Bắt bệnh từ đường cong cơ thể
(Dân trí) - Các đường cong trên cơ thể có thể báo hiệu một số bệnh nào đó trong cơ thể, đặc biệt là các bệnh về béo phì và thận.
Chân mỏng
Một số người tay chân mỏng dẹt hoặc sau khi vận động dễ nhức mỏi, đau, điều này có thể là do bắp thịt ít, sức lực yếu.
Nhiều nghiên cứu cho
biết, bắp thịt, tình trạng sức khỏe và tuổi thọ đều có mối liên quan
trực tiếp với nhau. Cùng với sự lão hóa của cơ thể, bắp thịt sẽ yếu đi
với tốc độ 1% mỗi năm, đến 40 tuổi, vùng bắp thịt sẽ nhanh chóng suy
giảm với tốc độ bình quân là 8% hoặc thậm chí cao hơn.
Kiến nghị: có
thể tránh sự giảm yếu của lực cơ bắp. Kể cả người già 70,80 tuổi cũng
có thể thông qua tập luyện để phục hồi lực cơ bắp đến mức độ của người
40 tuổi. Vì vậy, khuyến nghị mọi người khi tập một môn vận động khí như
chạy bộ đồng thời tăng thêm luyện tập nâng tạ vv.
Mắt cá chân hoặc bàn chân thô dày
Nếu mắt cá chân hoặc
hai bàn chân trở nên thô béo, phù thũng, có thể là ăn quá nhiều muối, đi
du lịch thời gian gian hoặc kinh nguyệt không đều đặn gây ra. Loại phù
thũng mãn tính này có thể là cảnh báo phát ra từ tim hoặc thận, cho biết
chức năng của những cơ quan này không tốt, gây ra các bất thường về
tuần hoàn dịch thể và bài trừ độc tố và máu.
Kiến nghị:
Nếu mắt cá chân hoặc phần chân thường xuyên phù thũng, qua mấy ngày sau
lại biến mất thì nên kịp thời đến viện kiểm tra chức năng thận, hàng
ngày nên chú ý ăn ít muối, vận động nhiều, đặc biệt cần hoạt động phần
thân dưới, đảm bảo huyết dịch lưu thông.
Cổ
Gần đây nhiều nghiên
cứu phát hiện, chu vi vòng cổ tương tự với chỉ số chất lượng cơ thể
(BMI), có thể phản ánh một số vấn đề của cơ thể. Nghiên cứu của trường
đại học Boston cho thấy chu vi cổ là một chỉ số lớn dùng để đo nguy cơ
của huyết quản tim. Chu vi vòng cổ còn liên quan trực tiếp đến việc tạm
ngừng hô hấp khi ngủ.
Kiến nghị:
kể cả nhừng người có trọng lượng cơ thể bình thường cũng nên thường
xuyên quan tâm đến chu vi cổ, nếu nhìn thấy dây chuyền ngắn hơn trước
hay cổ áo sơ my chật hơn thì nên chú ý.
Ngoài việc đảm bảo ăn
uống mạnh khỏe còn phải tập luyện thích hợp, giảm bớt chất béo cơ thể,
đặc biệt là chất béo của thân trên, bình thường có thể lắc cổ trước sau
trái phải, hoặc động cổ nhiều hơn.
Vòng eo lớn hơn hoặc bằng vòng hông
Nghiên cứu phát hiện,
một số người nhìn không béo hoặc trọng lượng cơ thể không vượt ngưỡng
nhưng lại có “bụng bia”, bụng phệ, thậm chí eo to, thô hơn hông. Những
người như vậy có nguy cơ tử vong do bệnh tim lớn hơn người bị béo phì.
Điều này là do chất béo vùng bụng gần với nội tạng hơn, rất dễ dịch
chuyển tới gan hoặc theo máu tích tụ ở ở thành nội quản máu, gây ra bệnh huyết quản và tiểu đường.
Thông thường, vòng eo nam giới không vượt quá 40 inch hoặc 35 inch (khoảng 100 cm hoặc 89 cm).
Kiến nghị: Người
có eo quá to nên cải thiện phương thức sinh hoạt, hàng ngày tập luyện 1
tiếng, mỗi tuần có ít nhất 5 ngày hoạt động tim phổi như đi bộ, chạy
chậm với cường độ mạnh.
Mông to
Người có bàn tọa to dễ
phát phì, kể cả giảm cân cũng rất dễ bị béo lại. Phụ nữ mông to càng có
tỉ lệ phát bệnh loãng xương cốt cao. Một nghiên cứu của Đại học
California (Mỹ) nghiên cứu phát hiện, chất béo vùng mông sẽ tăng nguy cơ
bị huyết áp cao,bệnh tim và tiểu đường.
Kiến nghị: Người mông to cần lập tức chú ý lượng dung nạp của chất béo, khống chế trọng lượng cơ thể nghiêm ngặt, tốt nhất nên đứng dậy hoạt động thân dưới ít nhất 1 lần/tiếng.
Nốt ruồi nhiều
Cơ thể có nhiều nốt
ruồi không chỉ xấu mà còn làm tăng nguy cơ ung thư da cao gấp 10 lần.
Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, một nghiên cứu gần đây nhất của nhà khoa
học của học viên Quốc vương, trường Đại học London cho biết, người có
nhiều nốt ruồi thường trẻ hơn so với tuổi thực tế là 6-7 tuổi, đồng thời
nguy cơ bị các bệnh về suy yếu tuổi già như bệnh tim và loãng xương khá
thấp.
Ngực bé
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét