Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Phương pháp điều trị mới lấy cảm hứng từ người khỏi AIDS đầu tiên

Phương pháp điều trị mới lấy cảm hứng từ người khỏi AIDS đầu tiên

(Dân trí) - Từ trường hợp Timothy Brown, người đã bị nhiễm HIV hơn một thập kỷ và được chữa khỏi nhờ cấy ghép tủy xương năm 2007, các bác sĩ đã .
 >>  Trường hợp đầu tiên được chữa khỏi AIDS

  Timothy Brown truyền cảm hứng cho các bác sĩ tìm ra phương thức mới điều trị HIV
Timothy Brown truyền cảm hứng cho các bác sĩ tìm ra phương thức mới điều trị HIV
 
Timothy Brown, 46 tuổi, là người đầu tiên trong lịch sử được chữa khỏi HIV sau khi được cấy ghép tế bào gốc máu từ một người có khả năng chống vi-rút.Trong năm 2007, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật mang tính đột phá khi họ điều trị chứng bệnh bạch cầu được chẩn đoán sớm cho Brown. Và các bác sĩ hiện đã tiến một bước rất gần tới việc mô phỏng thành công ca phẫu thuật của Brown, ước tính sẽ giúp khoảng 34 triệu người trên toàn thế giới đang dương tính với HIV. Các chuyên gia hy vọng rằng việc cấy máu lấy từ dây rốn có thể sẽ tạo ra một giải pháp tương tự như việc điều trị cho Brown.

Brown, từng được biết đến với biệt danh “bệnh nhân Berlin” bởi vì đó là nơi anh ta sống và cũng là nơi anh ta biết mình dương tính với HIV năm 1995. Năm 2007, khi vẫn sống ở Đức, Brown đã phải trải qua những đợt điều trị bệnh bạch cầu. Và trong suốt quá trình điều trị, các bác sĩ đã cấy ghép tế bào gốc từ tủy xương từ một người có gen đột biến giúp miễn dịch với HIV (đột biến có tên delta 32 này thường xảy ra ước tính ở khoảng 1% người gốc Bắc Âu và gặp chủ yếu ở người Thụy Điển còn các chủng tộc khác thì tỉ lệ thấp hơn).

Trong năm 2007, bác sĩ của Brown đã xét nghiệm gần 70 tình nguyện viên mới tìm ra người phù hợp.
 
 Timothy Brown truyền cảm hứng cho các bác sĩ tìm ra phương thức mới điều trị HIV
Trên tạp chí Huyết học, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng các thử nghiệm “mạnh đến mức chúng tôi tin rằng chữa khỏi AIDS là hoàn toàn có thể”
 
Tuy nhiên, việc ghép tế bào gốc không phải là một cách điều trị có thể nhân rộng đối với những bệnh nhân HIV bởi vì rất khỏ để tìm ra người có tủy phù hợp và càng khó hơn nếu người đó lại phải mang gen kháng HIV.

CCR5 - Gen kháng HIV

Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng miễn dịch HIV từ khi bệnh xuất hiện cách đây 30 năm, và dần dần cho thấy có 1 tỉ lệ nhỏ người có khả năng đề kháng tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu cuối cùng đã tìm thấy 1 ghen có tên CCR5. Đó là gene được hóa mã dưới vai trò 1 protein mà hoạt động như 1 thụ thể ở vòng ngoài của bạch cầu,
thực chất chính là “khóa”. Nếu thụ thể đó không hiện diện thì dường như vi-rút HIV sẽ không thể đột nhập vào tế bào bạch cầu. Điều này có nghĩa sẽ không thể bắt đầu quá trình viêm nhiễm dẫn tới AIDS.

Các nhà khoa học tin rằng những người thiếu bản sao gen CCR5 sẽ có khả năng kháng lại vi-rút HIV nhưng không phải là miễn nhiễm hoàn toàn. Số trường hợp như thế này chiếm khoảng 10-15% người gốc Bắc Âu.

Những người thừa hưởng cả 2 bản sao “gen miễn” từ cả cha và mẹ sẽ có khả năng miễn nhiễm HIV cao nhất.

Các nhà khoa học cho biết gen này là đột biết và các nghiên cứu AND cho thấy nó được tạo ra từ thời Trung Cổ.

Một số chuyên gia cho biết nó đã tạo ra trong dịch bệnh Lưỡi đen còn một số nhà khoa học khác lại cho rằng là do bệnh đậu mùa.
Ngược lại, sự phù hợp giữa người cho và nhận cuống rốn lại không quá khó, theo TS. Lawrence Petz, giám đốc y khoa Stemcyte, một ngân hàng cuống rốn.

Petz cho biết ca ghép tủy của Brown rất phức tạp bởi tế bào máu gốc là từ một người hiến trưởng thành. Khi thực hiện ca phẫu thuật, sự phù hợp phải ở mức tối đa. Trong khi đó, với cuống rốn, chúng ta không cần sự phù hợp tuyệt đối này và như thế sẽ dễ tìm người hiến tặng hơn.

Tuy nhiên, trong số 17.000 mẫu máu cuống rốn, Petz và các cộng sự chỉ thấy 102 mẫu có gen kháng HIV, vì vậy ngân hàng cần phải thu thập thêm cuống rốn trong thời gian tới.

Còn tại thời điểm hiện tại, thật khó để đáp ứng nhu cầu được cấp ghép máu cuống rốn của bệnh nhân HIV.

Cấy ghép tế bào máu gốc lấy từ cuống rốn đầu tiên cho bệnh nhân HIV được thực hiện tại Netherlands từ cách đây vài tuần và nhóm của Petz đã có 1 ca cấy ghép cho 1 bệnh nhân khác tại Tây Ban Nha vào cuối tháng 6 vừa qua.

Sẽ phải mất vài tháng để các nhà nghiên cứu có thể nói rằng liệu việc điều trị có tạo ra sự khác biệt nào đối với bệnh nhân HIV không.

“Chúng tôi chưa biết kết quả cuối cùng nhưng rất lạc quan rằng việc cấy ghép này sẽ mang lại lợi ích cho bệnh nhân”.

Giống như trong trường hợp Brown, các ca cấy ghép này không nhằm để điều trị AIDS, bệnh nhân mắc 1 bệnh khác và đòi hỏi phải cấy ghép. “Nó chỉ là vấn đề thời gian”, Petz nhận định về phương pháp điều trị mới.

Brown, người cảm thấy mình có lỗi khi là trường hợp duy nhất được chữa khỏi AIDS nhưng hy vọng rằng câu chuyện của mình sẽ truyền hy vọng cho những người đang mang bệnh. “Tôi không muốn là người duy nhất trong thế giới được chữa khỏi HIV. Tôi muốn có một chữa bệnh cho tất cả mọi người”, Petz nói.

Trần Phương
Theo Dailymai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét