Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Người như vậy thì có thể dạy dỗ cho ai?

Người như vậy thì có thể dạy dỗ cho ai?

Thứ Năm, 29/11/2012 08:04

“Đ.M mày, tao đã nói không có mà cứ bắt ghé”- Hân quát lớn đến nỗi chị bán hàng nhìn tôi ngơ ngác. Tôi lúng túng: “Cám ơn chị” rồi vội vã quay ra.


Ngồi sau xe Hân, tôi không vòng tay ôm cu Bi phía trước mà co người lại. Tôi thật sự không muốn chạm vào người ấy, dù chỉ là cái lưng áo của anh ta.
 
Buổi chiều cu Bi đòi đi chơi. Tôi mệt nên bảo hai cha con đi với nhau nhưng cu Bi nhất quyết không chịu. Cuối cùng tôi phải đi theo dù trong người rất khó chịu. Khi đi ngang chợ Bàn Cờ, tôi sực nhớ là ở nhà hết xi đánh giày nên bảo Hân ghé vào. Không ngờ vừa nghe chị bán hàng trả lời không có loại xi trắng cần mua, Hân đã văng tục. Nếu tôi nói ra rằng, người đàn ông vừa văng tục ấy là tiến sĩ, là thầy giáo đang dạy tại một trường đại học ở TPHCM thì chắc chắn chẳng ai tin…

Đôi lúc tôi tự hỏi: Không biết đó có phải là người đàn ông mà tôi đã nhận lời chung sống cách nay 13 năm hay không? Khi đó anh ta đã quỳ trước mặt tôi và nhất quyết không đứng lên nếu tôi không gật đầu. Cuối cùng mẹ tôi bảo: “Thôi, con đừng có làm khó nó nữa”. Rồi bà quay sang đỡ Hân đứng dậy: “Coi như hai bác thay mặt con Nhung nhận lời cháu”.
 
Tôi còn chần chừ chưa nhận lời Hân là vì anh ta quá quỵ lụy, đôi khi chẳng còn chút thể diện nào. Hân sẵn sàng làm theo mọi sở thích của tôi, thậm chí cả những sở thích không giống ai mà tôi cố tạo ra để trêu chọc sự si tình của Hân. Thế mà Hân chẳng nản lòng… Có người nói rằng, Hân làm thế vì ba tôi là phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo của trường. Ông có quyền quyết định giữ người này, bỏ người kia trong số những sinh viên xuất sắc ra trường hằng năm. Hân học rất giỏi và nếu như anh ta trở thành con rể của thầy hiệu phó thì con đường tiến thân chắc chắn sẽ rộng thênh thang.
Sự thật đúng như những gì Hân đã tính toán. Ở lại trường làm trợ giảng chưa bao lâu, Hân đã nhận học bổng thạc sĩ rồi tiến sĩ… Còn tôi, sau khi sinh cu Bi thì bác sĩ phát hiện tim tôi có vấn đề. Dù tôi thấy mình vẫn khỏe nhưng Hân kiên quyết bắt tôi phải từ bỏ công việc ở Phòng Đào tạo của trường, ở nhà tĩnh dưỡng. Từ lúc đó, mọi con đường trước mặt tôi dường như đã khép lại. Tôi an phận làm một bà nội trợ suốt ngày bầu bạn với bếp núc, chó mèo và đưa đón con…
“Đúng là đồ vô tích sự”. Có lần Hân đã lầm bầm như vậy khi tôi đột ngột bị chóng mặt không nấu nổi cơm chiều. Sau này nhớ lại, tôi liên tưởng câu nói ấy giống như một cái nút chai. Khi cái nút chai đã được mở ra thì nước bên trong sẽ chảy hết ra ngoài. Hân bắt đầu la mắng, chửi rủa không cần e dè. Ngay cả khi mẹ tôi có mặt, anh ta cũng không nể nang. Tôi sợ mẹ buồn nên nói đỡ: “Tại công việc nhiều quá nên ảnh căng thẳng mẹ à. Bình thường không có vậy đâu”. Mẹ tôi không nói gì nhưng nhìn vào mắt mẹ, tôi biết mẹ hiểu rõ những gì đang diễn ra và mẹ đang tự trách mình đã đẩy con gái vào con đường gập ghềnh hôm nay.

Rồi bạn bè tôi gọi điện thoại nói rằng thấy Hân đi với một người phụ nữ khác. Người này nói rồi người khác nói khiến tôi phải tin. Khi tôi hỏi Hân thì anh ta trừng mắt: “Mấy đứa bạn của cô rảnh quá hén?”. Nhưng tôi vẫn không buông tha: “Em muốn biết là có hay không? Chỉ cần anh trả lời có hoặc không?”. Hân đá mạnh vào chân bàn rồi nói mà không nhìn tôi: “Nếu có thì sao? Không thì sao?”. Tôi điên tiết: “Sao anh không trả lời? Anh sợ à? Đồ hèn!”. Tôi vừa dứt lời thì đã ăn ngay một cái tát nẩy lửa: “Câm mồm! Ừ, tôi có bồ đấy, cô làm gì được tôi? Hãy tự trách mình đi, chỉ mỗi việc ăn no rồi nằm ngửa mà cũng không làm được…”.
Tôi không ngờ từ miệng người chồng trí thức của mình lại có thể tuôn ra những lời lẽ như thế. Tôi ôm mặt: “Anh nói thì nhớ đấy. Tôi sẽ nói chuyện này với ba”.
Đó là sai lầm lớn nhất trong đời tôi bởi sau đó, ba tôi đã không chịu nổi mà lên cơn đau tim rồi qua đời. Cái chết của ông càng đào sâu hố ngăn cách giữa chúng tôi. Và tôi không biết mình đúng hay sai khi đã chấm dứt chuyện vợ chồng với Hân kể từ sau cái chết của ba tôi. Tôi ngủ với cu Bi, thỉnh thoảng Hân có mò sang thì tôi nhất quyết không cho đụng đến. Cũng từ đó, tôi nghe Hân bắt đầu chửi thề…
Và cái câu chửi ở cửa hàng bách hóa không chỉ khiến tôi sượng sùng với những người bán hàng ở đó mà nó như một vết khoét sâu vào vết thương đang tấy miệng, mưng mủ của tôi...
Cả đêm đó dường như tôi không ngủ. Khi đặt bút viết mấy chữ “Đơn xin ly hôn” tôi nhận ra những giọt nước mắt mặn chát trên môi mình. 13 năm kể từ ngày ấy, tôi đã có những trãi nghiệm đau đớn, giả trá về hôn nhân. “Anh ký đi”- tôi đặt lá đơn trước mặt hân vào sáng hơn sau. Đang cắm cúi ăn sáng, Hân ngẩng lên, dùng nĩa khều cái đơn về phía mình. Khi nhận ra mấy chữ “Đơn xin ly hôn”, anh ta trố mắt: “Chuyện gì vậy?”. “Tôi muốn ly hôn”- tôi nói chậm từng tiếng.
… Khi Hân hiểu rõ là tôi không nói đùa thì anh ta bỗng trở lại là kẻ đã xuất hiện trước mặt tôi và ba mẹ cách nay 13 năm. Anh ta ôm lấy chân tôi: “Nếu em không tha thứ thì anh sẽ không đứng dậy…”. Tôi cố vùng vẫy để thoát ra: “Thì anh cứ ở đó mà quỳ. Tôi về nhà mẹ và khi quay lại, tôi không muốn thấy mặt anh nữa”.
Nhưng Hân vẫn ở lì trong nhà dù biết rằng, đây là nhà mà ba mẹ cho tôi làm của hồi môn sau khi cưới, nếu ly hôn thì Hân sẽ chẳng xơ múi gì. Và dường như anh ta biết điều đó nên chẳng có ý định đi đâu cả và cũng chẳng ký đơn.

Đến giờ tôi vẫn không thể nào hiểu nổi một trí thức ăn học nhiều mà sao lại cư xử còn thua những người không được học hành? Và một người thầy như vậy thì có thể dạy dỗ cho a

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét