Cần có một chế độ ăn uống hợp lí, khoa học cho người bị huyết áp thấp.
Thế nào là huyết áp bình thường?
Sự kiện bệnh thường gặp
trên chuyên mục Sức khỏe của Eva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về
các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh đau đầu,
bệnh phụ khoa và các bệnh theo mùa... của mẹ và bé.
Phần lớn những bệnh nhân đến
khám tại các khoa tim mạch của các bệnh viện và các phòng khám đa khoa
đều có cao huyết áp. Tuy nhiên, có một số không nhỏ thường xuyên bị huyết áp thấp. Vậy hạ huyết áp có nguy hiểm không?
Huyết áp trung bình của mỗi người dao
động trong khoảng từ 110 - 120mmHg đối với huyết áp tối đa và từ 70 -
80mmHg với huyết áp tối thiểu. Khi huyết áp tối đa dưới 100mmHg và huyết
áp tối thiểu dưới 60mmHg, bệnh nhân rơi vài tình trạng hạ huyết áp. Có
hai tình trạng hạ huyết: hạ huyết áp cấp hay xảy ra với những bệnh nhân
cấp cứu vì chấn thương gây mất máu nhiều, tiêu chảy mất nước, suy tim
hay bị bệnh nội khoa khác. Những bệnh nhân này phải được nhập viện cấp
cứu và tùy theo nguyên nhân gây hạ huyết áp mà thầy thuốc cho chỉ định
điều trị phù hợp: truyền dịch, truyền máu, thuốc vận mạch hay thuốc trợ
tim…
Hạ huyết áp mạn tính: ở những người này
huyết áp thường xuyên thấp hơn 100mmHg đối với huyết áp tối đa. Bệnh
nhân có thể có hoặc không có bất kỳ một sự khó chịu nào. Rất nhiều người
chỉ phát hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ hay được đo huyết
áp khi đi khám một bệnh nào khác không liên quan đến tim mạch.
Người huyết áp thấp
nên ăn các loại thức ăn giàu năng lượng và giàu vitamine cũng như các
yếu tố vi lượng như: vitamin A, kẽm, magne... (Ảnh minh họa)
Hạ huyết áp có nguy hiểm không?
Tất nhiên, nếu bệnh nhân rơi vào tình
trạng hạ huyết áp cấp thì rất nguy hiểm và cần được nhập bệnh viện để
điều trị trong phòng săn sóc đặc biệt. Truyền dịch và máu cũng như các
dung dịch thay thế máu là phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng cho
hầu hết các bệnh nhân.
Còn tình trạng hạ huyết áp mạn tính thì
hầu như không có gì là quá nguy hiểm cả. Thậm chí có ngưới còn cho rằng:
những người bị huyết áp thấp còn sống thọ hơn những người có huyết áp
bình thường. Và thực tế trong thực hành bệnh viện hàng ngày, chúng tôi
cũng như nhiều thầy thuốc khác cũng có chung một nhận định như vậy.
Những người thực sự bị huyết áp thấp
mạn tính thường phàn nàn với mọi người và với thầy thuốc là hay buồn
ngủ, mỏi mệt, chóng mặt, hoa mắt hoặc thỉnh thoảng bị ngất xỉu. Đặc biệt
là khi thay đổi tư thế đột ngột. Các triệu chứng này xuất hiện do giảm
lưu lượng máu ở não, tim, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Tình trạng hạ huyết áp mạn tính hay xảy
ra ở những người làm việc quá sức, bị stress, rối loạn nội tiết, suy
dinh dưỡng, đái tháo đường hay bị bệnh thần kinh ngoại vi… Nếu tình
trạng hạ huyết áp mạn tính kéo dài và gây nhiều khó chịu, thậm chí phải
nhập bệnh viện cấp cứu thì nên đi khám ở những thầy thuốc chuyên khoa
tim mạch và nội tiết để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị
triệt để.
Người bị huyết áp thấp thường xuyên chóng mặt, nhức đầu và mệt mỏi (Ảnh minh họa)
Người bệnh hạ huyết áp mạn tính nên ăn gì?
Việc đầu tiên là nên có chế độ làm việc
và nghỉ ngơi hợp lý. Nên ăn các loại thức ăn giàu năng lượng và giàu
vitamine cũng như các yếu tố vi lượng như: vitamin A, kẽm, magne… Có
người cho rằng, bệnh nhân nên ăn mặn một chút để làm tăng khối lượng
tuần hoàn trong cơ thể nhờ tác dụng giữ nước của muối. Tuy nhiên, điều
này cũng rất nguy hiểm vì sẽ gây tăng huyết áp khi nằm.
Chọn một môn thể thao phù hợp với sức
khỏe như đi bộ, bơi lội hay tập yoga cũng rất tốt cho bệnh nhân bị hạ
huyết áp mạn tính. Việc uống đủ nước, nhất là khi trời nắng nóng cũng
góp phần làm giảm nguy cơ hạ huyết áp ở một số người.
Và một điều rất quan trọng mà nhiều
người trong chúng ta không mấy quan tâm, đó là nên đi khám kiểm tra sức
khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện những trục trặc về sức khỏe để có
hướng điều chỉnh ngay từ lúc đầu. Đây là khuynh hướng mới nhằm phòng
bệnh tật trong một xã hội hiện đại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét