Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Mỹ chấp nhận võng mạc nhân tạo trong bước đầu

Mỹ chấp nhận võng mạc nhân tạo trong bước đầu

Một bệnh nhân ở Anh sử dụng võng mạc nhân tạo.
Một bệnh nhân ở Anh sử dụng võng mạc nhân tạo.
CỠ CHỮ
Cơ quan quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA đã phê duyệt võng mạc nhân tạo đầu tiên, đây là một thiết bị điện tử cấy ghép có thể phục hồi thị lực giới hạn cho những người bị mù do bệnh mắt di truyền hiếm gặp.

Thiết bị này đã được thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ và châu Âu trong nhiều năm, mang lại hy vọng mới cho những người bị viêm võng mạc sắc tố ở mức nặng, một tình trạng thoái hóa gây tổn thương lớp tế bào nhạy cảm ánh sáng ở mặt sau của mắt, thường gọi là võng mạc.

Có tên goi là Argus II và chế tạo bởi công ty Second Sight Medical tại California, võng mạc nhân tạo chủ yếu là một tờ gồm 60 điện cực rất nhỏ được chuyên viên phẫu thuật cấy ghép trực tiếp vào mắt.

Bệnh nhân cũng được trang bị một cặp kính đen có một máy quay video và xử lý video nhỏ đi kèm. Hệ thống hoạt động bằng pin sẽ gửi tín hiệu video kỹ thuật số không qua võng mạc bị hư hỏng của bệnh nhân, mà gửi trực tiếp đến bộ não của họ.

Võng mạc điện tử không phục hồi thị lực đầy đủ, nhưng cho người dùng cảm nhận được sự tương phản ánh sáng và bóng tối, phát hiện được chuyển động và hình dạng quan trọng, chẳng hạn như lối băng qua đường, xe cộ hoặc những người gần mình và một số chữ viết khổ lớn.

Những hình ảnh họ cảm nhận được sẽ hiện lên màu đen và trắng, không phải màu khác.

Cuối cùng, nhà sản xuất hy vọng sẽ cấy ghép các thiết bị không phải trong mắt, nhưng trong vỏ não thị giác của bộ óc, có thể giúp khắc phục mù lòa do tất cả các nguyên nhân.

Argus II đã được chấp nhận ở Châu Âu vào năm 2011 để điều trị cho nhiều người bị mù nặng do nhiều loại bệnh bệnh võng mạc. Các thử nghiệm lâm sàng cần thiết sẽ được tiếp tục ở Mỹ trước khi công ty có thể được FDA phê duyệt ở mức cao hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét