Vạch trần “chiêu lừa” bán máy xung điện... chữa bệnh Movas
Bộ Y tế chưa cấp phép quảng cáo cho Công ty TNHH MTV Dynaseiki - đơn vị
nhập khẩu và phân phối máy Movas. Việc quảng cáo sai, tổ chức trị liệu
chưa xin phép các cơ quan chức năng sẽ bị kiểm tra, xử lý.
>> Máy xung điện Movas không thể chữa bách bệnh
Không phải là giấy công nhận tác dụng chữa bệnh
Làm việc với phóng
viên, ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y
tế (Bộ Y tế) khẳng định, công văn Bộ Y tế gửi Công ty TNHH MTV Dynaseiki
ngày 8/8/2011 không phải là công nhận tác dụng chữa bệnh của Movas như
nhiều người dân nhầm tưởng, mà đó là giấy chứng nhận thiết bị trị liệu
điện Movas do Công ty TNHH MTV Dynaseiki nhập khẩu không nằm trong danh
mục những thiết bị y tế khi nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu của
Bộ Y tế. Xác nhận này cho phép công ty làm việc trực tiếp với hải quan
để nhập khẩu theo quy định và chịu trách nhiệm về chủng loại, chất lượng
hàng hóa nhập khẩu, thực hiện đúng các quy định hiện hành của nhà nước
về kinh doanh trang thiết bị y tế (TTBYT).
Theo ông Nguyễn Minh
Tuấn, giấy chứng nhận trên tờ rơi của sản phẩm ghi JQA (Japan Quality
Assurance Organization - Tổ chức kiểm định chất lượng Nhật Bản) là chứng
nhận về tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng về thiết bị y tế đối với
việc thiết kế, phát triển, chế tạo và dịch vụ của nhà sản xuất với các
thiết bị trị liệu điện thế dùng tại nhà, còn PSE (Product Safety
Electrical) là chứng nhận sản phẩm an toàn về đồ điện chứ không phải
chứng nhận của cơ quan y tế của Nhật Bản về tác dụng chữa bệnh của
Movas.
Ông Nguyễn Minh Tuấn
cho biết, trang thiết bị y tế là hàng hóa đặc thù, góp phần chăm sóc,
bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng,
sức khoẻ của người bệnh, vì vậy cần được quản lý chặt chẽ ngay từ khâu
sản xuất, lưu thông, quảng cáo, khai thác và sử dụng. Hiện Công ty TNHH
MTV Dynaseiki chưa được cấp phép quảng cáo, khi lưu thông, khai thác, sử
dụng đã tự quảng cáo, quảng cáo sai, thiếu cơ sở khoa học là vi phạm.
Theo ông Tuấn, xung
điện chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sức khoẻ, kích thích vào hệ thống thần
kinh, mô... giống như điện châm, điện xung... để giảm đau và hỗ trợ một
số bệnh lý. Tác dụng hiệu quả của máy đến đâu, có thay thế được các
phương pháp chữa bệnh hay không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ và
phương pháp chẩn đoán. Ở đây, đã quảng cáo quá chức năng và quảng cáo
sai, thiếu cơ sở khoa học và sự hiểu biết, không rõ ràng 9.000V đó là
vôn gì, vì điện 220V khi sử dụng bị dò đã nẩy tung người.
Ông Nguyễn Minh Tuấn
cũng nhấn mạnh, đã là TTBYT không được kinh doanh hàng đa cấp, không
được đẩy thành “giá trên trời”, khi tiến hành thực hiện điều trị và chẩn
bệnh phải được cơ quan quản lý chuyên môn cho phép (ở đây là Sở Y tế Hà
Nội). Trước mắt, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành tiến
hành kiểm tra.
Kỹ thuật viên đang quảng cáo giới thiệu sản phẩm máy xung điện.
Lập lờ để bán hàng?
TS Nguyễn Việt Dũng,
Giám đốc Trung tâm Điện tử Y sinh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (đơn
vị chuyên nghiên cứu sản xuất thiết bị điện chữa bệnh) cảnh báo, những
người có ý định thử nghiệm hay mua thiết bị này cần tỉnh táo, tìm hiểu
thêm thông tin, tham vấn các bác sĩ và chuyên gia. Hiện nay, ở Việt Nam chưa xuất hiện loại thiết bị điều trị điện nào có tác dụng lọc máu.
Do đó, nếu loại thiết
bị này có tính năng lọc máu như quảng cáo thì cần phải có các kiểm tra
thử nghiệm của các cơ quan chức năng (Hội đồng Y đức của Bộ Y tế). Đồng
thời trong tờ quảng cáo của thiết bị cũng không nhắc gì đến chức năng
lọc máu cả. Vì vậy, TS Dũng nhận định, “đã có sự lập lờ nhằm dụng ý xấu ở
đây”!
Theo Nhóm PV Y tế
Kiến thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét