Bệnh nam khoa: Một người yếu, hai người buồn
Bệnh lây truyền qua đường tình dục thì hai người phải cùng chữa. Như thế, mới tạo nên cuộc sống tình dục hài hòa, củng cố tình cảm vợ chồng, sinh con khỏe mạnh.“Những vấn đề sức khỏe rất thông thường nhưng lại khiến người đàn ông cao lớn, mạnh mẽ trở nên “yếu xìu” - bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, phòng khám Nam khoa, Viện Sức khỏe cộng động và phát triển Ánh Sáng chia sẻ về các bệnh liên quan đến “biểu tượng” của đàn ông.
Đàn ông khóc
“Những vấn đề sức khỏe rất thông thường nhưng lại khiến người đàn ông cao lớn, mạnh mẽ trở nên “yếu xìu” (Ảnh minh họa) |
Mỗi ngày, phòng khám Nam khoa, Viện Ánh Sáng tiếp từ 10-15 nam giới và hàng chục ca tư vấn qua điện thoại. Bác sĩ Hưng cho biết: “Họ chia sẻ với bác sĩ rất dè dặt, thậm chí giấu bệnh đến lúc bác sĩ “bắt nọn” mới “khai” thật”.
Quan niệm “sinh nở là chuyện đàn bà” nên đàn ông rất khó nói ra bệnh tật của mình. Việc thừa nhận mình bị bệnh lây truyền qua đường tình dục, cơ quan sinh sản bị “ốm” sẽ khiến cho bản lĩnh đàn ông của họ giảm sút, thậm chí bị sỉ nhục. Có người kể khổ qua điện thoại cũng chỉ dám thì thào rất nhỏ khiến bác sĩ phải căng tai, vừa nghe vừa “đoán” mới hiểu câu chuyện. Nếu chỉ “miêu tả” qua điện thoại, không đến trực tiếp để bác sĩ khám lâm sàng, kiểm tra bằng xét nghiệm thì rất khó đoán bệnh.
Các cơ sở y tế, phòng khám phụ khoa nhan nhản, nhưng phòng khám nam khoa chỉ đếm trên đầu ngón tay khiến anh em phải nín nhịn bệnh tật và thầm ghen tị với chị em.
Anh em ở Hà Nội còn biết đến vài ba cơ sở ở Bệnh viện Việt Đức, khoa hiếm muộn Bệnh viện Phụ sản T.Ư hay khoa Nam học Học viện Y dược cổ truyền, Viện Ánh Sáng hay một vài cơ sở tư nhân. Còn cánh mày râu ở nông thôn lên đến bệnh viện huyện cũng chỉ có khoa sản. Vì vậy, nếu “biểu tượng tình dục” bị ốm, anh em chỉ có thể khóc… một mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét