Mỗi tuần ba lần đi mua "hàng chợ"
Cuối
tuần, chúng tôi có mặt tại các khu chợ quần áo cũ như Đông Tác, Kim
Liên, Hàng Da... (Hà Nội), dù đã chuẩn bị trước tâm lí nhưng vẫn giật
mình với "hàng chợ". Các sản phẩm được bày la liệt dưới đất, trên tường
từ quần áo, dày dép, túi xách, thắt lưng, mắt kính, ví da đến tất da,
chụp tai, mũ len, găng tay... Không ít trong số chúng mang những nhãn
hiệu thời trang nổi tiếng như CK, MNG, Lacoste, túi xách Levis, kính
Gucci... Khách hàng có thể thỏa sức lựa chọn cho mình những bộ cánh đẹp
nhất, độc nhất.
Nhiều chị em thích dùng "hàng thùng".
Khi
được hỏi về nguồn gốc của những bộ quần áo này, chủ cửa hàng tên Hương
tại chợ Đông Tác cho biết: "Quần áo đã qua sử dụng hoặc là lỗi kĩ thuật,
được nhập khẩu từ nước ngoài về, chất liệu vải tốt, độc, lại hợp với
túi tiền của những người thu nhập thấp. Vì vậy, cửa hàng lúc nào cũng
đông khách".
Theo
chị Hương, khách hàng của "hàng chợ" chủ yếu là các chị em có độ tuổi
từ 18 đến 45. Họ đến đây để mua quần áo, phụ kiện về mặc. Ngoài ra là
khách mua buôn, lấy hàng về tỉnh bán. Nhiều người sành "hàng chợ" cho
biết, quần áo dính nhãn hiệu "hàng hiệu" nói trên chỉ là hàng fake (tức
hàng nhái - PV), chứ làm gì có chuyện giá thắt lưng D&G 70 nghìn
đồng/chiếc.
Chị
Trần Diệp Hòa (phố Đông Tác, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi thường
xuyên mua hàng ở đây, vì mẫu mã đa dạng và giá rẻ. Thời gian rảnh, tôi
hay "lượn lờ" trong chợ Đông Tác để mua quần áo. Có tuần tôi đi chợ 3
lần”. Lê Bích Ngọc (sinh viên năm 2, Đại học Hà Nội) cho biết: "Hàng
quần áo cũ như này hợp với túi tiền của sinh viên, có cái váy khéo mua
chỉ 50.000 đồng. Giống y hệt như thế, vào shop ngoài phố, chắc chắn giá
thành tăng ít nhất gấp 10 lần, có thể là 15 - 20 lần”.
Đua nhau mua đồ lót "hàng chợ"
Không
chỉ có quần áo và phụ kiện, ở những chợ quần áo hàng thùng còn bán cả
đồ lót. Chị Minh, chủ gian hàng số 3 trong chợ Kim Liên (Đống Đa, Hà
Nội) cho biết: "Mặc đồ này rất thích vì chất liệu "xịn" và kiểu dáng phù
hợp. Cùng là những đồ này, nếu mua hàng hiệu "xịn" thì tốn nhiều tiền.
Nhưng ở đây rẻ lắm, chỉ cần bỏ ra 250 nghìn đồng là có 10 cái áo lót mặc
dần trong mùa đông này rồi".
Chủ
sạp đồ lót hàng thùng khoe: "Chị sang tận Hồng Kông để nhập về đấy! Đây
toàn là hàng xuất sang các nước thứ 3 thôi, đảm bảo chất lượng và chỉ
có người "tinh ý" mới biết tìm mua các sản phẩm này!".
Theo
quan sát của PV thì lượng khách tìm đến đồ lót hàng thùng cũng tấp nập
không kém. Phần lớn, chị em tìm đến đồ lót hàng thùng vì hình dáng, chất
liệu, kích cỡ và giá cả. Họ tuyệt nhiên không quan tâm đến việc, đồ lót
đó đã được khử trùng hay chưa? Khi tôi tỏ ý băn khoăn, liệu có bị bệnh
truyền nhiễm khi mặc nó, chị Hà, chủ sạp cho biết: "Chẳng sao cả, khách
hàng của tôi toàn khách quen. Nếu họ bị bệnh do mặc đồ lót cũ thì không
dám quay lại mua nữa”.
Rủ nhau đi khám... phụ khoa
Tại
phòng khám Phụ khoa, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chúng tôi gặp chị Mai
(Hoàn Kiếm, Hà Nội), chị cho biết: "Sau khi mua bộ váy ở chợ đồ cũ Đông
Tác, tôi đã cẩn thận giặt đi, giặt lại hai lần và mang đi hấp, nhưng
không hiểu sao, sau hai lần mặc, vùng kín của tôi vẫn bị ngứa. Tôi nghĩ
có lẽ do mình vệ sinh không sạch hoặc ăn phải thức ăn gây dị ứng, song
vùng ngứa có xu hướng lan to hơn, ngứa nhiều và nổi mề đay, tôi vội đến
bệnh viện để khám. Bác sĩ cho biết, tôi bị nhiễm nấm từ quần áo cũ".
Chị
Mai cười như mếu: "Đó là chiếc váy may liền với quần lót có xuất xứ từ
Mỹ nên tôi không dùng quần nhỏ của mình mà mặc thẳng luôn, không ngờ bị
viêm nhiễm từ chính chiếc quần nhỏ đó. Thật nguy hiểm!".
Chị
Phương Anh (ở Thanh Trì, Hà Nội) phải đi khám bệnh vùng kín gấp vì phát
hiện bị nấm và có rận vùng kín. Sau khi thăm khám và hỏi nguyên nhân,
bác sĩ phân tích: "Do mặc quần áo bơi mua từ đồ lót cũ". "Hầu hết quần
áo sida (quần áo cũ) đều đã bị ngả màu, ố, có bộ giãn hết chất vải,
người mua phải bới trong đống cũ bẩn đó để tìm cho mình cái phù hợp. Tôi
nghĩ đấy chính là môi trường của các loại ký sinh trùng nguy hiểm sinh
sống trong đồ sida để gây bệnh cho mình" - Phương Anh chia sẻ.
Bác
sĩ Lê Thị Kim Dung, phòng khám Đa khoa Thái Hà, Hà Nội cho biết: "Các
loại nấm thường ký sinh trên quần áo rất lâu và khó có thể diệt sạch
được. Khi nấm đã nhiễm vào người thì phải dùng các loại thuốc đặc trị
mới có thể diệt được. Ngoài ra, nếu chúng có biến chứng thì người bệnh
sẽ bị viêm loét da, viêm âm đạo, vô sinh...”.
Bác
sĩ Dung khuyên: "Để đảm bảo sức khỏe tốt, mọi người không nên dùng hàng
thùng. Nếu đã mua rồi, thì cần có kế hoạch tẩy, sấy, hấp như quần áo
bệnh viện để được sạch sẽ, tiêu diệt các mầm mống gây bệnh, tránh giặt
quần áo cũ một cách sơ sài, giúp mầm bệnh từ nấm có điều kiện phát triển
gây bệnh. Cũng không nên thử đồ lót và áo thun. Quần áo mới mua nên
giặt bằng nước nóng và phơi ở nơi khô thoáng trước khi
mặc".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét