Chưa có chồng nên không dám đi khám phụ khoa
Chu kì kinh nguyệt đúng là có lúc rất đều đặn, có lúc lại thất thường nhưng trường hợp thất thường đến vài năm như của bạn thì rõ ràng là dấu hiệu cảnh báo không tốt.
- Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe trong kì kinh nguyệt
- Chu kì kinh nguyệt và những ngày dễ thụ thai
- 3 bài thuốc trị kinh nguyệt không đều
Em
năm nay 22 tuổi, có kinh nguyệt từ năm 16 tuổi. Nhưng kinh nguyệt của
em luôn thất thường từ đó đến nay, có khi 2, 3 tháng một lần, lâu nhất
là 6 tháng. Em định đi khám nhưng nghe mọi người nói chưa có chồng thì
không nên tránh xâm phạm đến "vùng kín" để tránh rách màng trinh nên em
cúng sợ và không dám đi khám.
Hiện
tại em đang uống thuốc và thấy có tiến triển, kinh nguyệt ra đều. Nhưng
nếu như dừng uống 1 đến 2 tuần thì kinh nguyệt lại mất. Mong các chuyên
gia tư vấn có thể có thể cho em lời khuyên. Em nên tiếp tục uống thuốc
hay đến bệnh viện khám và chấp nhận bị mất màng trinh? Em xin chân thành
cảm ơn! (Saobien@....)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Chào bạn Saobien,
Chu
kì kinh nguyệt đúng là có lúc rất đều đặn, có lúc lại thất thường nhưng
trường hợp thất thường đến vài năm như của bạn thì rõ ràng là dấu hiệu
cảnh báo không tốt.
Bình thường, người phụ nữ
bắt đầu có kinh từ khoảng 13-16 tuổi, mãn kinh vào khoảng 45-50 tuổi.
Chu kỳ kinh trung bình từ 28-35 ngày. Mỗi kỳ kinh ra máu kéo dài 3-4
ngày. Lượng máu mất mỗi chu kỳ 50-100 ml.
Khám phụ khoa không làm mất trinh. Ảnh minh họa
Rối loạn kinh nguyệt
là một từ chung để chỉ những bất thường của kinh nguyệt, cho dù là ở
thời kì bắt đầu có kinh, mãn kinh, hoặc ở bất kì thời điểm nào trong
cuộc đời người phụ nữ. Rối loạn chu kì kinh nguyệt có thể bao gồm: số
ngày có kinh ngắn hoặc dài hơn bình thường, lượng máu kinh nhiều hoặc ít
hơn bình thường, máu kinh không đều, xuất hiện nhỏ giọt nhưng kéo dài
ngày... Rối loạn kinh nguyệt chiếm 1/3 các lý do đến khám tại các phòng khám phụ khoa.
Hiện tượng kinh nguyệt không đều như bạn gặp phải cũng được coi là một trong số những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt,
ví dụ như môi trường sống, cách sống, điều kiện làm việc, chuyện tình
cảm riêng tư... Những điều kiện này tạo ra các áp lực cho cơ thể, dẫn
đến các rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt.
Nếu
bạn cảm thấy kinh nguyệt chỉ đều trong thời gian dùng thuốc thì bạn
càng nên đi khám lại tại các cơ sở chuyên khoa phụ sản nhé. Bạn không
cần phải lo lắng quá đến trường hợp khám phụ khoa có thể làm mất trinh
bởi việc khám, kiểm tra sẽ chỉ ở đúng những “nơi” cần khám chứ không tác
động đến màng trinh nếu không cần thiết.
Các
y bác sĩ sẽ có trách nhiệm không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe, cơ thể
và tâm lý của người bệnh. Trong một số trường hợp, nếu cần thiết phải xử
lý có liên quan đến màng trinh, bác sĩ sẽ thông báo để chờ sự quyết
định của bệnh nhân. Nếu ở Hà Nội, bạn có thể đến Bệnh viện Phụ sản Trung
ương hoặc trung tâm y tế Việt pháp 112, phố mai dịch cầu giấy nhé.
Chúc bạn vui khỏe!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét