Hỏi đáp Y học: Bướu cổ và Tiểu đường
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn
Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm
việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả Lê Mai, ở New York, có câu hỏi như sau:
"Thưa bác sĩ, tôi tên là Lê Mai, ở New York, 48 tuổi. Tôi bị bệnh bướu cổ từ năm 2002 tới nay. Nhưng mà tới năm 2007 tôi mới phát hiện ra. Bác sĩ nói đây là bướu cổ đơn thuần. Khi tôi phát hiện ra thì tôi thấy nó lớn, nghẹt thở, nên tôi đã mổ một bên phải, bây giờ còn một bên trái. Nhưng mà khi thời tiết thay đổi thì tôi cảm thấy nghẹt. Trường hợp như vậy thì tôi có nên mổ thêm nữa hay là không? Hiện nay một ngày là uống một viên Levothyroxine. Bác sĩ gia đình thì bác sĩ nói là bị dị ứng thời tiết. Mấy năm trời mỗi khi trở trời thì bác sĩ cứ cho uống Singulair. Sau đó chuyển qua bác sĩ tai-mũi-họng thì ông nói là cục bướu này lớn rồi và bị cứng, cho nên bác sĩ cho mổ một bên phải. Mổ xong thì giờ nó xẹp rồi nhưng bên trái phình ra một chút xíu. Hôm trước đi siêu âm thì còn 7, 8 mụt gì đó lớn nhỏ đều có, rất nhiều. Bây giờ lại chuyển qua bị tiểu đường nữa. Mỗi lần đi chích máu thì nó khoảng 5.9, 6.2, 6.4. Tôi không biết lí do tại sao. Cái chân nổi mấy đường gân máu, mỗi khi đứng từ nửa tiếng tới một tiếng, thì nghe nặng cái chân, máu dồn xuống. Bên cánh tay phải thỉnh thoảng đau. Cơ thể khi ăn mà không tiêu thì nó làm cho mạch máu từ bắp đùi xuống tới đầu gối mé sau thì thấy những đường gân máu nổi lên."
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
(Thyroid nodules, diabetes, allergy and varices in 48 y.o. woman)
Vị thính giả từng được giải phẫu vì tuyến giáp trạng lớn và hỏi có nên mổ thêm phần còn lại bên trái không. Tôi không thể trả lời câu hỏi này được. Đối với bệnh nhân ở Mỹ, bác sĩ gia đình giới thiệu qua bác sĩ giải phẫu để tư vấn, bác sĩ giải phẫu thường viết một bản tường trình chính thức cho bác sĩ gia đình về câu hỏi đặt ra, và đưa những khuyến cáo cho bác sĩ gia đình. Bác sĩ gia đình là người duy nhất có khả năng giúp bệnh nhân quyết định có nên theo khuyến cáo bác sĩ giải phẫu hay không, tuỳ nhu cầu bệnh lý cũng như sở thích của bệnh nhân. Nếu cần thiết, ví dụ bs gia đình thấy giải pháp của bs giải phẫu đề ra không thích hợp, bs sẽ bàn bạc với bs giải phẫu, hoặc đôi khi xin ý kiến một bs giải phẫu khác (second opinion). Bs còn có thể hỏi ý kiến các chuyên khoa khác nếu cần, như trong trường hợp này, vd:
Một vấn đề tôi vẫn thường nhắc với bệnh nhân chúng ta ờ Mỹ là chúng ta nên hỏi bác sĩ chúng ta những thắc mắc nếu có trước khi quyết định để bs làm một thủ thuật nào đó.Nếu trở ngại ngôn ngữ, nên yêu cầu người thông dịch chuyên môn hoặc nhờ người có khả năng tốt về hai thứ tiếng đi theo.
Đôi khi, nếu người bệnh đặt những câu hỏi "hay," có thể giúp bs hiểu rõ bệnh hơn, hiểu rõ ý nguyện của bệnh nhân hơn, và có thể cẩn thận hơn, đôi khi xét lại cách điều trị của mình. Không nên ngần ngại vì sợ hỏi câu "ngớ ngẩn'. Ví dụ trước khi mổ, bác sĩ dặn bệnh nhân ngưng uống thuốc aspirin sợ chảy máu trong lúc và sau khi mổ, nên hỏi chính xác ngưng thuốc từ ngày nào, bao nhiêu lâu. Hay nếu nghẹn họng được cho là do dị ứng, uống thuốc Singulair (chữa dị ứng) không khỏi, thì nên xem lại bác sĩ, nếu là người Mỹ, có hiểu đúng ý mình nói hay không.
“Nghẹt thở” là một từ rất khó dịch cho chính xác, để mô tả một cảm giác khó tả gây ra do nhiều bộ phận khác nhau: có thể là nuốt khó, ngộp thở do suyễn, do một u bướu đè lên khí quản (trachea), do một dây thần kinh điều khiển dây nói bị liệt sau khi giải phẫu tuyến giáp (recurrent laryngeal nerve paralysis, vocal paralysis). Nghẹt thở cũng có thể chỉ do người bệnh hoảng sợ (panic attack), lo sợ (anxiety), hay chỉ vì người bệnh ám ảnh bởi sư hiện diện của cái bướu trên cổ mình. Những lý do này chỉ có bác sĩ bên cạnh bệnh nhân mới phân biệt được. Nên nhớ, trong y khoa nặng về kỹ thuật hiện nay, bệnh sử (history of the illness), và do đó đối thoại giữa bệnh nhân và người bệnh vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong đa số các trường hợp.
Thính giả hỏi về lúc ăn không tiêu thì các mạch máu vùng sau đầu gối nổi lên. Câu hỏi này cũng khó trả lời. Nhữnng gân máu nổi lên có thể là các tĩnh mạch bị dãn nở (varices), gặp rất thường ở phụ nữ đến một tuổi nào đó, gấp bốn lần đàn ông, nhiều hơn lúc trước khi có kinh, lúc có bầu.. Nói chung thì ăn không tiêu không ảnh hưởng đến các varices; tuy nhiên nếu bón (và sình bụng cho cảm giác ăn không tiêu) có thể làm bệnh nhân đi cầu rặn nhiều hơn, và do đó áp suất trong các tĩnh mạch hậu môn tăng lên (trĩ) cũng như làm các tĩnh mạch chân to hơn lên. Tuy nhiên nằm xuống thì các varices bớt phình. Ngược lại đứng nhiều một chỗ, thiếu vận động, có thể làm các varices to thêm, đi kèm cảm giác không tiêu, nặng vùng xương chậu, sưng trĩ ở hậu môn. Trường hợp như vậy cần vận động, tập thể dục nhiều hơn, hoặc nếu cần bs cho mang vớ co dãn (elastic compression stocking), bó chặt chân lại cho bớt tụ máu trong các tĩnh mạch ở chân.
Cũng như mọi khi, những điều chúng ta bàn ở đây chỉ có tính cách thông tin.
Thính giả cần tham khảo trực tiếp với bác sĩ của mình.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền.
---------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com, bấm vào mục Hỏi Đáp Y Học trong phần chuyên mục. Các bài giải đáp y học khác cũng được lưu trữ trong phần này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietphapclinic@yahoo.com.
Thính giả Lê Mai, ở New York, có câu hỏi như sau:
"Thưa bác sĩ, tôi tên là Lê Mai, ở New York, 48 tuổi. Tôi bị bệnh bướu cổ từ năm 2002 tới nay. Nhưng mà tới năm 2007 tôi mới phát hiện ra. Bác sĩ nói đây là bướu cổ đơn thuần. Khi tôi phát hiện ra thì tôi thấy nó lớn, nghẹt thở, nên tôi đã mổ một bên phải, bây giờ còn một bên trái. Nhưng mà khi thời tiết thay đổi thì tôi cảm thấy nghẹt. Trường hợp như vậy thì tôi có nên mổ thêm nữa hay là không? Hiện nay một ngày là uống một viên Levothyroxine. Bác sĩ gia đình thì bác sĩ nói là bị dị ứng thời tiết. Mấy năm trời mỗi khi trở trời thì bác sĩ cứ cho uống Singulair. Sau đó chuyển qua bác sĩ tai-mũi-họng thì ông nói là cục bướu này lớn rồi và bị cứng, cho nên bác sĩ cho mổ một bên phải. Mổ xong thì giờ nó xẹp rồi nhưng bên trái phình ra một chút xíu. Hôm trước đi siêu âm thì còn 7, 8 mụt gì đó lớn nhỏ đều có, rất nhiều. Bây giờ lại chuyển qua bị tiểu đường nữa. Mỗi lần đi chích máu thì nó khoảng 5.9, 6.2, 6.4. Tôi không biết lí do tại sao. Cái chân nổi mấy đường gân máu, mỗi khi đứng từ nửa tiếng tới một tiếng, thì nghe nặng cái chân, máu dồn xuống. Bên cánh tay phải thỉnh thoảng đau. Cơ thể khi ăn mà không tiêu thì nó làm cho mạch máu từ bắp đùi xuống tới đầu gối mé sau thì thấy những đường gân máu nổi lên."
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Lắng nghe giải đáp của bác sĩ
(Thyroid nodules, diabetes, allergy and varices in 48 y.o. woman)
Vị thính giả từng được giải phẫu vì tuyến giáp trạng lớn và hỏi có nên mổ thêm phần còn lại bên trái không. Tôi không thể trả lời câu hỏi này được. Đối với bệnh nhân ở Mỹ, bác sĩ gia đình giới thiệu qua bác sĩ giải phẫu để tư vấn, bác sĩ giải phẫu thường viết một bản tường trình chính thức cho bác sĩ gia đình về câu hỏi đặt ra, và đưa những khuyến cáo cho bác sĩ gia đình. Bác sĩ gia đình là người duy nhất có khả năng giúp bệnh nhân quyết định có nên theo khuyến cáo bác sĩ giải phẫu hay không, tuỳ nhu cầu bệnh lý cũng như sở thích của bệnh nhân. Nếu cần thiết, ví dụ bs gia đình thấy giải pháp của bs giải phẫu đề ra không thích hợp, bs sẽ bàn bạc với bs giải phẫu, hoặc đôi khi xin ý kiến một bs giải phẫu khác (second opinion). Bs còn có thể hỏi ý kiến các chuyên khoa khác nếu cần, như trong trường hợp này, vd:
- Bác sĩ về nội tiết (endocrinologist); bệnh tuyến giáp trạng (thyroid disease) xảy ra ở người bệnh tiểu đường nhiều hơn là người thường, cho nên bác sĩ thường xuyên thử cơ năng tuyến giáp của người tiểu đường.
- Bs chuyên về hô hấp (respiratory medicine), bác sĩ chuyên về dị ứng (allergist) (bệnh nhân nghẹt thở).
- Bác sĩ chuyên về các mạch máu (vascular surgeon) (các tĩnh mạch ở chân bệnh nhân bị giãn nở/varices).
Một vấn đề tôi vẫn thường nhắc với bệnh nhân chúng ta ờ Mỹ là chúng ta nên hỏi bác sĩ chúng ta những thắc mắc nếu có trước khi quyết định để bs làm một thủ thuật nào đó.Nếu trở ngại ngôn ngữ, nên yêu cầu người thông dịch chuyên môn hoặc nhờ người có khả năng tốt về hai thứ tiếng đi theo.
Đôi khi, nếu người bệnh đặt những câu hỏi "hay," có thể giúp bs hiểu rõ bệnh hơn, hiểu rõ ý nguyện của bệnh nhân hơn, và có thể cẩn thận hơn, đôi khi xét lại cách điều trị của mình. Không nên ngần ngại vì sợ hỏi câu "ngớ ngẩn'. Ví dụ trước khi mổ, bác sĩ dặn bệnh nhân ngưng uống thuốc aspirin sợ chảy máu trong lúc và sau khi mổ, nên hỏi chính xác ngưng thuốc từ ngày nào, bao nhiêu lâu. Hay nếu nghẹn họng được cho là do dị ứng, uống thuốc Singulair (chữa dị ứng) không khỏi, thì nên xem lại bác sĩ, nếu là người Mỹ, có hiểu đúng ý mình nói hay không.
“Nghẹt thở” là một từ rất khó dịch cho chính xác, để mô tả một cảm giác khó tả gây ra do nhiều bộ phận khác nhau: có thể là nuốt khó, ngộp thở do suyễn, do một u bướu đè lên khí quản (trachea), do một dây thần kinh điều khiển dây nói bị liệt sau khi giải phẫu tuyến giáp (recurrent laryngeal nerve paralysis, vocal paralysis). Nghẹt thở cũng có thể chỉ do người bệnh hoảng sợ (panic attack), lo sợ (anxiety), hay chỉ vì người bệnh ám ảnh bởi sư hiện diện của cái bướu trên cổ mình. Những lý do này chỉ có bác sĩ bên cạnh bệnh nhân mới phân biệt được. Nên nhớ, trong y khoa nặng về kỹ thuật hiện nay, bệnh sử (history of the illness), và do đó đối thoại giữa bệnh nhân và người bệnh vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong đa số các trường hợp.
Thính giả hỏi về lúc ăn không tiêu thì các mạch máu vùng sau đầu gối nổi lên. Câu hỏi này cũng khó trả lời. Nhữnng gân máu nổi lên có thể là các tĩnh mạch bị dãn nở (varices), gặp rất thường ở phụ nữ đến một tuổi nào đó, gấp bốn lần đàn ông, nhiều hơn lúc trước khi có kinh, lúc có bầu.. Nói chung thì ăn không tiêu không ảnh hưởng đến các varices; tuy nhiên nếu bón (và sình bụng cho cảm giác ăn không tiêu) có thể làm bệnh nhân đi cầu rặn nhiều hơn, và do đó áp suất trong các tĩnh mạch hậu môn tăng lên (trĩ) cũng như làm các tĩnh mạch chân to hơn lên. Tuy nhiên nằm xuống thì các varices bớt phình. Ngược lại đứng nhiều một chỗ, thiếu vận động, có thể làm các varices to thêm, đi kèm cảm giác không tiêu, nặng vùng xương chậu, sưng trĩ ở hậu môn. Trường hợp như vậy cần vận động, tập thể dục nhiều hơn, hoặc nếu cần bs cho mang vớ co dãn (elastic compression stocking), bó chặt chân lại cho bớt tụ máu trong các tĩnh mạch ở chân.
Cũng như mọi khi, những điều chúng ta bàn ở đây chỉ có tính cách thông tin.
Thính giả cần tham khảo trực tiếp với bác sĩ của mình.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền.
---------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com, bấm vào mục Hỏi Đáp Y Học trong phần chuyên mục. Các bài giải đáp y học khác cũng được lưu trữ trong phần này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietphapclinic@yahoo.com.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét