Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Khai báo bạn tình


Tài liệu liên quan
:: Tổng quan Cochrane
:: Khuyến cáo lâm sàng
Về tác giả
:: Jimmy Volmink

Tổng quan Cochrane so sánh hiệu quả của chiến lược khai báo bạn tình trong điều trị các nhiễm trùng lây qua đường tình dục (NTLQĐTD). Ba chiến lược khai báo bệnh nhân được so sánh: dựa vào nhân viên y tế (khai báo bạn tình do nhân viên y tế thực hiện), dựa vào hồ sơ điều trị (nhân viên y tế báo cho người bạn tình đã không đến khám theo hẹn tại cơ sở y tế) và dựa vào người bệnh (bản thân bệnh nhân báo cho bạn tình của mình). Ngoài ra còn đánh giá các kế hoạch giáo dục nhằm cải thiện khả năng khai báo của bệnh nhân.
Với tình trạng viêm niệu đạo không điển hình, đã có một số bằng chứng ghi nhận khai báo từ nhân viên y tế có hiệu quả hơn từ bệnh nhân. Một thử nghiệm cho thấy khai báo từ nhân viên y tế làm gia tăng tỷ lệ được điều trị và tỷ lệ phát hiện chlamydia cao hơn, so với từ người bệnh. Cho phép bệnh nhân lựa chọn cách khai báo, giữa từ nhân viên y tế và từ bản thân bệnh nhân, cũng hiệu quả hơn buộc họ tự khai báo. Trong một nghiên cứu về HIV, khi được trao cho quyền chọn lựa cách khai báo, có nhiều bạn tình được khai báo hơn và nhiều bạn tình được xét nghiệm HIV (+) hơn.
Một thử nghiệm khác so sánh hiệu quả của sự chọn lựa, giữa khai báo từ bệnh nhân hay từ nhân viên y tế, có kèm theo tư vấn và đưa thẻ hẹn, với khai báo từ bệnh nhân cho những bệnh nhân bị STI. Trong nhóm được chọn lựa khai báo kèm theo tư vấn và thẻ hẹn, bệnh nhân nam báo cáo nhiều bạn tình hơn và cũng có nhiều bạn tình được điều trị hơn những bệnh nhân được phân bố vào nhóm chỉ khai báo từ bệnh nhân; tuy nhiên, nhóm được chọn lựa khai báo lại có tranh cãi giữa các cặp bạn tình cao hơn. Không thấy khác biệt trong nhóm bệnh nhân nữ.
Cũng có bằng chứng rằng so với bệnh nhân tự khai báo, sử dụng khai báo từ hồ sơ làm tăng số lượng bạn tình của bệnh nhân nhiễm lậu đến điều trị. Kết quả của tổng quan không cung cấp đầy đủ thông tin để kết luận về hiệu quả tương đối của chiến lược khai báo qua hồ sơ so với khai báo do nhân viên y tế thực hiện.
Một nghiên cứu tìm hướng cải thiện sự khai báo của bệnh nhân thông qua giáo dục (bệnh nhân nhiễm bệnh), do một điều dưỡng thực hiện, kèm với tham vấn do một người không chuyên thực hiện. Can thiệp này có làm gia tăng, tuy ít, số bạn tình được điều trị, so với phương thức để bệnh nhân khai báo.

Một kế hoạch tìm kiếm toàn diện được thực hiện nhằm tìm ra các thử nghiệm ngẫu nhiên đã công bố và chưa công bố. Các nhà phê bình độc lập áp dụng các tiêu chuẩn chọn lựa, trích xuất số liệu và đánh giá phương pháp nghiên cứu cho các thử nghiệm được thu nhận. Tuy không có nghiên cứu bị loại khỏi tổng quan, nhưng có khả năng nhiều sai lệch đã xảy ra.

2. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHO NHỮNG CƠ SỞ CÓ NGUỒN LỰC HẠN CHẾ

2.1. Tầm quan trọng của vấn đề

Các nhiễm trùng lây qua đường tình dục đang còn là vấn đề sức khỏe quan trọng trên toàn thế giới. Những bệnh này là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh suất làm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này, những thiệt hại về kinh tế và xã hội (1). Tỷ lệ của NTLQĐTD tăng ở một số khu vực, đặc biệt là độ tuổi 15–25. Các biện pháp tốt nhất để giải quyết việc lan truyền vẫn tiếp tục bị lảng tránh (2). Đại dịch HIV/AIDS với sức tàn phá ảnh hưởng đặc biệt ở các vùng châu Phi – hạ Sahara, đã nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải kiểm soát các NTLQĐTD, vì nó làm gia tăng đáng kể nguy cơ lây HIV qua quan hệ tình dục (1).

2.2. Khả năng ứng dụng vào thực tế

Bệnh nhân bị NTLQĐTD thường có bạn tình cũng bị nhiễm. Nhằm dự phòng lây nhiễm nhiều hơn hay tái nhiễm, nên khai báo bạn tình để họ được chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt quan trọng với bạn tình nữ của bệnh nhân nam bị NTLQĐTD, vì thường bạn tình nữ không có triệu chứng và do đó không đi khám bệnh. Có những thử thách đặc biệt cho cả 3 cách khai báo bạn tình ở những nơi có nguồn lực kém. Khai báo qua nhân viên y tế là khó khăn và tốn kém nhất. Khi cơ sở y tế quá nhiều việc, sẽ rất khó khăn đảm bảo sự riêng tư trong thảo luận giúp bệnh nhân khai báo bạn tình. Khi nhân viên y tế không được huấn luyện đầy đủ để có thể thông cảm với nhu cầu của bệnh nhân, có nhiều khả năng họ sẽ ép buộc bệnh nhân khai báo bạn tình dẫn đến bệnh nhân không muốn chia sẻ thông tin. Yếu tố văn hóa cũng là một vấn đề vì không cân nhắc yếu tố này sẽ làm thất bại khi đánh giá những nội dung khác như bất bình đẳng giới dẫn đến nữ giới có thể bị bạo hành hay bị bỏ rơi. Trong lĩnh vực này, mức độ bảo mật còn chưa thể được xem trọng đúng mức. Cuối cùng, ở nơi có nguồn lực kém, khó khăn có thể do thiếu phương tiện chẩn đoán và điều trị. Điều này đặc biệt thường gặp ở nữ giới vùng nông thôn, trong khi người bạn tình nam đến các thành phố làm việc và được điều trị tại đây.

2.3. Khả năng áp dụng của các kết quả

Khả năng ứng dụng kết quả của tổng quan này trong thực tế vẫn chưa rõ ràng. Trong tổng quan, các thử nghiệm đã đánh giá hiệu quả của khai báo bạn tình trong một số lượng nhỏ bệnh nhân bị NTLQĐTD và chỉ 2 nghiên cứu được thực hiện ở các nước đang phát triển. Hơn nữa, thiếu số liệu về những ảnh hưởng tiềm ẩn không tốt của những hình thức khai báo bạn tình, ví dụ như xung đột và bạo lực trong gia đình, không cho phép kết luận liệu hiệu quả thu nhận được của những can thiệp này có vượt qua những nguy cơ không. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người nhiễm HIV/AIDS ở các nước đang phát triển, nơi chưa sẵn có dịch vụ điều trị kháng retrovirus, dịch bệnh bùng phát và khả năng tử vong hết sức cao.

2.4. Khả năng tiến hành những can thiệp

Tổng quan này cung cấp những bằng chứng giới hạn rằng khai báo bạn tình do nhân viên y tế thực hiện hoặc chọn lựa giữa khai báo do tự bệnh nhân và do nhân viên y tế có hiệu quả hơn bệnh nhân tự khai báo về khía cạnh làm gia tăng số bạn tình đến điều trị tại trung tâm y tế. Do số lượng hạn chế của các nghiên cứu được xem xét, chất lượng phương pháp nghiên cứu kém và dữ liệu hạn chế từ những nước nghèo, không thể quyết định nên chọn lựa cách khai báo bạn tình nào là tốt nhất.

2.5. Nghiên cứu

Cần có các thử nghiệm so sánh hiệu quả các chiến lược khác nhau trong khai báo bạn tình (đặc biệt trong vùng có tỷ lệ HIV và NTLQĐTD cao). Những nghiên cứu này nên được thiết kế chặt chẽ để giới hạn thiên lệch (thí dụ phân bổ thích hợp và đánh giá kết cục một cách có làm mù). Nên xem xét nhiều kết cục hơn như tỷ lệ tái nhiễm, tỷ lệ NTLQĐTD, chi phí và tác dụng có hại.

Tài liệu tham khảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét