Đầu tư, mở rộng mạng lưới bệnh viện tư nhân
Quy
hoạch phát triển hệ thống y tế TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 cũng đã được UBND TP trình tại phiên họp hôm nay trong kỳ họp
thứ 4 HĐND TP khóa 14.
Quá tải và quá thiếu
Theo báo cáo của UBND TP, hiện tại trên địa bàn thành phố có 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý với 6.680 giường bệnh, trong đó có 16 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa 16 viện nghiên cứu và thực nghiệm y dược.
Có
09 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh thuộc các Bộ, Ngành với tổng
số 1.250 giường bệnh; 15 bệnh viện và viện thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc
phòng với 3.830 giường bệnh. Tổng số là 4.080 giường bệnh.
Các cơ sở y tế trực thuộc Thành phố Hà Nội: Tuyến Thành phố hiện có 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa với 8.025 giường bệnh. Tuyến quận, huyện, xã phường thị trấn có 29 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, 43 phòng khám đa khoa, 04 nhà hộ sinh, 577 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Hà Nội có 23 bệnh viện tư nhân với 630 giường bệnh; 254 phòng khám Đa khoa, 1.630 phòng khám chuyên khoa, 1.744 nhà thuốc, 546 công ty dược và chi nhánh.
Tuy nhiên, toàn thành phố mới chỉ có 01 Trung tâm cấp cứu 115 (nội thành) và 04 Trung tâm cấp cứu khu vực (Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm và Hà Đông); 16 kíp xe cấp cứu phục vụ 24/24 (Trung tâm cấp cứu 115 có 4 kíp, mỗi Trung tâm khu vực 2 kíp), tổng số 43 xe cứu thương.
Hiện nay có 10,3 bác sĩ/10.000 dân (tính cả số bác sĩ ngoài công lập) với 17.698 cán bộ y tế do ngành trực tiếp quản lý. Mặc dù tỉ lệ này cao hơn so với toàn quốc nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn, đặc biệt thiếu bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở, khối y tế dự phòng.
Mạng lưới thanh tra, kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội rất mỏng, cần phải có sự phối hợp của các ngành các cấp liên quan.
Phấn đấu đến năm 2015 nâng tỉ lệ bác sĩ lên 12,5/10.000dân, Dược sĩ đại học 2/10.000 dân: Đến năm 2020 nâng tỉ lệ bác sĩ lên 13,5/10.000 dân; số Dược sĩ đại học đạt 2,5/10.000 dân; Nhân viên điều dưỡng từ 3 - 4 nhân viên/bác sĩ.
Phấn đấu tăng tỉ lệ lên 20 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2015; 25 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2020 và 30 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2030.
Tiếp tục xây mới, mở rộng các bệnh viện
Theo quy hoạch, thành phố sẽ tiếp tục đầu tư với 19 dự án, trong đó nâng cấp 15 bệnh viện; mở rộng và nâng cấp 4 bệnh viện số kinh phí khoảng 6.970 tỷ đồng với nhu cầu đất mở rộng là 12,6ha.
Giai đoạn từ 2011-2015: Khởi công và xây mới 10 Bệnh viện với tổng số giường bệnh là 3.850, tổng kinh phí 7.800 tỷ đồng với nhu cầu đất là 43,5ha, trong đó: 01 bệnh viện đang thi công sẽ đưa vào hoạt động năm 2012 - Bệnh viện đa khoa Gia Lâm; 04 bệnh viện đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư - Bệnh viện 1.000 Mê Linh, đa khoa huyện Mê Linh, miền núi Ba Vì và Bệnh viện Nhi Hà Nội; 01 bệnh viện là công trình trọng điểm của thành phố - Bệnh viện đa khoa Xanhpôn cơ sở 2; 01 bệnh biện được xây mới để di chuyển các cơ sở Truyền nhiễm nặng ra ngoại đô - Bệnh viện Truyền nhiễm Hà Nội; 02 bệnh viện do quá tải nội đô và diện tích đất không đảm bảo - Bệnh viện Tim cơ sở 2 và Mắt Hà Nội).
Giai đoạn từ năm 2016-2020: Khởi công và xây mới 15 Bệnh viện với tổng số giường bệnh là 5.000, tổng kinh phí 8.600 tỷ đồng với nhu cầu đất là 50,5ha.
Nâng cấp Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I với quy mô 250 giường bệnh; Xây mới Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông cơ sở 2 đạt với quy mô 300 giường bệnh trong giai đoạn 2011-2015 theo chỉ đạo của Trung ương; Xây mới Bệnh viện y học cổ truyền trên địa bàn huyện Gia Lâm với quy mô 300 giường bệnh.
Xây dựng thêm 09 trạm cấp cứu vệ tinh gắn với các trung tâm đô thị, nông thôn tại các khu vực: Mỹ Đình, khu đô thị mới Bắc Thăng Long, đô thị Hòa Lạc, khu vực Thường Tín hoặc Phú Xuyên, Đô thị Sơn Tây, khu vực Vân Đình, khu vực Xuân Mai, Phùng, Sóc Sơn.
Hướng tới xây dựng 3 bệnh viện cấp cứu tại các khu vực: Khu vực Sóc Sơn; Khu vực phía Tây tại đô thị Hòa Lạc; Khu vực phía Nam tại Phú Xuyên.
Phát triển và mở rộng mạng lưới các bệnh viện tư nhân trên địa bàn cả về số lượng bệnh viện, số giường bệnh. Đặc biệt, phát triển loại hình bệnh viện 100% vốn nước ngoài để tăng đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật hiện đại,
Ưu tiên phát triển bệnh viện tư nhân và các dịch vụ y tế tư nhân sử dụng công nghệ y học cao, hiệu quả khám chữa bệnh lớn, ít gây ô nhiễm môi trường;
Khuyến khích thành lập các bệnh viện tư nhân mới; Hướng các nhà đầu tư vào khu vực Thành phố có chủ trương phát triển các dịch vụ y tế khám, chữa bệnh như các khu đô thị mới.
Hiện nay 18 bệnh viện ngoài công lập đã được cấp đất, trong đó 04 Bệnh viện đã triển khai xây dựng và đi vào hoạt động; Rà soát 14 dự án Bệnh viện còn lại, chỉ đạo tiếp tục xây dựng hoặc thu hồi đất dành cho các hạng mục y tế khác có tính khả thi cao hơn.
Dự báo nhu cầu nhân lực đến năm 2020 cho các cơ sở y tế sẽ cần thêm khoảng 4.000 bác sĩ, 1.000 dược sĩ và trên 18.000 nhân viên điều dưỡng.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh công lập hiện có: Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở hiện có trong trung tâm thành phố nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và điều kiện phục vụ. Xây dựng cơ sở mới tại các tổ hợp công trình y tế đa chức năng theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội đối với các bệnh viện. Các cơ sở cũ được chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu, y tế dự phòng hoặc cơ sở khám chữa bệnh phục vụ dân cư đô thị trung tâm.
Các cơ sở khám chữa bệnh công lập hiện có ngoài trung tâm thành phố: Cải tạo, nâng cấp và mở rộng tại chỗ để nâng cao chất lượng phục vụ và tăng số giường bệnh.
Đối với các bệnh viện tuyến Trung ương, Bộ ngành và Thành phố: Xây dựng 05 tổ hợp công trình y tế đa chức năng theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ưu tiên sử dụng quỹ đất tại các tổ hợp công trình y tế đa chức năng để xây dựng các cơ sở mới cho các bệnh viện chuyên sâu tuyến Trung ương và Thành phố hiện đang tập trung trong nội thành.
Đối với các bệnh viện huyện: Xây dựng mạng lưới bệnh viện đa khoa khu vực (tuyến 1) đạt tiêu chuẩn hạng III tại các khu, cụm dân cư quận, huyện và đô thị vệ tinh căn cứ theo quy mô dân số… kết hợp với hệ thống bệnh viện huyện, thị xã mở rộng, nâng cấp tại các khu, cụm dân cư quận, huyện và đô thị vệ tinh.
Sử dụng một phần quỹ đất tại các khu vực này để bố trí các dự án bệnh viện và cơ sở đào tạo của Thành phố đã được thống nhất, quy hoạch (đặc biệt các dự án bệnh viện tại Mê Linh, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Gia Lâm và Phú Xuyên).
Theo báo cáo của UBND TP, hiện tại trên địa bàn thành phố có 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý với 6.680 giường bệnh, trong đó có 16 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa 16 viện nghiên cứu và thực nghiệm y dược.
Hầu hết các bệnh viện nội thành Hà Nội đều quá tải |
Các cơ sở y tế trực thuộc Thành phố Hà Nội: Tuyến Thành phố hiện có 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa với 8.025 giường bệnh. Tuyến quận, huyện, xã phường thị trấn có 29 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, 43 phòng khám đa khoa, 04 nhà hộ sinh, 577 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Hà Nội có 23 bệnh viện tư nhân với 630 giường bệnh; 254 phòng khám Đa khoa, 1.630 phòng khám chuyên khoa, 1.744 nhà thuốc, 546 công ty dược và chi nhánh.
Tuy nhiên, toàn thành phố mới chỉ có 01 Trung tâm cấp cứu 115 (nội thành) và 04 Trung tâm cấp cứu khu vực (Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm và Hà Đông); 16 kíp xe cấp cứu phục vụ 24/24 (Trung tâm cấp cứu 115 có 4 kíp, mỗi Trung tâm khu vực 2 kíp), tổng số 43 xe cứu thương.
Hiện nay có 10,3 bác sĩ/10.000 dân (tính cả số bác sĩ ngoài công lập) với 17.698 cán bộ y tế do ngành trực tiếp quản lý. Mặc dù tỉ lệ này cao hơn so với toàn quốc nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn, đặc biệt thiếu bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở, khối y tế dự phòng.
Mạng lưới thanh tra, kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội rất mỏng, cần phải có sự phối hợp của các ngành các cấp liên quan.
Phấn đấu đến năm 2015 nâng tỉ lệ bác sĩ lên 12,5/10.000dân, Dược sĩ đại học 2/10.000 dân: Đến năm 2020 nâng tỉ lệ bác sĩ lên 13,5/10.000 dân; số Dược sĩ đại học đạt 2,5/10.000 dân; Nhân viên điều dưỡng từ 3 - 4 nhân viên/bác sĩ.
Phấn đấu tăng tỉ lệ lên 20 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2015; 25 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2020 và 30 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2030.
Tiếp tục xây mới, mở rộng các bệnh viện
Theo quy hoạch, thành phố sẽ tiếp tục đầu tư với 19 dự án, trong đó nâng cấp 15 bệnh viện; mở rộng và nâng cấp 4 bệnh viện số kinh phí khoảng 6.970 tỷ đồng với nhu cầu đất mở rộng là 12,6ha.
Giai đoạn từ 2011-2015: Khởi công và xây mới 10 Bệnh viện với tổng số giường bệnh là 3.850, tổng kinh phí 7.800 tỷ đồng với nhu cầu đất là 43,5ha, trong đó: 01 bệnh viện đang thi công sẽ đưa vào hoạt động năm 2012 - Bệnh viện đa khoa Gia Lâm; 04 bệnh viện đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư - Bệnh viện 1.000 Mê Linh, đa khoa huyện Mê Linh, miền núi Ba Vì và Bệnh viện Nhi Hà Nội; 01 bệnh viện là công trình trọng điểm của thành phố - Bệnh viện đa khoa Xanhpôn cơ sở 2; 01 bệnh biện được xây mới để di chuyển các cơ sở Truyền nhiễm nặng ra ngoại đô - Bệnh viện Truyền nhiễm Hà Nội; 02 bệnh viện do quá tải nội đô và diện tích đất không đảm bảo - Bệnh viện Tim cơ sở 2 và Mắt Hà Nội).
Giai đoạn từ năm 2016-2020: Khởi công và xây mới 15 Bệnh viện với tổng số giường bệnh là 5.000, tổng kinh phí 8.600 tỷ đồng với nhu cầu đất là 50,5ha.
Nâng cấp Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I với quy mô 250 giường bệnh; Xây mới Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông cơ sở 2 đạt với quy mô 300 giường bệnh trong giai đoạn 2011-2015 theo chỉ đạo của Trung ương; Xây mới Bệnh viện y học cổ truyền trên địa bàn huyện Gia Lâm với quy mô 300 giường bệnh.
Xây dựng thêm 09 trạm cấp cứu vệ tinh gắn với các trung tâm đô thị, nông thôn tại các khu vực: Mỹ Đình, khu đô thị mới Bắc Thăng Long, đô thị Hòa Lạc, khu vực Thường Tín hoặc Phú Xuyên, Đô thị Sơn Tây, khu vực Vân Đình, khu vực Xuân Mai, Phùng, Sóc Sơn.
Hướng tới xây dựng 3 bệnh viện cấp cứu tại các khu vực: Khu vực Sóc Sơn; Khu vực phía Tây tại đô thị Hòa Lạc; Khu vực phía Nam tại Phú Xuyên.
Phát triển và mở rộng mạng lưới các bệnh viện tư nhân trên địa bàn cả về số lượng bệnh viện, số giường bệnh. Đặc biệt, phát triển loại hình bệnh viện 100% vốn nước ngoài để tăng đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật hiện đại,
Ưu tiên phát triển bệnh viện tư nhân và các dịch vụ y tế tư nhân sử dụng công nghệ y học cao, hiệu quả khám chữa bệnh lớn, ít gây ô nhiễm môi trường;
Khuyến khích thành lập các bệnh viện tư nhân mới; Hướng các nhà đầu tư vào khu vực Thành phố có chủ trương phát triển các dịch vụ y tế khám, chữa bệnh như các khu đô thị mới.
Hiện nay 18 bệnh viện ngoài công lập đã được cấp đất, trong đó 04 Bệnh viện đã triển khai xây dựng và đi vào hoạt động; Rà soát 14 dự án Bệnh viện còn lại, chỉ đạo tiếp tục xây dựng hoặc thu hồi đất dành cho các hạng mục y tế khác có tính khả thi cao hơn.
Dự báo nhu cầu nhân lực đến năm 2020 cho các cơ sở y tế sẽ cần thêm khoảng 4.000 bác sĩ, 1.000 dược sĩ và trên 18.000 nhân viên điều dưỡng.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh công lập hiện có: Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở hiện có trong trung tâm thành phố nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và điều kiện phục vụ. Xây dựng cơ sở mới tại các tổ hợp công trình y tế đa chức năng theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội đối với các bệnh viện. Các cơ sở cũ được chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu, y tế dự phòng hoặc cơ sở khám chữa bệnh phục vụ dân cư đô thị trung tâm.
Các cơ sở khám chữa bệnh công lập hiện có ngoài trung tâm thành phố: Cải tạo, nâng cấp và mở rộng tại chỗ để nâng cao chất lượng phục vụ và tăng số giường bệnh.
Đối với các bệnh viện tuyến Trung ương, Bộ ngành và Thành phố: Xây dựng 05 tổ hợp công trình y tế đa chức năng theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ưu tiên sử dụng quỹ đất tại các tổ hợp công trình y tế đa chức năng để xây dựng các cơ sở mới cho các bệnh viện chuyên sâu tuyến Trung ương và Thành phố hiện đang tập trung trong nội thành.
Đối với các bệnh viện huyện: Xây dựng mạng lưới bệnh viện đa khoa khu vực (tuyến 1) đạt tiêu chuẩn hạng III tại các khu, cụm dân cư quận, huyện và đô thị vệ tinh căn cứ theo quy mô dân số… kết hợp với hệ thống bệnh viện huyện, thị xã mở rộng, nâng cấp tại các khu, cụm dân cư quận, huyện và đô thị vệ tinh.
Sử dụng một phần quỹ đất tại các khu vực này để bố trí các dự án bệnh viện và cơ sở đào tạo của Thành phố đã được thống nhất, quy hoạch (đặc biệt các dự án bệnh viện tại Mê Linh, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Gia Lâm và Phú Xuyên).
Bạch Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét