Bóng hồng" nơi sự sống cái chết chỉ trong gang tấc
Điều dưỡng Bảo Ngọc xinh đẹp từng xót xa chứng kiến bệnh nhi thập tử nhất sinh, chị có khi vừa lau thi thể cháu bé vừa khóc.
Nghề đáng quý
Đến khoa Phẫu thuật Tim
mạch - Lồng ngực, bệnh viện Việt Đức, nữ điều dưỡng trong khoa chiếm tỷ
lệ khá cao khoảng 70%. Công việc điều dưỡng ở đây là chăm sóc bệnh nhân
nằm trong khoa, bệnh nhân nặng ở phòng hồi sức cấp cứu sau phẫu thuật,
sắp xếp lịch khám, đưa đón bệnh nhân. Thậm chí, họ còn có những nhiệm vụ
không tên và đầy cao cả là tiễn bệnh nhân quá nặng, tiên lượng không
qua khỏi về với gia đình.
Gặp điều dưỡng Nguyễn
Bảo Ngọc, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau đớn hơn. Ngọc hay cười và khá
xinh đẹp. Ngọc còn quá trẻ, em sinh năm 1990. Sau khi học xong trung cấp
Y, em vào đây làm việc.
Ngọc từng tham gia thi
tuyển vào ngành tiếp viên hàng không, nhưng vì nghề đó phải đi nhiều,
nhà lại neo người nên Ngọc đã chọn nghề điều dưỡng để theo đuổi. Em bảo
rằng, đây là một nghề đáng quý, chăm sóc được cho người bệnh rồi người
nhà của mình.
Điều dưỡng là công việc
vất vả, phải trực đêm nhưng Ngọc vẫn vui vẻ. Ở ngoài viện, dù có việc
gì buồn đến mấy, khi đến viện, bận với bệnh nhân, gặp gỡ bệnh nhân khiến
em thấy vui thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Nhưng nghề này cũng
khiến em trăn trở nhiều. Một lần, trong một kíp trực, sau khi bác sĩ
giải thích khả năng cứu sống bệnh nhi không cao. Bố em bé nghe thấy vậy,
liền quỳ xuống van xin bác sĩ cứu. “Em chẳng biết làm gì hơn ngoài an
ủi người nhà bệnh nhi chỉ vài tháng tuổi đó dù mình cũng thấy xót xa
lắm”, Ngọc kể.
Vì Ngọc mới vào nghề
nên nỗi vất vả của nghề điều dưỡng em vẫn chưa trải qua hết. Em còn mơ
mộng lắm. Cũng phải thôi, Ngọc còn trẻ quá.
Nghề điều dưỡng với nữ
giới càng vất vả hơn. Chuyện để chồng con ở nhà để đi trực đêm là chuyện
nhỏ, thậm chí ngày Tết, vẫn phải bỏ gia đình để đến viện. Có em, vừa
cưới chồng, tuần trăng mật chưa hưởng hết đã phải đi trực đêm, để chồng
mới cưới ở nhà một mình.
Tại
khu hồi sức cấp cứu, khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, các nữ điều
dưỡng ở đây khá bận rộn với những bệnh nhân nặng sau phẫu thuật.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà,
phụ trách điều dưỡng tại đây chia sẻ: Tôi gắn bó với nghề này đã 15 năm
nay. Trước, cứ 5 ngày thì trực đêm 1 ngày. Chồng tôi vốn là bộ đội, cũng
có lúc cả chồng và vợ phải cùng trực đêm. May mắn cho tôi có bà dì ở
cùng nên trông nom đỡ.
Có những lúc, con ốm,
sốt cao, tiêu chảy mà vẫn phải đến viện trực, trong trường hợp vậy,
trước khi đi làm, tôi phải chuẩn bị thuốc sẵn sàng, khi nào rỗi thì gọi
điện về hỏi thăm con để vừa đảm bảo công việc vừa đảm bảo cho con.
Giọng chị Hà trùng
xuống: Chồng con bao giờ cũng thích mẹ ở nhà nhưng vì công việc, có
những hôm sinh nhật con hay gặp gỡ anh em trong gia đình lại không có
mặt mình. May mắn, chồng chị cũng thông cảm. Nhưng cũng có người không
được theo nghề như chị. Có nữ điều dưỡng đã phải chọn lựa giữa gia đình
và công việc. Người đó phải từ bỏ nghề của mình để tập trung lo cho gia
đình.
Bệnh nhi mất: Vừa lau người cháu, vừa khóc
Trưởng điều dưỡng
Nguyễn Thị Thu Hà bảo: Chỉ có tình yêu với nghề mới giữ chị làm nghề này
lâu đến vậy. Mẹ chị cũng công tác trong ngành y, bà nói với chị rằng:
“Khi mẹ vào TPHCM, mẹ bị ốm, điều dưỡng trong đó rất nhẹ nhàng với bệnh
nhân.
Con làm nghề cứu người
cần có tấm lòng, hãy xem giúp được bệnh nhân là vui. Con đừng nghĩ mình
chăm sóc họ là ban ơn cho họ. Con phải giữ tình cảm con người với con
người trong cách cư xử với bệnh nhân”.
Những lời mẹ dạy, chị Hà luôn tâm niệm.
Chị chăm sóc bệnh nhân
với tấm chân tình và rồi chị cũng nhận được sự đáp trả cho tấm chân tình
đó. Từng bát chè các chị nấu ăn thêm mỗi khi ca trực muộn, chị múc cho
bệnh nhi nghèo. Không chỉ có chị, mà những nữ điều dưỡng ở đây còn chia
sẻ suất cơm, nước uống cho bệnh nhân.
Trong ký ức của chị Hà,
niềm vui thì nhiều mà nỗi niềm cũng lắm. Mỗi khi bệnh nhân được các nhà
hảo tâm ủng hộ chị rất vui nhưng chị cũng buồn khi có cháu ra đi trong
hoàn cảnh bố mẹ quá nghèo.
Một bệnh nhân chỉ vài
tháng tuổi mắc bệnh tim, nhà ở tận Cao Bằng được phẫu thuật, nhưng cháu
đã không qua khỏi. “Khổ thân thằng cu, trông mũm mĩm xinh xắn lắm”.
Khi cháu đã ra đi, chị
vừa lau người cho cháu, vừa nghẹn ngào tuôn lệ vì xót xa. Cháu mất đi,
nhưng bố mẹ không có tiền để đưa cháu về Cao Bằng.
Gia đình định cho cháu
vào túi du lịch rồi đi về bằng xe khách. Các bác sĩ, điều dưỡng ở đây
thấy vậy định ủng hộ tiền đưa cháu về. Mỗi người một ít. Nhưng sau đó,
cha mẹ cháu quyết định để cháu lại bệnh viện nhờ giúp đỡ.
Nhiều câu chuyện cảm
động hàng ngày vẫn tiếp diễn ở viện, nơi sự sống cái chết chỉ trong gang
tấc. Ở đây, tình cảm luôn tràn đầy.
Theo Nguyễn Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét