Bệnh xấu ăn vì sợ xấu dáng
Hầu hết những bệnh nhân mắc chứng ăn vô độ tâm thần đều có đặc điểm: ăn kiêng vì luôn lo sợ ngoại hình không còn hấp dẫn nhưng sau một thời gian thì trở nên háu ăn không kềm lại được, ăn xong lại tự gây nôn! Tâm trạng cũng bắt đầu căng thẳng, lo lắng...
Thường gặp ở nữ tuổi 18 – 20
Nếu
cứ lo ăn cho đẹp chứ không phải ăn cho khoẻ, giá phải trả có khi là căn
bệnh ăn vô độ tâm thần (ảnh chỉ mang tính minh hoạ). Ảnh: Hồng Thái
Cùng
với chán ăn tâm thần (anorrexie) hay béo phì (obésité), ăn vô độ tâm
thần (bulemie) là một dạng rối loạn ăn uống, được bảng phân loại bệnh
quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) xếp vào mã bệnh F50.2. Khác với chán ăn tâm
thần là bệnh nhân không ăn nên rất gầy, và với béo phì là bệnh nhân ăn
nhiều chất gây béo, trong ăn vô độ tâm thần bệnh nhân chỉ ăn nhiều trong
những khoảng thời gian nhất định được gọi là “cơn”. Trong cơn, bệnh
nhân mất kiểm soát hành vi ăn uống, không thể ngừng ăn hoặc không thể
kiểm soát mình ăn gì và ăn bao nhiêu, nhưng không phải vì đói, vì thèm.
Tuy nhiên, sau khi ăn tất cả những gì có trên bàn, bệnh nhân thường xấu
hổ vì tình trạng ăn uống của mình và thường tìm cách gây nôn (móc họng)
hoặc làm thức ăn tiêu đi như dùng thuốc tẩy ruột, thụt tháo, hoặc tập
thể dục một cách thái quá vì sợ béo. Vài ngày sau, bệnh nhân lại lên cơn
thèm ăn. Cơn ăn tái đi tái lại, một tháng xảy ra vài lần. Có khi, bệnh
nhân cố gắng nhịn ăn một thời gian dài. Vì vậy, trọng lượng cơ thể nói
chung bình thường. Ăn vô độ tâm thần thường gặp ở tuổi 18 – 20, nữ nhiều
hơn nam ba – bốn lần.
Vì đâu nên nỗi?
Có
nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh ăn vô độ tâm thần, chủ yếu là các nguyên
nhân tâm lý. Thanh thiếu niên đang trong tuổi phát triển thường quá bận
rộn với hình dáng của mình, quá nhạy cảm hoặc tự ti trước những lời
bình luận của gia đình, bạn bè xung quanh về ngoại hình của mình. Họ
mong ước có thân hình mảnh mai, dẫn đến nhịn ăn nhịn uống thái quá. Hậu
quả là dẫn đến cơn đói và ăn vô độ.
Phần
lớn các trường hợp này không phát triển thành bệnh, chỉ một số có nhân
cách không ổn định hoặc bị stress kéo dài, quá tự ti với bản thân mới có
nguy cơ mắc trầm cảm.
Các bậc cha mẹ nên làm gì?
Thương
con, cha mẹ thường bắt con cái ăn nhiều. Tuy nhiên ăn nhiều chưa phải
là tốt. Ăn nhiều trong bệnh béo phì gây nhiều biến chứng tim mạch, nguy
cơ đái đường. Ăn nhiều trong bệnh ăn vô độ tâm thần sẽ gây những biến
chứng ngay lập tức như mất nước, truỵ tim mạch do nôn mửa, lâu dài gây
trầm cảm lo âu.
Nếu
thấy trẻ ăn nhiều một cách bất thường, với những biểu hiện như ăn nhiều
thành cơn, ăn không phải do thèm, do đói, ăn xong lại móc họng để
nôn... xảy ra vài lần trong tuần, kéo dài vài tháng thì nên đưa trẻ đến
các phòng khám tâm lý xin tư vấn trị liệu.
Theo ThS.BS Trần Trung Hà
Trưởng phòng nghiên cứu khoa học – hợp tác quốc tế,
bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
Sài Gòn tiếp th
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét