Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Bác sĩ BV FV TPHCM chỉ định không sai trong chẩn đoán

Bác sĩ BV FV TPHCM chỉ định không sai trong chẩn đoán

Đó là nội dung trong thông báo chính thức về kết luận của Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế về ca tử vong của bệnh nhân Mai Trung Kiên.
- Ngày 22/11, Bệnh viện FV TPHCM đã tổ chức họp báo thông báo chính thức về kết luận của Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế (HĐCM) về ca tử vong của bệnh nhân Mai Trung Kiên.

Thừa nhận bệnh viện đã chẩn đoán chậm

BS Jean Marcel Guillon, Tổng Giám đốc Bệnh viện FV TPHCM (BV FV) chia sẻ sự đau buồn mỗi khi bệnh nhân tử vong tại bệnh viện và cảm thông sâu sắc với mất mát lớn lao của gia đình bệnh nhân Mai Trung Kiên.
 
"Là bác sĩ, chúng tôi luôn cố gắng để chữa lành bệnh, nhưng đôi khi dù đã cố gắng hết sức không phải lúc nào sinh mạng cũng được cứu sống. Chúng tôi trân trọng cảm ơn Bộ Y tế đã thành lập một HĐCM gồm các giáo sư bác sĩ đầu ngành của Việt Nam để xem xét qúa trình theo dõi, chẩn đoán, điều trị và nguyên nhân tử vong của BN MTK theo trình tự của luật pháp Việt Nam", BS Jean Marcel Guillon nói.

Kết luận, dựa trên việc xem xét khách quan các dữ liệu y khoa được cung cấp trong hồ sơ bệnh án của BV FV và Bệnh viện Tim Tâm Đức, Hội đồng Chuyên môn đã kết luận bệnh nhân tử vong do nhồi máu cơ tim (thiếu máu cơ tim cấp) và chảy máu không phải do phẫu thuật mà do nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tim.

BS Jean Marcel Guillon cũng nhìn nhận về sự chậm trễ của BV FV: "Ngay từ đầu chúng tôi đã thừa nhận rằng bệnh viện chẩn đoán chậm tình trạng chảy máu, nhưng như HĐCM đánh giá bệnh lý mạch vành cấp tính đã làm lệnh hướng chẩn đoán. BV FV đã chẩn đoán đúng nguy cơ về tim và đã đưa ra chỉ định điều trị đúng" .

BS Jean Marcel Guillon cũng cho biết, HĐCM môn đã kết luận BS Lê Đức Tuấn, bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân này, đã không phạm một sai lầm trong chẩn đoán ruột thừa viêm hay trong khi phẫu thuật cắt ruột thừa viêm. Tuy nhiên, trong 3 tháng nay, BS Tuấn đã bị áp lực nặng nề khi bị dư luận phán xét, dù sự phán xét đó chưa được kết luận từ các dữ kiện y khoa.

Hình ảnh họp báo ngày 22/11.
Hình ảnh họp báo ngày 22/11.

Đồng quan điểm với Bộ Y tế

GS Lee Chuen Neng, chuyên gia cấp cao Khoa Phẫu thuật tim, Lồng ngực và Mạch máu, Chủ tịch Khối Ngoại khoa, Đại học Tổng hợp Quốc gia Singapore cho biết: "Tôi đã xem xét hồ sơ bệnh án của bệnh nhân Mai Trung Kiên từ ngày nhập viện 7/8 cho đến thời điểm bệnh nhân qua đời vào lúc 0 giờ 05 phút ngày 12/8. Xem xét diễn tiến bệnh, tôi có thể tóm tắt là ông Kiên đã có tiền sử bệnh lý mạch vành cùng với bệnh sử phẫu thuật bắc cầu mạch vành và nhồi máu não. Bệnh nhân đã được phẫu thuật viêm ruột thừa nội soi ngày 8/8. Bệnh nhân ổn cho đến ngày 10/8 thì xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng của hội chứng mạch vành cấp với cơn đau thắt ngực, nồng độ troponine T tăng và thay đổi điện tâm đồ với đoạn ST chênh xuống và sóng T đảo ngược ở V2 (ngày 11/8).

Điều này cho thấy có hoại tử cơ tim và nhồi máu cơ tim với ST không chênh lên. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chỉ định Heparin trọng lượng phân tử thấp liều thấp (20mg/ngày) để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu. Liều Heparin sau đó được tăng lên 60mg x 2 lần/ngày cùng Aspirin và Plavix như trong chỉ định điều trị hội chứng mạch vành cấp. Huyết áp và mạch của bệnh nhân ổn định trong 2 ngày hậu phẫu. Huyết áp được ghi nhận có hạ xuống còn 88/45 vào lúc 7 giờ 5 phút tối ngày 11/8. Sau đó tình trạng cải thiện với huyết áp 115/60, mạch 105 lúc 10 giờ 50 phút tối sau khi được truyền hồng cầu, huyết tương tươi đông lạnh và tiểu cầu. Lúc 11 giờ 05 phút tối ngày 11/8, ghi nhận có rung thất qua màn hình theo dõi điện tâm đồ. Bệnh nhân không hồi phục sau rung thất.

Phân tích diễn tiến các sự việc, nguyên nhân trực tiếp gây tử vong đột ngột là do rối loạn nhịp tim (rung thất) chứ không do sốc giảm khối lượng tuần hoàn. Sốc giảm khối lượng tuần hoàn máu sẽ có diễn tiến kéo dài hơn với nhịp tim tăng nhanh, hạ huyết áp dần dần, nhưng không ngưng tim đột ngột. Hội chứng mạch vành cấp trước đó đã làm cho tim bệnh nhân dễ tổn thương hơn và dễ bị rối loạn nhịp tim. Xuất huyết nội trong ổ bụng có thể là yếu tồ góp phần dẫn đến rối loạn nhịp tim và tử vong của bệnh nhân chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong".
 
Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế gồm: Trung tướng GS.TSKH Phạm Gia Khánh (chuyên ngành Ngoại, Chủ tịch Hội đồng Công nghệ Y Dược Cấp Nhà nước - Bộ Khoa học & Công nghệ); GS.TS, Anh hùng lao động Phạm Gia Khải (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam); GS.TS, Anh hùng lao động Vũ Văn Đính (chuyên ngành Hồi sức Cấp cứu); GS.TS, Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí (Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư); GS.TS Đặng Vạn Phước (Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch TPHCM, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược TPHCM); PGS.TS Trần Bình Giang (Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức).
Kim Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét