"Mụ vườn" tiếp tay cho uốn ván sơ sinh
(Dân trí) - Dụng cụ hộ sinh không sạch sẽ, cắt rốn bằng lưỡi lam, lách nứa,… không được đào tạo chuyên môn mà chỉ đỡ đẻ bằng kinh nghiệm các bà mụ vườn đang tiếp tay cho uốn ván sơ sinh tại những khu vực vùng sâu vùng xa.
Năm
2012 trên địa bàn 20 tỉnh thành phía Nam xảy ra 12 trường hợp uốn ván
sơ sinh. Trong số đó có 8 ca là do “mụ vườn” hoặc người nhà đỡ đẻ. Uốn
ván sơ sinh là bệnh đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, nếu may mắn
thoát khỏi nguy kịch thì trẻ cũng sẽ gặp phải các di chứng ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe.
Một trẻ uốn ván vì cắt rốn bằng lưỡi lam điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
Uốn
ván sơ sinh là bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người dân còn thiếu hiểu biết
hoặc không chủ động trong việc phòng ngừa loại bệnh này. Chương trình
tiêm chủng vắc xin ngừa uốn ván cho phụ nữ được triển khai rộng khắp
trên cả nước nhưng trong năm 2012, còn tới 8,7% phụ nữ có thai không
tiêm đủ liều vắc xin ngừa uốn ván. Bên cạnh đó, gần 10% phụ nữ trong độ
tuổi sinh sản từ 15 - 35 không đi tiêm ngừa vắc xin uốn ván.
Thực
tế trên khiến Việt Nam không thể thanh toán được bệnh uốn ván ở trẻ sơ
sinh. Chỉ tính riêng tại khu vực các tỉnh phía Nam rong năm qua có tới
12 trẻ sơ sinh mắc uốn ván. Trong đó Bình Phước (4 ca); Kiên Giang (2
ca); Đồng Tháp (2 ca) đang trở thành điểm nóng của căn bệnh này. Đa phần
trường hợp bị uốn ván đều rơi vào trẻ thuộc đồng bào dân tộc như
Stiêng, Khơ Me.
Ngoài
nguyên nhân phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bà mẹ trong lúc mang thai
không chích vắc xin ngừa uốn ván thì các bà mụ đỡ đẻ dùng dụng cụ hộ
sinh không sạch sẽ, dùng lưỡi lam, lách nứa, dao kéo rỉ sét để cắt rốn
đang tiếp tay cho uốn ván sơ sinh.
(Dân trí) - Dụng cụ hộ sinh không sạch sẽ, cắt rốn bằng lưỡi lam, lách nứa,… không được đào tạo chuyên môn mà chỉ đỡ đẻ bằng kinh nghiệm các bà mụ vườn đang tiếp tay cho uốn ván sơ sinh tại những khu vực vùng sâu vùng xa.
Năm
2012 trên địa bàn 20 tỉnh thành phía Nam xảy ra 12 trường hợp uốn ván
sơ sinh. Trong số đó có 8 ca là do “mụ vườn” hoặc người nhà đỡ đẻ. Uốn
ván sơ sinh là bệnh đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, nếu may mắn
thoát khỏi nguy kịch thì trẻ cũng sẽ gặp phải các di chứng ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe.
Một trẻ uốn ván vì cắt rốn bằng lưỡi lam điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
Uốn
ván sơ sinh là bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người dân còn thiếu hiểu biết
hoặc không chủ động trong việc phòng ngừa loại bệnh này. Chương trình
tiêm chủng vắc xin ngừa uốn ván cho phụ nữ được triển khai rộng khắp
trên cả nước nhưng trong năm 2012, còn tới 8,7% phụ nữ có thai không
tiêm đủ liều vắc xin ngừa uốn ván. Bên cạnh đó, gần 10% phụ nữ trong độ
tuổi sinh sản từ 15 - 35 không đi tiêm ngừa vắc xin uốn ván.
Thực
tế trên khiến Việt Nam không thể thanh toán được bệnh uốn ván ở trẻ sơ
sinh. Chỉ tính riêng tại khu vực các tỉnh phía Nam rong năm qua có tới
12 trẻ sơ sinh mắc uốn ván. Trong đó Bình Phước (4 ca); Kiên Giang (2
ca); Đồng Tháp (2 ca) đang trở thành điểm nóng của căn bệnh này. Đa phần
trường hợp bị uốn ván đều rơi vào trẻ thuộc đồng bào dân tộc như
Stiêng, Khơ Me.
Ngoài
nguyên nhân phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bà mẹ trong lúc mang thai
không chích vắc xin ngừa uốn ván thì các bà mụ đỡ đẻ dùng dụng cụ hộ
sinh không sạch sẽ, dùng lưỡi lam, lách nứa, dao kéo rỉ sét để cắt rốn
đang tiếp tay cho uốn ván sơ sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét