Làm trẻ tâm thần rồi… lo chạy chữa
(Dân trí) - Các bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần không còn là căn bệnh của người lớn như suy nghĩ của nhiều người mà ngày càng đông trẻ em là bệnh nhân của các bệnh viện tâm thần.
Lo ngại quá tải khoa tâm thần nhiNhiều năm nay, số trẻ em đến khám tại tâm thần tại bệnh viện tâm thần TPHCM tăng một cách chóng mặt. Năm 2011, có 25.000 lượt khám, 2012 có 28.000 lượt và 2013 có đến 32.000 lượt trẻ khám chữa tâm thần và vẫn không ngừng tăng trong nửa năm 2014.
Trong buổi làm việc với ngành giáo dục thành phố mới đây, bác sĩ Lâm Hiếu Minh, Phó trưởng khoa Phòng khám trẻ em và Bệnh viện ban ngày của bệnh viện này cảnh báo đây là vấn đề hết sức cấp bách. Nếu cứ tình trạng này, khoa tâm thần nhi sẽ quá tải, bác sĩ làm không xuể.
Đối mặt với nhiều áp lực nhưng không
được chia sẻ, giải tỏa dẫn đến nhiều bất ổn về sức khỏe tâm thần ở lứa
tuổi học trò (Ảnh minh họa).
Tại các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, trẻ em mắc các vấn đề về
sức khỏe tâm thần đến chữa trị cũng không ngừng tăng. Không chỉ vậy, ở
TPHCM, phòng khám tâm lý trẻ em cũng được các bệnh viện tư, phòng khám
tư đua nhau mở ra do trong quá trị điều trị về sức khỏe thể chất, họ
thấy rõ tỷ lệ trẻ gặp các vấn đề tâm lý ngày càng cao.Tuy vậy, theo bác sĩ Nguyễn Văn Ca, Phó khoa Thần kinh, bệnh viện 175 khi trẻ đã đến viện thì phần lớn bệnh đã trầm trọng, việc điều trị không còn đơn giản. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần trẻ thường gặp như rối loạn ngôn ngữ, hành vi, lo âu… và đặc biệt trầm cảm thường được mặc định là bệnh của người lớn thì giờ đã không còn xa lạ với học trò.
Bên cạnh nhiều triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm thần như sợ sách vở, sợ đến trường, sống khép mình, không thích giao tiếp cho đến các hành vi nổi loạn. Việc thanh thiếu niên sa vào bạo lực, đua xe, nghiện ngập... theo bác sĩ Nguyễn Văn Ca cũng là biểu hiện bất ổn về sức khỏe tâm thần của giới trẻ, mà cụ thể là rối loạn hành vi, tính cách.
Người lớn tạo bệnh cho trẻ?
Nếu như trước đây, các phòng khám tâm lý trẻ em chỉ đông vào trước hay sau kỳ thi thì hiện nay, quy luật này đã bị phá vỡ, học trò đến khám tâm thần đông quanh năm.
Cùng với áp lực học tập, bác sĩ Nguyễn Văn Ca cho rằng, cuộc sống gấp gáp, vội vã, bố mẹ ít chia sẻ đến con cái động lớn đến con trẻ. Trẻ em, nhất là ở thành phố thường được bố mẹ bù đắp điều này bằng vật chất, các em chỉ quanh quẩn làm bạn với tivi, điện thoại, máy tính… Tương tác một chiều, chỉ có tiếp nhận nhưng không có sự chia sẻ nên trẻ rất cô độc, căng thẳng.
Trong hội thảo “Sức khỏe tâm thần trong học đường” mới đây do Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức, nhiều chuyên gia bày tỏ sự e ngại trước sức khỏe tâm thần của học trò, các em từ bậc mầm non cho đến độ tuổi sinh viên. Nhiều bài nghiên cứu chỉ ra giáo dục, nuôi dạy ở gia đình lẫn nhà trường thiếu nhân văn, gây áp lực là nguyên nhân không nhỏ cho tình trạng này cũng như việc thiếu các hoạt động hỗ trợ tâm lý trẻ em.
Người lớn chỉ mới đầu tư đến sức khỏe thể chất chứ chưa quan đến sức khỏe tinh thần của con trẻ.
PGS.TS Phan Trọng Ngọ (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho hay, chúng ta
đang rơi vào luẩn quẩn là gây bệnh cho các em rồi lo đi chạy chữa. Người
lớn không hiểu rằng, trong quá trình phát triển thể chất, tâm lý trẻ em
– thanh thiếu niên không chỉ có những trải nghiệm vui mà các em cũng
phải đương đầu với nhiều biến động, thử thách, khó khăn trong từng giai
đoạn. Các em rất cần chia sẻ, cần người đồng hành.Điều đáng lo đối với sức khỏe tâm thần của học trò là thường không được phát hiện sớm để can thiệp kịp thời thường dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Vai trò của phụ huynh và giáo viên ở trường học cực kỳ quan trọng trong việc này nhưng thực tế, bố mẹ ít quan tâm đến tâm tư con trẻ và thường phủ nhận các vấn đề của con. Còn trường học chủ yếu tập trung cho kết quả dạy học, việc hỗ trợ hoạt động tâm lý cho học trò chưa có hoặc rất hạn chế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét