Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

BỆNH SỞI

ởi ( Measles, Rubeola) là bệnh nhiễm vi rút đường hô hấp. Triệu chứng gồm ban sởi và các triệu chứng tương tự cúm ( sốt ho,
chảy mũi nước…)
Bệnh hiếm nhưng lây nhiễm mạnh.
Vì là bệnh gây ra do vi rút, Các triệu chứng sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trẻ bị sởi nên được uống nhiều nước và
nên được cách ly để khỏi lây cho các người khác.
Sởi có thể trở nên trầm trọng, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ nhỏ.
Vắc xin sởi có hiệu quả rất cao trong phòng bệnh Sởi.
1. Triệu chứng:       Triệu chứng của sởi xuất hiện 10 đến  12 ngày sau khi nhiễm vi rút gồm:

  • Sốt
  • Ho khan
  • Chảy mũi nước
  • Viêm kết mạc, chảy nước mắt, nhạy cảm ( sợ ) với ánh sáng :  là những triệu chứng gợi ý trước khi có nốt Koplick.
  • Nốt Koplik :
    Nốt Koplik là những nốt nhỏ, không đều, màu  trắng xám trên nền đỏ nhạt , có khi bị chảy máu, xuất hiện ở niêm mạc miệng ( bên trong má-vòm họng- bên trong của môi - dưới lưỡi của khoang miệng ).
    Các nốt này thường  xuất hiện vài ngày trước khi phát ban và biến mất nhanh chóng sau 12-18 h nhưng khi đỡ dần thì chỗ tổn thương vẫn đỏ và niêm mạc nhạt màu hơn trước.
    Đây chính là dấu hiệu đặc trưng trong giai đoạn sớm của bệnh, rất có ích cho chẩn đoán sớm hoặc theo dõi trẻ dã có tiếp xúc với nguồn lây .

  • Ban :
  • Là những chấm, nốt, đốm đỏ,, phẳng, có đường kính từ 0.1-1 cm, xuất hiện theo sau các tiền triệu vào ngày thứ tư hoặc thứ năm của bệnh.
  • Ban không ngứa hoặc ngứa ít, bắt đầu xuất hiện ở trán dọc theo đường chân tóc và sau tai và xuống mặt cổ. Trong vòng 24-36 giờ, ban sẽ lan ra toàn thân và các chi ( hiếm khi xuất hiện ở lòng bàn tay chân )
  • Các đốm ban có thể rải rác hoặc tụ lại thành từng đám, đặc biệt ở trên mặt. Trong trường hợp nặng, ban dày đặc thành đám. Đôi khi có chấm xuất huyết nhẹ, thường ở các đốm ban dày đặc và có thể có các vết bầm máu . Nhưng trong trường hợp rất nhẹ thì cũng chỉ có một ít ban ở chân và không phải dạng vết mà là dạng chấm ( như trong rubella hoặc scarlet fever ). Cả hai trường hợp, ban đều khỏi hoàn toàn. Sởi không ban rất hiếm trừ khi trẻ đã  được tiêm Gamma Globulin
  • Ban thường ngẫu nhiên xuất hiện cùng với sốt cao ( khoảng trên 40°C )
  • Kể từ 3-4 ngày sau khi xuất hiện, Ban bắt đầu nhạt dần. Khi bắt đầu nhạt, ban có màu đỏ tía , sau đó chuyển sang màu đồng hoặc / và nâu với các vẩy bong nhỏ mịn.
  • Trong những trường hợp cá biệt và hiếm, có thể có ban dạng mề đay, đốm phẳng hoặc dạng chấm ( như scarlet fever ) xuất hiện sớm trong giai đoạn tiền triệu và biến mất trước khi ban điển hình xuất hiện.
  • Hach góc hàm và hạch sau cổ có thể lớn.
  • Lách lớn nhẹ.
  • Hạch mạc treo có thể lớn gây đau bụng.
  • Các thay đổi bịnh học của sởi tại niêm mạc ruột thừa gây tắc nghẽn lòng ruột thừa  và gây ra các triệu chứng của viêm ruột thừa.

2. Diễn tiến của bệnh Sởi:
  • Thời gian ủ bệnh là 10-12 ngày.
  • Sởi bắt đầu với sốt nhẹ hoặc sốt vừa. Kèm theo có các triệu chứng như là: ho khan, ho dai dẳng, chảy mũi nước, chảy nước mắt ( viêm kết mạc ) và đau họng.
  • Hai dến ba ngày sau, nốt Kopik xuất hiện.  Đây là dấu hiệu đặc trưng của sởi khi ban sởi chưa mọc.  
  • Một đến hai ngày sau nữa, bệnh nhi xuất hiện sốt cao khoảng  40-40.5°C ( 104 - 105°F ). Cùng lúc với sốt cao, ban xuất hiện. Thường ban xuất hiện trước ở mặt, dọc theo đường chân tóc và sau tai. Ban nhanh chóng lan xuống ngực lưng và tứ chi. Lúc này, bệnh nhi trông rất mỏi mệt nhưng sau khi phát ban hai ngày, trong những trường hợp không biến chứng, sốt sẽ hạ và cháu sẽ đỡ hơn. Sau 3-4 ngày đến khỏang một tuần, ban nhạt dần theo trình tự xuất hiện ( thường khi ban xuống đến chân, thì ban trên mặt giảm dần )
  • Trong trường hợp sởi có xuất huyết ( the hemorrhagic type of measles / black measles), xuất huyết có thể xảy ra ở miệng , mũi và ruột.

3. Nguyên nhân :
  • Bệnh sởi gây ra bởi các  vi rút RNA thuộc nhóm Morbillivi, họ Paramyxoviridae ( Chỉ có một type huyết thanh chưa rõ )  
  • Bệnh có khả năng lây lan rất cao. Một người bị sởi , thì 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân mà lại chưa chủng ngừa thì sẽ bị lây bệnh.
  • Vi rút sống trong chất tiết của mũi họng người bệnh. Bệnh nhân sởi có khả năng lây bệnh cho người khác trong khoảng thời gian kể từ 4 ngày trước khi ban xuất hiện và 4 ngày sau khi ban biến mất. Trong thời gian này, vi rút tồn tại trong chất tiết mũi họng và nước tiểu. khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, những giọt dịch nhỏ chứa vi rút bắn tung tóe vào không khí và người khác có thể hít phải chúng. Ngoài ra những giọt dịch này có thể bám vào các vật dụng khác, vẫn hoạt dộng và còn khả năng lây lan sau nhiều giờ ( vi rút vẫn hoạt động ít nhất là 34h ở nhiệt độ phòng ). Người khác có thể bị lây nhiễm sau khi tình cờ chạm phải những vật dụng này và đưa tay lên miệng. Một khi vi rút vào trong cơ thể người, nó sẽ phát triển trong các tế bào viền của thành sau họng và phổi. Sự nhiễm vi rut này sẽ nhanh chóng lan ra toàn thân, bao gồm da và hệ hô hấp.

Các yếu tố nguy cơ :
  • Bệnh Sởi có khả năng lây nhiễm rất cao, khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân mà lại chưa chủng ngừa thì sẽ bị lây bệnh. Ngày nay bệnh sởi hiếm thấy hơn nhờ vào “ Tiêm chủng mở rộng “.
  • Một người đã từng bị sởi thì sẽ miễn dịch với sởi suốt đời. Những người chưa được chủng ngừa sởi, sống nhiều năm ở vùng có sởi và tự nhiên có nhiễm vi rút sởi, thậm chí có người hoàn toàn không có triệu chứng cũng có khả năng miễn dịch đối với sởi.
  • Sởi dễ xảy ra ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở những người suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A.

4. Khi nào cần tham khảo ý kiến Bác sỹ :
  • Nên tham khảo ý kiến của Bác sỹ khi trẻ có khả năng tiếp xúc với nguồn lây, hoặc trẻ có các triệu chứng nghi ngờ sởi. Ban ở trẻ nhỏ thực ra do nhiều bệnh khác nhau, tùy theo tuổi. Hiện nay, ngay ở Mỹ vẫn còn bệnh sởi.
  • Nhớ kiểm tra hồ sơ chủng ngừa của trẻ và phải chắc chắn rằng cháu dã được chủng ngừa đầy đủ trước tuổi đến trường.

5. Chẩn đoán:
  • Chẩn đoán dựa vào tiền sử ( tiếp xúc bệnh, chủng ngừa ), nốt Koplick, ban điển hình và diễn tiến bệnh.
  • Trong trường hợp có điều kiện, xét nghiệm máu có thể được xét nghiệm để chẩn đoán xác định.

6. Biến chứng:
    Sởi thường kéo dài khoảng 10-14 ngày. Bệnh đôi khi rất nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. đặc biệt đối với những nơi mà tình trạng vệ sinh kém , bệnh nhân suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A. Các biến chứng thường gặp bao gồm:
  • Nhiễm trùng tai ( Viêm tai giữa ) : thường xảy ra ở khoảng 10 % bệnh nhi
  • Viêm não: Khoảng 1/1.000 người bệnh sởi. Triệu chứng có thể gồm nôn mửa, co giật và hiếm hơn là hôn mê. Viêm não có thể xảy ra ngay sau khi bị sởi. Nhưng nếu viêm não xảy ra sau khi bị sởi nhiều năm ở tuổi thanh thiếu niên. Thì đó chính là hậu quả của nhiễm vi rút chậm ( a slow virus infection ). Dạng viêm não muộn này  được gọi là viêm não “ Dawson” là rất hiếm.
  • Viêm phổi: Xảy ra khoảng 1/ 15 bệnh nhi sởi. Tình trạng viêm phổi này có thể đe dọa tính mạng.
  • Ỉa chảy và nôn mửa:  Biến chứng này thường gặp ở trẻ nhỏ và rất nhỏ.
  • Viêm phế quản, Viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản. : Sởi có thể dẫn đến viêm thanh quản, viêm thành trong của khí-phế quản.
  • Viêm cơ tim
  • Sởi có thể gây sảy  thai  hoặc dẻ non: do vậy phụ nữ mang thai nên được phòng tránh sởi bằng mọi cách.
  • Giảm tiểu cầu: Sởi có thể gây ra giảm tiểu cầu

7. Điều trị
  • Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh sởi. Tuy nhiên, một bệnh nhi chưa được chủng ngừa, có thể được chủng vacxin sởi trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Phụ nữ có thai, trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu có tiếp xúc với nguồn lây có thể được tiêm IgG (  immune serum globulin ) trong vòng 6 ngày , thì các kháng thể này sẽ giúp phòng được sởi hoặc sởi hoặc giảm triệu chứng.
  • Hạ sốt cho các cháu bằng  paracetamol / acetaminophen ( Tylenol.. ),   hoặc thuốc kháng viêm không steroid ( NSAIDs ). Không sử dụng Aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi. ( xem thêm : sốt & hướng xử trí )
  • Nếu có bội nhiễm vi khuẩn ( viêm phổi, viêm tai ...) : kháng sinh
  • Trẻ bị sởi nặng, nhập viện, cần cho một liều  vitamin A.:
  •  Trẻ 6-12 tháng:                       vitamin A 100.000 IU    uống
  •  Trẻ trên 12 tháng :                 vitamin A 200.000 IU      uống
  •  Trẻ có triệu chứng ở mắt nên được  uống thêm vào ngày hôm sau và sau 4 tuần
  • Cách ly người bệnh, nhất là trong giai đoạn lây nhiễm ( 4 ngày trước khi phát ban4 ngày sau khi ban bay ). Người và trẻ chưa được chủng ngừa càn được cần được tạm thời chuyển sang nơi ở khác. Người chăm sóc bệnh nhi nên là người đã miễn dịch với sởi.
  • Immune globulin và corticosteroids ít có giá trị. Những thuốc kháng vi rút hiện hành không có hiệu lực.

8.Chăm sóc :
    Nếu trẻ bị sởi, thường xuyên liên hệ với Bác sỹ để theo dõi tiến triển bệnh và phát hiện kịp thời các biến chứng  nếu có.
     Lưu ý:
  • Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động không cần thiết
  • Uống nhiều nước ( nước sôi nguội, nước trái cây, nước trà…) đ bù lại lượng nước mất do sốt và đổ mồ hôi.
  • Nếu thời tiết khô ( độ âm thấp ) dùng máy làm ẩm để giảm ho và đau họng, đỡ cho viêm thanh quản.
  • Phòng nên được giứ ấm hơn là làm mát
  • Nếu mắt cháu tr nên nhạy cảm với ánh sáng, thì nên để ánh sáng dịu và đeo kính râm. Tránh đọc sách và xem TV nếu đèn và TV cũng làm mắt cháu khó chịu.
  • Cháu có thể trở lại trường sau khi hết ban bảy ngày ( Đôi khi cần tham khảo ý kiến Bác sỹ)

9. Dự phòng:
  • Vacxin ngừa sởi dưới dạng MMR ( measles-mumps-rubella ) là rất an toàn và hiệu quả.  Với mũi tiêm chủng thứ nhất vào khoảng 12-15 tháng tuổi , 95% trẻ đạt được hiệu quả miễn dịch suốt đời với vi rút. Mũi tiêm thứ hai vào khoảng 4-6 tuổi sẽ tạo miễn dịch đối với sởi cho 5% còn lại và nâng cao hiệu quả miễn dịch cho 95% kia.
  • Những trẻ dưới 6-8 tháng tuổi luôn được bảo vệ khỏi bệnh sởi nhờ các yếu tố miễn dịch truyền sang từ máu mẹ. Nếu vì một lý do nào đó ( có khả năng tiếp xúc với nguồn lây, dịch sởi bùng phát ). Một đứa trẻ cần chủng ngừa trước 12 tháng tuổi, thì việc chủng MMR có thể được thực hiện kể từ 6 tháng tuổi. Nhưng nhớ phải tiêm chủng lại lúc cháu được 12 tháng tuổi trở lên và tiêm nhắc lúc 4-6 tuổi.
  • Mặc dù không phát hiện được kháng thể kháng sởi của mẹ trong máu cháu sau 9 tháng. Một số yếu tố bảo vệ cỏ thể tồn tại làm ảnh hưởng đến việc chủng ngừa của trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Khi nào cần chủng MMR :
  • Một người không cần chủng MMR khi đã nhận đủ hai liều vacxin và / hoặc xét nghiệm máu cho thấy người đó miễn dịch với Sởi- quai bị - Rubella
  • Nếu không có một trong hai điều trên thì một người nên chủng MMR khi:
  • Phụ nữ và thiếu nữ trong độ tuổi mang thai
  • Chuẩn bị vào các trường Trung học, Đại học và Cao đẳng
  • Làm việc trong các bệnh viện, cơ sở y tế, trường mẫu giáo và trường học
  • Đến  nơi có nhiều khả năng tiếp xúc với nhuồn lây
  • Trẻ chưa chủng liều 2 nên được tiêm liều này lúc được 11-12 tuổi hoặc ngay trước khi nhập học các trường đại học, cao đẳng…

Không nên chủng MMR cho :
  • Phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai trong vòng 4 tuần
  • Những người có phản ứng quá mẫn ( a life-threatening allergic reaction ) có thể đe dọa tính mạng đối với Gelatin hoặc Neomycin. Những trẻ này luôn luôn được chú ý bảo vệ khổi bệnh sởi bằng cách tiêm gamma globulin trong vòng 6 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây.
  • Một người bị bệnh ung thư , bệnh về máu hoặc các bệnh về hệ miễn dịch, lao tiến triển, cần tham khảo ý kiến Bác sỹ trước khi chủng MMR.

Tác dụng phụ của vac xin MMR :
    Hầu như Vac xin này không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, 10- 15% người được chủng bị sốt trong vòng 7-12 ngày sau đó, 5% phát ban nhẹ ( không lây và tự hết), một số phụ nữ và thiếu nữ có đau khớp. Ít hơn 1/1.000.000 ( một phần triệu ) có phản ứng dị ứng
    Có lúc, người ta đã tin rằng những người có tiền sử dị ứng với trứng thì không nên chủng các loại vacxin được nuôi cấy trên phôi gà như sởi. Nhưng điều đó là không thật. Những người dị ứng với trứng vẫn có thể nhận vacxin sởi hoặc MMR một cách an toàn.
    Trong những năm gần đây, ngưới ta có báo cáo về mối lo ngại sự liên quan về tính tự kỷ và vắc xin MMR. Tuy nhiên các nghiên cứu xa hơn của Hội Nhi khoa Hoa kỳ, Học Viện Y khoa, và trung tâm y học dự phòng đã kết luận rằng không có một bằng chứng khoa học nào về mối liên hệ giữa MMR và tính tự kỷ, Hơn nữa, không có một lợi ích khoa học nào để tách rời cc xin ra khỏi MMR. Các tổ chức trên còn lưu ý rằng tính tự kỷ thường phát sinh ở trẻ tuổi từ 18 -30 tháng, gần như đúng vào thời gian  trẻ nhận liều MMR đầu tiên, Sự ngẫu nhiên  về thời điểm  này không nên được hiểu lầm là mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét