Dân trí) - Một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội thảo Tiết niệu Châu Âu tổ chức ở Thụy Điển chỉ ra rằng luyện tập khung xương chậu có thể có lợi cho nam giới thường xuyên bị xuất tinh sớm.
Xuất tinh sớm, được
định nghĩa là xuất tinh trong vòng một phút, xảy ra ở nhiều nam giới tại
một số thời điểm trong đời. Mặc dù đã có nhiều cách điều trị khác nhau
nhưng với một số người, tất cả đều không có tác dụng.
Nghiên cứu này bao gồm
40 nam giới ở độ tuổi từ 19 tới 46 bị xuất tinh sớm kéo dài đã từng thử
nhiều cách điều trị khác nhau như bôi kem, uống thuốc chống suy nhược,
liệu pháp hành vi, tất cả đều không hiệu quả. Những người này được hướng
dẫn cách luyện tập các cơ sàn chậu và thực hiện trong 12 tuần.
Lúc bắt đầu nghiên cứu,
thời gian xuất tinh trung bình của những người này là khoảng 32 giây.
Thời gian này được tăng lên gần 2,5 phút, tức là tăng gấp 4 lần sau
chương trình luyện tập cơ sàn chậu kéo dài 3 tháng.
Chỉ 5 người trong
nghiên cứu không có cải thiện đáng kể. Theo các tác giả nghiên cứu từ ĐH
Sapienza, Rome, Ý thì đây là một nghiên cứu nhỏ vì vậy những hiệu quả
này cần được kiểm chứng trong thử nghiệm lớn hơn. Các bài tập phục hồi
chức năng là rất dễ thực hiện và chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ.
Các bài tập cơ sàn chậu
này thường được sử dụng để điều trị sự mất kiểm soát ở nam giới, đặc
biệt sau khi họ được phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt. Những bài tập
này trước đây đã được thử áp dụng ở những người bị xuất tinh sớm thoáng
qua nhưng chưa được tiến hành ở những người bị tình trạng này kéo dài.
Những mặt tích cực của
tập luyện cơ sàn chậu so với những phương pháp điều trị khác bao gồm
không có tác dụng phụ và tiết kiệm chi phí.
Theo GS Carlo
Bettocchi, phát ngôn viên của Hội Tiết niệu châu Âu, xuất tinh sớm là
rối loạn xảy ra ở nhiều nam giới và đây là phương pháp điều trị đặc biệt
được chào đón vì nó khuyến khích người bệnh tự chữa bệnh bằng nỗ lực
của bản thân, điều đó còn mang lại lợi ích về mặt tâm lý, giúp họ tự tin
hơn.
Nghiên cứu được trình bày tại hội thảo thường được coi là sơ bộ cho đến khi được đăng trên tạp chí y học có bình duyệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét