Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Chữa viêm lộ tuyến, có thể không cần diệt tuyến!

Chữa viêm lộ tuyến, có thể không cần diệt tuyến!

Rất nhiều bệnh nhân nữ than phiền là dịch âm đạo (khí hư) ra suốt cả kỳ kinh và kèm theo một số triệu chứng khác như khí hư có màu bất thường, mùi hôi, ngứa, đau viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung… Chiếm tỷ lệ rất cao trong số đó đã bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.

2012/12/viem-lo-tuyen-co-tu-cung0.jpg
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Lộ tuyến cổ tử cung là các tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào tuyến bình thường nằm trong ống cổ tử cung phía dưới lớp tế bào lát đã phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi nằm phía dưới lớp tế bào lát nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm (khi đó gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung). Nguyên nhân gây lộ tuyến chưa được biết rõ, nhưng bệnh thường gặp hơn ở những phụ nữ đã có quan hệ tình dục, đã sinh nở, trong thời kỳ buồng trứng còn hoạt động mạnh. Đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở trẻ em (bẩm sinh).
Sự nguy hại của lộ tuyến là có thể đẩy nhanh sự phát triển của nhiễm khuẩn ở cổ tử cung vì cổ tử cung là vị trí ưa thích để một số vi khuẩn tấn công. Ví dụ nhiễm vi khuẩn chlamydia, vi khuẩn lậu, vi rút gây mụn giộp. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung, sau đó nhiễm khuẩn đi lên gây viêm nội mạc tử cung và viêm tiểu khung. Với những nguy cơ như thế nên lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ở một số trường hợp, viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể gây vô sinh, và có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, nếu kéo dài, sẽ làm cho cổ tử cung to và dài ra, nên nhiều khi tưởng lầm là sa dạ con. Vì vậy việc điều trị sớm lộ tuyến là rất cần thiết.
Cách điều trị phổ biến
Lộ tuyến có thể phối hợp với viêm cổ tử cung cấp hay mạn tính, viêm âm đạo, viêm phần phụ, do đó cách điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân, ý muốn còn sinh đẻ nữa hay không, các bệnh phối hợp và các liệu pháp trước đây.
Thông thường, khi điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống nếu lộ tuyến bị nhiễm nấm hoặc các tác nhân lây qua đường tình dục khác. Sau khi điều trị hết viêm, các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, lazer sẽ được áp dụng để diệt tuyến. Trước khi diệt tuyến, các bác sĩ sẽ soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào tử cung.
Khi diệt tuyến, lỗ cổ tử cung có thể bị chít hẹp, cổ tử cung sẽ có sẹo cứng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai cũng như gây một số khó khăn trong quá trình sinh đẻ tự nhiên.
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung có hoặc không kèm viêm nhiễm phụ khoa khác, đã được điều trị bằng thuốc đặt và thuốc uống, nhưng vẫn bị tái phát hoặc tái nhiễm nhiều lần sau khi đã tạm ổn nhờ được điều trị bằng thuốc tây. Kể cả các phương pháp diệt tuyến hiện đại như các biện pháp đốt điện, đốt lazer, đông lạnh cũng không giúp bệnh nhân khỏi hẳn bệnh
Một thời gian sau điều trị, bệnh lại từ từ phát triển, chu kỳ tái nhiễm ngày một dày hơn dohiện tượng mất cân bằng PH âm đạo, đây là hậu quả của việc điều trị bằng kháng sinh (uống, đặt âm đạo) diệt hết vi khuẩn có hại thì diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Mất cân bằng PH âm đạo là môi trường cực kỳ thuận lợi cho nhiễm nấm, trùng roi, tạp khuẩn,…. Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm cho viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng như viêm âm đạo dễ bị tái phát và khó điều trị dứt điểm.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỮU NGHỊ VIỆT PHÁP CHUYÊN ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VIÊM NHIỄM  PHỤ KHOA VỚI TỶ LỆ TÁI PHÁT THẤP NHẤT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét