Bệnh lậu, chlamydia và thuốc trị
Lậu
và chlamydia thường gây nhiễm ở cổ tử cung của phụ nữ và đường tiết
niệu nam giới. Đây là hai bệnh thường đi kèm với nhau. Ngoài ra, bệnh
cũng có thể thấy ở trực tràng và vùng hầu họng. Nếu không được điều trị
sớm và dứt điểm, bệnh sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Vi khuẩn gây bệnh
Bệnh
lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae (GC) và chlamydia, do vi khuẩn
Chlamydia trachomatis (CT) là những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bệnh lây truyền qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn; mầm bệnh còn có
thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh, gây bệnh đáng kể ở trẻ.
Cả
hai vi khuẩn trên đều có thể gây nhiễm ở niệu đạo, vùng hầu họng, trực
tràng ở cả nam lẫn nữ; gây nhiễm mào tinh hoàn ở nam, cổ tử cung, tử
cung và 2 ống dẫn trứng ở nữ. Bệnh nhân nữ không được điều trị, lậu và
chlamydia sẽ gây ra viêm phần phụ (PID), sẹo vòi trứng, vô sinh hoặc
thai ngoài tử cung.
Hai vi khuẩn
này còn có thể gây thương tổn ở những bộ phận khác; N. gonorrhoeae gây
nhiễm trùng lan tỏa ở da, khớp và các hệ thống khác. Nhiễm lậu cầu và
chlamydia tạo thuận lợi cho việc lây truyền HIV sang bạn tình.
Một tế bào bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
|
Tùy
vào vị trí nhiễm bệnh (như hầu họng, niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng).
Triệu chứng không phải lúc nào cũng gặp ở tất cả bệnh nhân.
Bệnh
nhân nữ thường thấy tiết dịch ở âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, tiểu
đau hoặc nóng rát, đau ở bụng hoặc hố chậu, lở họng, lở miệng, tiết dịch
ở trực tràng, khó chịu ở hậu môn.
Bệnh
nhân nam có thể thấy mót tiểu hoặc tiểu lắt nhắt, tiết dịch niệu đạo,
viêm đỏ niệu đạo, tiểu són - đau rát, sưng đau tinh hoàn, tiết dịch ở
trực tràng, khó chịu ở hậu môn…
Những
người có quan hệ tình dục không an toàn (có nhiều bạn tình, quan hệ
tình dục qua đường miệng, hậu môn và tiền sử mắc lậu và chlamydia) có
nguy cơ cao mắc bệnh hơn.
Cần loại
trừ các bệnh khác có triệu trứng gần giống như: nhiễm trùng đường tiết
niệu, viêm hậu môn, viêm phần phụ, viêm ruột thừa, hội chứng ruột kích
thích, thống kinh.
Thuốc điều trị
Do
vi khuẩn gây bệnh lậu kháng kháng sinh nhóm fluoroquinolone thường gặp ở
các quốc gia như Mỹ, các đảo quốc ở Thái Bình Dương, châu Á và Anh, do
đó Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo
không dùng fluoroquinolones để điều trị lậu ở những người đồng tính nam
(MSM) hoặc những bệnh nhân thuộc những vùng miền nêu trên trừ phi đã
kiểm tra độ nhạy cảm với kháng sinh để có hướng điều trị. Tương tự, sự
đề kháng của lậu cầu với azithromycin cũng đang trỗi dậy và chỉ dùng
azithromycin để điều trị lậu cho những bệnh nhân có chống chỉ định với
các thuốc khác.
Do thường gặp nhiễm
bộ đôi vi khuẩn nên bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm lậu cầu hoặc
chlamydia cần được điều trị cho cả hai loại vi khuẩn này, trừ phi đã xác
định được là chỉ nhiễm có một loại. Tái nhiễm dễ xảy ra nếu tiếp tục
tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Cần điều trị cho bạn tình của bệnh nhân
trong vòng 60 ngày trước và sau chẩn đoán. Bệnh nhân cần kiêng giao hợp
trong vòng 7 ngày điều trị.
Tuân
thủ điều trị là cần thiết cho việc điều trị thành công. Để bệnh nhân dễ
tuân thủ điều trị, nên chỉ định loại thuốc dùng liều duy nhất/ngày.
Ngoài ra, cần xem xét các vấn đề khác là tình trạng kháng thuốc, chi phí
điều trị, cơ địa dị ứng thuốc và thai nghén.
Điều trị lậu cầu
Các
hướng dẫn điều trị hiện nay nhấn mạnh việc sử dụng ceftriaxone, nếu có
thể được, cho nhiễm lậu cầu ở bất kỳ vị trí nào và azithromycin hoặc
doxycycline để cải thiện tỷ lệ chữa dứt điểm, giảm nguy cơ tạo ra các
chủng vi khuẩn kháng cephalosporin. Cần chú ý, nhiễm lậu cầu ở vùng hầu
là khó điều trị hơn so với những nơi khác. Bệnh nhân có phơi nhiễm với
lậu cầu ở vùng hầu họng nếu có thể, nên được điều trị bằng ceftriaxone.
Điều trị chlamydia
- Azithromycin uống liều duy nhất. - Doxycycline uống ngày 2 lần trong 7 ngày.
Có thể thay thế erythromycin, erythromycin ethylsuccinate, ofloxacin, levofloxacin uống trong 7 ngày.
Lưu
ý: Bệnh nhân uống đầy đủ liều lượng thuốc đã được chỉ định. Uống thuốc
sau khi ăn nếu có buồn nôn, báo ngay cho bác sĩ nếu nôn hoặc không thể
uống được thuốc.
Bạn tình của bệnh
nhân từ 60 ngày trước đó cần được xét nghiệm các mầm bệnh lây truyền qua
đường tình dục và điều trị càng sớm càng tốt với một phác đồ kháng lậu
cầu và chlamydia có hiệu quả, ngay cả khi chưa có triệu chứng. Bệnh nhân
cần báo cho bạn tình của mình là họ cần được kiểm tra và điều trị, nếu
không sẽ có thể xảy ra tái nhiễm.
Bệnh nhân tránh quan hệ tình dục cho đến khi đã chữa khỏi nhiễm trùng (ít nhất là 7 ngày).
Thực
hành tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su mỗi lần tiếp xúc tình dục để
ngăn ngừa tái nhiễm với lậu cầu hoặc chlamydia, ngăn ngừa các bệnh lây
truyền qua đường tình dục khác và ngăn chặn lây nhiễm HIV cho bạn tình.
Bs. Đồng Ngọc KhanhTheo Sức khỏe & đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét