Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Hỏi về hiện tượng nứt nẻ và chảy máu đầu ngón chân

Hỏi về hiện tượng nứt nẻ và chảy máu đầu ngón chân

tôi bị nứt đầu móng chân và chảy máu nhất là về mùa hè đã 10 năm nay, ggần đây tôi hay bịi nổi những vết tròn đỏ dưới lòng bàn chân gây ngứa rất khó chịu, thỉnh thoảng các đầu ngón tay hay bị cương lên rất đau nhưng chỉ kéo dài khoảng 2 ngày là hết .tôi muốn hỏi xem tôi bị bệnh gị cảm ơn BS

(trần hải nhạn)

Trả lời:
Theo thư bạn mô tả, có thể bạn bị chàm tăng sừng nứt nẻ: Bệnh thường tập trung ở đầu ngón tay, chân, với biểu hiện da dày lên, có những sọc nứt nẻ. Khi lớp da dày lột đi, lớp da ở dưới sẽ lộ ra, màu đỏ hoặc trắng hồng, không ngứa. Nhưng nếu tiếp xúc với kim loại hoặc bôi thuốc không đúng, vùng da này sẽ ngứa ngáy khó chịu. Vào mùa lạnh, hiện tượng tăng sừng nứt nẻ sẽ tăng lên rất nhiều, khiến bệnh nhân đau đớn, hạn chế cử động.

Phòng ngừa và xử trí

- Giữ cho da đừng mất nước, luôn có độ ẩm thích hợp: Tốt nhất là sử dụng thuốc làm ẩm da (chứa urê, axit salicylic...). Nồng độ thuốc phải thích hợp với vùng da bị tổn thương. Chẳng hạn, nếu bị khô da ở mặt, có thể dùng những loại dầu làm ẩm dành cho trẻ em; còn nếu nứt gót chân thì phải sử dụng các thuốc có nồng độ urê từ 20% trở lên (có phối hợp với axit lactic càng tốt).

- Uống vitamin A liều cao: Chất này có tác dụng tốt trên sự sừng hóa, nhất là ở những bệnh da có sẵn như chàm tăng sừng nứt nẻ, da vẩy cá.

- Bôi thuốc chống ngứa: Các thuốc phổ biến là Chlopheniramin, Prometazine, Loratadin... Thuốc này thường chỉ có tác dụng trong trường hợp mề đay do lạnh hoặc có hiện tượng chàm hóa.

- Uống nhiều nước, mặc quần áo, quấn khăn đủ ấm.

Lưu ý: Không được dùng thuốc không rõ tác dụng, thuốc truyền miệng, xà phòng không thích hợp.

Để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bạn nên đi khám tại Viện Da liễu TƯ.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét