Một
nhân viên trung thành không có nghĩa là một nhân viên đã làm việc lâu
năm mà điều quan trọng là nhân viên ấy phải luôn nắm bắt được và hành
động vì tầm nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu của doanh nghiệp.
Nhân viên trung thành luôn làm
việc chăm chỉ và cam kết cho sự thành công của công ty. Họ có thể sớm
rời bỏ doanh nghiệp nhưng một khi còn làm việc thì họ luôn nỗ lực hết
mình và đặt lợi ích của công ty lên trên lợi ích cá nhân…
Thật khó có thể gọi những nhân viên tuy đã có thâm niên hơn hai mươi năm ở doanh nghiệp nhưng chỉ làm việc một cách đối phó, lúc nào cũng chỉ trích công ty và các nhà lãnh đạo của mình ở công sở và bên ngoài, thường không tôn trọng các quyết định của sếp… là những nhân viên trung thành.
Thật khó có thể gọi những nhân viên tuy đã có thâm niên hơn hai mươi năm ở doanh nghiệp nhưng chỉ làm việc một cách đối phó, lúc nào cũng chỉ trích công ty và các nhà lãnh đạo của mình ở công sở và bên ngoài, thường không tôn trọng các quyết định của sếp… là những nhân viên trung thành.
Kinh nghiệm và thâm niên làm việc cũng
quan trọng, nhưng theo các chuyên gia quản trị nguồn nhân lực, một nhân
viên trung thành cần phải hội đủ những phẩm chất sau đây.
1. Đối xử với sếp và các đồng nghiệp như những người bạn đồng hành
Cũng như học trò thường có tâm lý giữ khoảng cách với thầy cô giáo, nhiều nhân viên cũng có khuynh hướng xa lánh sếp và không xem sếp như một con người bình thường. Trong khi đó, những nhân viên trung thành biết cách thu hẹp khoảng cách giữa sếp và nhân viên. Họ hiểu rằng sếp muốn giúp họ đạt được các mục tiêu phát triển nghề nghiệp và cá nhân, mong muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân viên và họ cũng sẽ tự nguyện nỗ lực hết mình để làm những điều tốt đẹp nhất cho sếp, cả trong công việc lẫn đời sống cá nhân.
1. Đối xử với sếp và các đồng nghiệp như những người bạn đồng hành
Cũng như học trò thường có tâm lý giữ khoảng cách với thầy cô giáo, nhiều nhân viên cũng có khuynh hướng xa lánh sếp và không xem sếp như một con người bình thường. Trong khi đó, những nhân viên trung thành biết cách thu hẹp khoảng cách giữa sếp và nhân viên. Họ hiểu rằng sếp muốn giúp họ đạt được các mục tiêu phát triển nghề nghiệp và cá nhân, mong muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân viên và họ cũng sẽ tự nguyện nỗ lực hết mình để làm những điều tốt đẹp nhất cho sếp, cả trong công việc lẫn đời sống cá nhân.
2. Chia sẻ với sếp những điều sếp ít muốn nghe nhất
Những nhân viên trung thành sẵn sàng nói với sếp những điều cần thiết nhất đối với sếp nhưng cũng là những điều mà sếp ít muốn nghe nhất. Họ thẳng thắn nói rằng một số ý tưởng của sếp là không đúng, rằng quan điểm của sếp đã lạc hậu hoặc sếp đã mắc sai lầm mà không ngại sếp phật lòng. Họ nói ra những điều ấy vì họ tin rằng sếp rất quan tâm đến việc làm những gì tốt nhất cho công ty và tập thể nhân viên.
3. Không bao giờ chỉ trích sếp trước mặt người khác
Những nhân viên bình thường có khuynh hướng nói xấu sếp khi không có mặt sếp. Họ làm điều ấy như một cách để… xả “stress”, nhưng chủ yếu vẫn là vì họ nghĩ rằng có một số việc thì sếp chẳng phải là người tài cán gì và họ hoàn toàn có thể làm những việc này tốt hơn sếp nhiều. Những nhân viên trung thành thì chẳng bao giờ bàn tán những chuyện bên lề như thế. Họ luôn tôn trọng sếp ngay cả khi sếp không có mặt và đương nhiên họ cũng mong muốn được sếp đối xử như vậy.
4. Họ sẵn sàng tranh luận riêng với sếp
Bất đồng quan điểm và tranh luận là điều cần thiết cho một nhóm làm việc để đi đến những thống nhất tối ưu. Các nhân viên trung thành sẵn sàng đưa ra ý kiến phản hồi, tranh luận với sếp chứ không phải hành động như những kẻ theo đuôi, “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Họ tin rằng một vị sếp tốt sẽ thích nghe những điều như thế để đưa ra những quyết định tốt nhất vì sự phát triển của doanh nghiệp.
Những nhân viên trung thành sẵn sàng nói với sếp những điều cần thiết nhất đối với sếp nhưng cũng là những điều mà sếp ít muốn nghe nhất. Họ thẳng thắn nói rằng một số ý tưởng của sếp là không đúng, rằng quan điểm của sếp đã lạc hậu hoặc sếp đã mắc sai lầm mà không ngại sếp phật lòng. Họ nói ra những điều ấy vì họ tin rằng sếp rất quan tâm đến việc làm những gì tốt nhất cho công ty và tập thể nhân viên.
3. Không bao giờ chỉ trích sếp trước mặt người khác
Những nhân viên bình thường có khuynh hướng nói xấu sếp khi không có mặt sếp. Họ làm điều ấy như một cách để… xả “stress”, nhưng chủ yếu vẫn là vì họ nghĩ rằng có một số việc thì sếp chẳng phải là người tài cán gì và họ hoàn toàn có thể làm những việc này tốt hơn sếp nhiều. Những nhân viên trung thành thì chẳng bao giờ bàn tán những chuyện bên lề như thế. Họ luôn tôn trọng sếp ngay cả khi sếp không có mặt và đương nhiên họ cũng mong muốn được sếp đối xử như vậy.
4. Họ sẵn sàng tranh luận riêng với sếp
Bất đồng quan điểm và tranh luận là điều cần thiết cho một nhóm làm việc để đi đến những thống nhất tối ưu. Các nhân viên trung thành sẵn sàng đưa ra ý kiến phản hồi, tranh luận với sếp chứ không phải hành động như những kẻ theo đuôi, “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Họ tin rằng một vị sếp tốt sẽ thích nghe những điều như thế để đưa ra những quyết định tốt nhất vì sự phát triển của doanh nghiệp.
5. Ủng hộ tuyệt đối các quyết định của sếp và bản thân sếp trước những người khác
Mặc dù hay tranh luận với sếp trước khi sếp ra quyết định nhưng một khi quyết định đã được đưa ra, những nhân viên trung thành hoàn toàn ủng hộ các quyết định ấy và họ sẽ thể hiện thái độ đó trước những người khác. Ngay cả khi chưa nhất trí với một quyết định nào đó của sếp thì họ cũng không tìm mọi cách để chứng minh rằng sếp đã sai. Ngược lại, họ sẵn sàng mạo hiểm để thử nghiệm ý tưởng mới của sếp và nỗ lực cùng sếp đi đến cùng để chứng minh sếp đã quyết định đúng.
Mặc dù hay tranh luận với sếp trước khi sếp ra quyết định nhưng một khi quyết định đã được đưa ra, những nhân viên trung thành hoàn toàn ủng hộ các quyết định ấy và họ sẽ thể hiện thái độ đó trước những người khác. Ngay cả khi chưa nhất trí với một quyết định nào đó của sếp thì họ cũng không tìm mọi cách để chứng minh rằng sếp đã sai. Ngược lại, họ sẵn sàng mạo hiểm để thử nghiệm ý tưởng mới của sếp và nỗ lực cùng sếp đi đến cùng để chứng minh sếp đã quyết định đúng.
6. Báo trước cho sếp khi muốn rời bỏ công ty
Đôi khi một nhân viên đang làm việc hết mình vì sếp và vì công ty lại muốn ra đi vì nhiều lý do khác nhau: để theo đuổi một cơ hội khác tốt hơn, vì thay đổi phong cách sống, để thử nghiệm một lĩnh vực mới hay để thành lập một công ty riêng… Nhưng những nhân viên trung thành hiểu rằng sự ra đi của họ sẽ tạo ra một lỗ hổng lớn cho doanh nghiệp nên họ luôn báo trước cho sếp về sự ra đi của mình một thời gian đủ dài để sếp có thể chuẩn bị trước.
Họ tin rằng một vị sếp tốt sẽ không đối xử khác với họ trước quyết định thôi việc của họ. Họ tin tưởng sếp vì họ đã trung thành với sếp. Họ tin rằng vì họ đã không ít lần đặt lợi ích của sếp và của công ty lên trên lợi ích cá nhân của họ nên sếp cũng sẽ đối xử công bằng với họ trước quyết định ra đi của mình.
Đôi khi một nhân viên đang làm việc hết mình vì sếp và vì công ty lại muốn ra đi vì nhiều lý do khác nhau: để theo đuổi một cơ hội khác tốt hơn, vì thay đổi phong cách sống, để thử nghiệm một lĩnh vực mới hay để thành lập một công ty riêng… Nhưng những nhân viên trung thành hiểu rằng sự ra đi của họ sẽ tạo ra một lỗ hổng lớn cho doanh nghiệp nên họ luôn báo trước cho sếp về sự ra đi của mình một thời gian đủ dài để sếp có thể chuẩn bị trước.
Họ tin rằng một vị sếp tốt sẽ không đối xử khác với họ trước quyết định thôi việc của họ. Họ tin tưởng sếp vì họ đã trung thành với sếp. Họ tin rằng vì họ đã không ít lần đặt lợi ích của sếp và của công ty lên trên lợi ích cá nhân của họ nên sếp cũng sẽ đối xử công bằng với họ trước quyết định ra đi của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét