Cụ bà 78 tuổi cấp cứu vì vòng tránh thai
Bà Lan ở Bắc Giang đau quanh rốn, không đi tiêu tiểu được. Bác sĩ phát hiện nguyên nhân do chiếc vòng tránh thai chui vào ổ bụng, gây hoại tử một đoạn ruột.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, sau đó chuyển tiếp lên Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Theo một bác sĩ khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện
Việt Đức, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bụng chướng, đau vùng
chậu phải. Kết quả siêu âm, chụp X-quang cho thấy bà Lan bị tắc ruột, có
dịch ở ổ bụng, một đoạn ruột hoại tử. Dị vật được phát hiện là chiếc
vòng tránh thai hình số 8.
Do nằm quá lâu trong cơ thể, chiếc vòng trong tử cung
di chuyển vào ổ bụng. Một quai ruột đã chui vào lỗ trên vòng, làm nghẹt
khiến đoạn ruột bị hoại tử.
Các bác sĩ đã tiến hành mổ lấy dị vật, đồng thời cắt
đoạn ruột bị hoại tử. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến
viêm phúc mạc, hoạt tử và phải cắt ruột. Hiện sức khỏe bà Lan phục hồi
tốt, sau 1-2 tuần nữa có thể xuất viện.
Theo các bác sĩ, việc vòng tránh thai di chuyển vào ổ
bụng hay bàng quang là một biến chứng hiếm gặp và thường xảy ra sau một
thời gian khá dài đặt vòng. Có tử cung sau khi được đặt vòng thì tăng
cường co bóp, khiến vòng có thể bị tuột hoặc thậm chí bị đẩy lún sâu dần
vào lớp cơ của tử cung. Quá trình này diễn ra từ từ và không gây ra
triệu chứng khó chịu gì nên chị em thường không biết. Sau đó vòng sẽ
xuyên qua lớp cơ và dần chui vào ổ bụng.
Các bác sĩ khuyên vòng tránh thai là một dụng cụ bằng
nhựa hoặc bằng đồng được đặt vào trong tử cung của người phụ nữ nhằm
ngăn trứng làm tổ trong tử cung, có thể có hình chữ T, hình số 8… Đặt
vòng là một biện pháp tránh thai hữu hiệu, nhưng sau khi đặt, chị em nên
đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra tình trạng, vị trí
của vòng. Đặc biệt, không nên để vòng trong cơ thể quá lâu. Phụ nữ mãn
kinh thì phải tháo vòng, không nên để lâu trong cơ thể vì dễ gây viêm,
biến chứng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét