Ðau khung chậu mạn tính ở phụ nữ - Bệnh gì?
Có
nhiều phụ nữ thường gặp những cơn đau mạn tính, dai dẳng vùng tiểu khung
mà không rõ bệnh gì. Đây là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau
nên phải hết sức chú ý phát hiện và xử trí kịp thời.
Biểu hiện như thế nào?
Bệnh gì gây đau khung chậu mạn tính?
Có
một số nguyên nhân gây nên những cơn đau mạn tính khung chậu ở phụ nữ.
Nguyên nhân hay gặp là lạc nội mạc tử cung. Đây là hiện tượng lớp tế bào
niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung (có thể ở trong ổ bụng…).
Những
cơn đau khung chậu mạn tính thường biểu hiện rất khác nhau. Có trường
hợp đau dữ dội, liên tục, đau âm ỉ, ngắt quãng. Nhiều khi chỉ biểu hiện
bằng cảm giác tức nặng vùng tiểu khung. Đau có thể như dao đâm, cảm giác
kiến bò, đau có thể tăng lên khi đi lại, chạy nhảy hoặc hoạt động
nhiều. Một số trường hợp đau chỉ biểu hiện khi đứng lên, ngồi xuống. Cơn
đau thường đỡ hơn khi nằm nghỉ ngơi.
Những cơn
đau khung chậu khiến cho bệnh nhân luôn khó chịu, bứt rứt, cảm giác bất
an, ăn ngủ kém, mất tập trung khi làm việc, dần dẫn tới các trạng thái
bệnh tật khác như suy nhược cơ thể, trầm cảm, khó hòa nhập xã hội.
Đau
khung chậu mạn tính ở phụ nữ là thuật ngữ dùng để chỉ những cơn đau có
vị trí tại vùng khung chậu, giữa hai khớp háng, tồn tại ít nhất từ 6
tháng trở lên. Những cơn đau này thường không có điểm đau cụ thể mà vị
trí đau thường lan tỏa toàn vùng khung chậu.
Đau
khung chậu mạn tính có thể xuất phát từ tổn thương tại chỗ nhưng trong
phần lớn các trường hợp, là triệu chứng của một số các bệnh khác, thậm
chí, ở ngoài khung chậu.
Nguyên nhân của
đau khung chậu mạn tính ở nữ tương đối khó xác định và nhiều trường hợp
không xác định được nguyên nhân nên chỉ điều trị triệu chứng bằng thuốc
giảm đau thông thường.
|
Khi
chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, lớp tế bào này đáp ứng với các hormone nên
khi gây xuất huyết theo đúng chu kỳ, lượng máu không ra ngoài được theo
đường âm đạo, tụ thành những nang nhỏ hoặc những dải sẹo xơ dính gây
đau.
Co thắt hoặc căng các cơ vùng đáy
chậu cũng là nguyên nhân gây đau khung chậu mạn tính ở nữ. Các cơ này có
thể bị giãn căng do chấn thương, do vận động nhiều hoặc do viêm.
Các
nguyên nhân viêm nhiễm mạn tính, ví dụ như các bệnh đường sinh dục tiết
niệu, hội chứng xung huyết khung chậu do các búi tĩnh mạch giãn căng
quanh tử cung buồng trứng gây nên, nhiều khi cũng khởi phát những cơn
đau âm ỉ quang khung chậu ở nữ giới. Phần buồng trứng còn sót lại sau
phẫu thuật cắt bỏ tử cung - buồng trứng cũng có thể phát triển thành
nang và gây đau.
Hội chứng ruột kích thích
(irritable bowel syndrome) gây những cơn đau lan xuống khung chậu kèm
các triệu chứng như sôi bụng, đại tiện nhiều lần phân lỏng hoặc táo,
phân nát, nhiều bọt, phân nhầy máu mũi, cảm giác mót rặn liên tục,
chướng bụng đầy hơi, ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản. Các biểu
hiện này xuất hiện thường xuyên hoặc sau một sang chấn tâm lý, sau ăn
các thức ăn lạ, thức ăn mỡ, tanh như cá tôm và có thể hết sau khi ăn
kiêng trở lại.
Những cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới
thường có nguyên nhân do u xơ tử cung. Những u xơ này hiếm khi gây đau
dữ dội vùng tiểu khung. Viêm bàng quang - niệu đạo lại hay gây đau tức
vùng khung chậu khi bàng quang đầy nước tiểu và cảm giác đau nhẹ đi sau
khi đi tiểu. Ngoài ra, một số yếu tố như các stress tâm lý, lạm dụng
tình dục, mất thăng bằng về các xúc cảm… cũng có thể gây các cơn đau mạn
tính vùng khung chậu.
Xác định các nguyên nhân
cơn đau mạn tính khung chậu nữ giới bằng cách thăm khám lâm sàng kết hợp
với một số biện pháp cận lâm sàng như cấy máu, nước tiểu, dịch tiết âm
đạo; chụp X-quang khung chậu; siêu âm ổ bụng, và có thể nội soi, chụp
MRI… phần phụ và cả ổ bụng.
Điều trị như thế nào?
Điều
trị những cơn đau mạn tính vùng khung chậu bao gồm điều trị triệu chứng
và điều trị nguyên nhân. Điều trị triệu chứng bằng các thuốc giảm đau
thông thường như: ibuprofen, acetaminophen. Các thuốc khác có thể được
sử dụng kèm theo như kháng sinh, thuốc giảm viêm, chống phù nề. Nếu cơn
đau có nguồn gốc tâm lý có thể cho thêm các thuốc chống trầm cảm
(amitriptyline, nortriptyline).
Siêu âm ổ bụng giúp bác sĩ tìm nguyên nhân của bệnh. Ảnh: TL
|
Điều
trị nguyên nhân khi phát hiện được như điều trị lạc nội mạc tử cung
bằng phẫu thuật, điều trị nhiễm khuẩn, phẫu thuật bóc khối u xơ tử cung…
Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng điều chỉnh chế độ ăn. Khi đang
có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy…nên tránh ăn
các thức ăn, nước uống không thích hợp. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ,
tránh ăn quá no. Giảm hoặc loại bỏ stress, tăng cường các hoạt động thể
chất, luyện tập thói quen đại tiện mỗi ngày một lần, tập khí công,
yoga…
Một số các biện pháp các có thể được sử
dụng như tiêm giảm đau tại điểm đau bằng lidocain; kích thích các sợi
thần kinh bằng điện qua da, liệu pháp tâm lý, tư vấn cho bệnh nhân khi
cần thiết để giúp bệnh nhân lấy lại thăng bằng trong cuộc sống.
Tóm
lại, những cơn đau mạn tính vùng khung chậu ở phụ nữ có thể không do
nguyên nhân tổn thương thực thể. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào có
biểu hiện những cơn đau như đã mô tả ở trên, bệnh nhân nhất thiết phải
đến ngay một cơ sở y tế gần nhất để khám loại trừ những nguyên nhân có
thể gây nguy hiểm có thể xảy ra.
TS. BS. Vũ Ðức Ðịnh
Theo Sức khoẻ & đời sống
Theo Sức khoẻ & đời sống
Khác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét