi nhớ: không
bọ gậy - không muỗi - sẽ không có SXH. Khi ngủ cần mắc màn (kể cả ban
ngày), mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối... Khi trong gia đình có người ốm, SXH cần báo ngay cho y tế dự phòng cơ sở để kịp thời khử khuẩn, khống chế ổ dịch.
Hồng Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét