Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

NHIỄM CHLAMYDIA – CÓ THỂ GÂY VÔ SINH

NHIỄM CHLAMYDIA – CÓ THỂ GÂY VÔ SINH


Chlamydia là một trong những bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến nhất, bệnh này thường được phát hiện muộn sau khi đã kiểm tra tại bệnh viện nên việc điều trị thường rất khó dứt điểm. Di truyền từ mẹ sang con, nguy cơ sinh non cao và có thể gây vô sinh ở nam giới.

Bệnh nhiễm Chlamydia là gì?

Đây là một bệnh gây ra do một loại vi khuẩn có tên là Chlamydia trachomatis, được tìm thấy trong tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Có đến 1/10 số người hoạt động tình dục bị nhiễm Chlamydia.
Bệnh lây lan như thế nào?

Chlamydia thường lây lan từ người này qua người khác khi họ thực hiện hành vi tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn hay dùng chung các dụng cụ tạo khóai cảm với người bị bệnh này. Chlamydia sống trong các tế bào cổ tử cung, niệu đạo, trực tràng, và đôi khi ở cả họng và mắt. Nó hoàn toàn có thể lây từ mẹ sang thai nhi.

Bạn không thể bị nhiễm chlamydia khi bạn ôm, hôn, dùng chung khăn tắm, đi bơi, sử dụng toilet công cộng hay dùng chung cốc, chén, dao, dĩa,…
Triệu chứng của Chlamydia là gì?

Chlamydia được coi là “kẻ thù thầm lặng” bởi vì ở giai đoạn sớm, hầu hết bệnh nhân (cả nam và nữ) đều không thấy mình có triệu chứng rõ rệt nào. Các triệu chứng thường xuất hiện 1-3 tuần sau khi bạn lây nhiễm từ người bệnh theo các cách đã nói ở trên. Có khi thời gian ủ bệnh kéo dài cả tháng hoặc hơn, cho tới khi bệnh phát ở toàn thân. 


* Phụ nữ nên lưu ý khi gặp các triệu chứng sau:

- Dịch tiết âm đạo không bình thường
- Chảy máu trong hoặc sau khi giao hợp
- Đau khi quan hệ hoặc khi đi tiểu
- Đau bụng dưới 


* Nam giới nên lưu ý khi:

- Có dịch tiết màu trắng (dạng đặc hoặc dạng nước) ở đầu dương vật
- Đau khi đi tiểu hoặc đau tinh hoàn Nếu mắt của bạn bị nhiễm loại vi khuẩn này, bạn có thể cảm thấy xốn mắt, chảy nước mắt hoặc đau. Hiếm khi bệnh lây lan sang họng và nếu có thì thường không có triệu chứng nào cả. 
Điều trị như thế nào?

Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm Chlamydia thì việc kiểm tra sớm là rất quan trọng. Phụ nữ dùng dụng cụ tránh thai hoặc đã bị sảy thai nên đi khám xem có bị nhiễm chlamydia hay không. Các xét nghiệm thường đơn giản và không gây đau. Chlamydia dễ dàng được điều trị bằng kháng sinh với liều gấp đôi hoặc dùng liều bình thường trong thời gian khoảng 2 tuần.
Các thuốc kháng sinh thường được dùng trong điều trị Chlamydia có tương tác với thuốc tránh thai dạng uống.  

Để tránh tái phát, việc điều trị chlamydia cần được tiến hành đối với cả nam và nữ. Nếu xảy ra biến chứng thì các bác sỹ sẽ dùng thêm các liệu pháp điều trị khác
Hậu quả khi bị nhiễm chlamydia

Vi khuẩn chlamydia sẽ lây lan khắp cơ thể, gây ra những tổn hại về sức khỏe, đặc biệt là chúng có thể gây vô sinh. Ở phụ nữ, chlamydia gây ra bệnh viêm khung chậu, dẫn tới:
  • Thai ngoài tử cung
  • Tắc ống dẫn trứng
  • Viêm khung chậu mãn tính

Những phụ nữ đang mang thai nếu mắc bệnh có nguy cơ lây nhiễm sang đứa con trong bụng, đồng thời tăng nguy cơ đẻ non. Trẻ sơ sinh nhiễm Chlamydia sẽ mắc các bệnh như viêm màng kết (nhiễm trùng mắt) hoặc viêm phổi… Vậy nên, các bà mẹ khi mang thai nên đến bệnh viện để được kiểm tra xem có mắc Chlamydia hay không.
Ở nam giới, nhiễm chlamydia dẫn tới viêm tinh hoàn và có thể gây vô sinh.

Làm thế nào để tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục?

Luôn sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo và hậu môn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các bệnh lây lan qua đường tình dục. Đồng thời, bạn cần đặc biệt chú ý vệ sinh trước và sau khi giao hợp, mặc quần lót làm bằng chất liệu cotton để đảm bảo sự thông thoáng cần thiết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét