Có rất nhiều yếu tố tác động lên đường huyết của bạn gây nên biến chứng cấp tính, nếu không được điều trị có thể gây co giật, hôn mê thậm chí tử vong.
Tăng đường huyết (hyperglycemia): Đường huyết của bạn có thể tăng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: ăn quá nhiều, bị bệnh, không uống đủ thuốc. Kiểm tra đường huyết thường xuyên và phát hiện những triệu chứng tăng đường huyết: tiểu nhiều, khát nước, môi khô, nhìn mờ, mệt mỏi, buồn nôn. Nếu bạn thấy đường huyết tăng cao bạn cần phải thay đổi chế độ ăn, thuốc hay cả hai.
Tăng ketones trong nước tiểu (diabetic ketoacidosis): Nếu tế bào không được cung cấp năng lượng, cơ thể bắt đầu phân giải mỡ để tạo năng lượng. Quá trình này tạo ra nhiều acid gọi là ketones. Những triệu chứng của tăng ketone trong máu: ăn không thấy ngon, yếu mệt, ói mữa, sốt, đau dạ dày, hơi thở có mùi thơm trái cây ( mùi ceton). Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy ketones niệu dương tính. Khi đó cần nhập viện gấp để điều trị.Trường hợp này thường gặp trên bệnh nhân Đái tháo đường type 1, tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả bệnh nhân đái tháo đường type 2
Tăng áp lực thẩm thấu: Có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân, các triệu chứng bao gồm: đường huyết tăng trên 600 mg/dL, môi khô, khát nước nhiều, sốt trên 38 C, lừ đừ, lú lẫn, giảm thị lực, ảo giác, nước tiểu sậm màu. Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu là do đường huyết tăng rất cao gây ra tình trạng cô đặc máu và tăng áp lực thẩm thấu máu. Thường gặp trên bệnh nhân Đái tháo đường type 2, lớn tuổi. Xuất hiện khi bệnh nhân không điều trị hay bỏ điều trị, sau nhiễm trùng ở các cơ quan khác: viêm phổi, nhiễm tring2 tiểu…. Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu thường diễn tiến trong nhiều ngày tới nhiều tuần. Khám bác sỹ ngay khi bạn có những triệu chứng trên .
Hạ đường huyết (hypoglycemia): Nếu đường huyết hạ thấp hơn bình thường gọi là hạ đường huyết. Có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm: bỏ bữa ăn, hoạt động thể lực nhiều hơn bình thườn, uống rượu. Nhưng thường gặp nhất là do thuốc hay tiêm quá liều insulin.. Xét nghiệm đường huyết thường xuyên và phát hiện những triệu chứng của hạ đường huyết, bao gồm: vã mồ hôi, run tay, yếu mệt, đói, chóng mặt, đau đầu, nhìn mờ, hồi hộp đánh trống ngực, nói khó, lừ đừ, lú lẫn, co giật, hôn mê.
Nếu bị hạ đường huyết trong đêm, khi thức dậy sẽ có triệu chứng ướt quần áo do vã mồ hôi hay đau đầu. Hạ đường huyết ban đêm có thể gây tăng đường huyết vào sáng hôm sau do cơ chế phản ứng của cơ thể.
Nếu bạn có triệu chứng của hạ đường huyết, ăn hay uống thức ăn làm tăng đường nhanh chóng như: nước trái cây, kẹo, bánh, đường, nước ngọt, sữa…Thử lại đường huyết sau 15 phút để đảm bảo đường huyết trở về bình thường. Nếu đường huyết vẫn còn thấp, lặp lại điều trị như trên và kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu bệnh nhân hôn mê, nên được điều trị tại bệnh viện, điều trị bằng cách truyền glucose .
Đọc thêm những bài liên quan...
1.
Làm sao phát hiện được bệnh đái tháo đường sớm? Ở mọi lứa tuổi, khi
thấy các triệu chứng bất thường như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và
gây
Đái tháo đường là một bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ phận trong cơ thể.
BƯỚC 1: TÌM HIỂU VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
Đái tháo đư�
Đái
tháo đường : còn gọi là Bệnh tiểu đường, là bệnh ngày càng phổ biến
trong xã hội, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chẩn đoán Đái tháo
đ�
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét