Mang 2 tỉ đô ra nước ngoài chữa bệnh mỗi năm
(Dân trí) - Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, hiện mỗi năm, Việt Nam mất 2 tỉ USD do hơn 40.000 bệnh nhân mang ra nước ngoài để khám chữa bệnh, làm giàu cho đất nước khác.
Dù
trình độ chuyên môn của bác sĩ trong nước không thua kém các nước trên
thế giới nhưng bệnh nhân vẫn đổ xô ra nước ngoài để trị bệnh. Theo
thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, hiện nay, mỗi năm, Việt Nam mất 2 tỉ
USD do hơn 40.000 bệnh nhân ra nước ngoài để khám chữa nhiều bệnh như
tim mạch, ung thư, tiêu hoá, mạch máu, thẩm mĩ…
Điều
đáng nói, nhiều kỹ thuật mới ở Việt Nam đã phát triển tương đương khu
vực và các nước phát triển như ghép tạng, tim mạch, mắt, thẩm mỹ, nha
khoa, kỹ thuật nội soi…và còn giảng dạy cho các BS nước ngoài nhưng vẫn
không thể chiếm được lòng tin của người bệnh.
Trình độ của y tế trong nước không thua kém quốc tế
Theo
so sánh giá một số dịch vụ điều trị của Việt Nam và Singapore do TS/BS
Nguyễn Đình Phú, Phó giám đốc bệnh viện Nhân Dân 115 đưa ra thì sự chênh
lệch hiện đang ở mức quá lớn, cụ thể: “Nếu thực hiện kỹ thuật thay khớp
háng và khớp gối tại Việt Nam chỉ cần 90 triệu trong khi thực hiện tại
Singapore là gấp hơn 6 lần; chụp động mạch vành thực hiện dịch vụ tại
Việt Nam là 8,4 triệu nhưng chụp tại Singapore tốn 64 triệu, chụp can
thiệp động mạch vành và đặt stent thường là 38 triệu trong khi thực hiện
tại Singapore cao gấp gần 10 lần…”
Như
vậy, nếu người bệnh thực hiện tại Việt Nam thì chúng ta đạt được một
hiệu quả rất lớn về kinh tế nhưng làm thế nào để “kéo” bệnh nhân có
nguồn tài chính dồi dào quay trở lại Việt Nam điều trị? Cách tuyên
truyền như thế nào cho hiệu quả? Thế mạnh của các bệnh viện trong nước
hiện nay ra sao? Các vấn đề nhức nhối này đã được thảo luận tại Hội
thảo: “Thành tựu y học thời kỳ đổi mới - Người Việt Nam ưu tiên khám
chữa bệnh tại Việt Nam” diễn ra ngày 26/1 tại TPHCM.
Bệnh nhân bị tai biến sau mổ trĩ vì tin bác sĩ nước ngoài
Theo
phân tích của hầu hết các bác sĩ đầu ngành tại hội thảo, hiện người
bệnh đang mất lòng tin vào việc điều trị trong nước. Tình trạng quá tải,
thủ tục khám chữa bệnh rườm rà, cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu trang
thiết bị hiện đại, trình độ bác sĩ còn chưa đồng đều, thái độ chăm sóc
phục vụ bệnh nhân… khiến người bệnh không an tâm giao phó tính mạng của
mình cho các bác sĩ nội.
Hiện
nay, các bác sĩ có tay nghề cao, trình độ chuyên môn, y đức vững vàng
đều công tác tại các bệnh viện công trong khi đó chức năng phát triển kỹ
thuật cao, chuyên sâu của tuyến bệnh viện công đang bị hạn chế, ràng
buộc về cơ chế tài chính, giới hạn bởi khung giá viện phí phát triển kỹ
thuật vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư ngân sách của nhà nước.
Các
bệnh viện tư tại Việt Nam dù có tiềm lực để phát triển các dịch vụ kỹ
thuật cao nhưng nguồn lực về con người lại rất hạn chế do đó họ cũng
không dám đầu tư phát triển những kỹ thuật chuyên sâu hiện đại. Nhu cầu
của người bệnh trong việc tiếp cận với các kỹ thuật điều trị hiện đại
nhất ngày càng tăng cao nhưng khả năng đáp ứng của các bệnh viện trong
nước lại hạn chế... nên người bệnh tìm ra nước ngoài là một hệ quả khó
tránh khỏi.
Ngành y tế Việt Nam đang bị các nước "lấn sân" (ảnh
chụp bệnh nhân Nguyễn Thị Ngọc Mai sau chuyến điều trị bệnh lão hóa tại
Đài Loan)
PGS/TS/BS
Lê Hành nhận định: “Việt Nam đang lép vế trong sự cạnh tranh khốc liệt
về lĩnh vực y tế với các nước Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc…
Họ biết thu hút người bệnh đến điều trị kết hợp với tham quan, mua
sắm mang lại nguồn ngoại tệ khổng lồ từ bệnh nhân ngoại quốc”.
Phân
tích của BS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Y khoa MEDIC lại chỉ đó
chính khu vực này lại ra rằng việc thất thoát một nguồn kinh phí lớn do
bệnh nhân ra nước người điều trị là hệ quả từ chính sách y tế của Việt
Nam. “Từ lâu nhà nước đã phân bổ tiền thuế của người dân vào bệnh viện
công, khu vực đang nắm vai trò chủ đạo trong chăm sóc sức khỏe nhưng đã
rơi vào quá tải, người bệnh có tiền không dại gì đâm đầu vào đây chầu
chực để được chữa bệnh. Trong khi đó, hệ thống y tế tư nhân thì không đủ
cơ chế để có thể mở rộng đầu tư phát triển theo nhu cầu của người
bệnh”.
Theo
BS Thanh Hải: “Cái cốt lõi để giải quyết vấn đề bệnh nhân ra nước ngoài
điều trị nằm ở việc đảm bảo chính sách y tế của Chính phủ. Chính phủ
mới đủ sức để phân bố các cơ chế chính sách tạo sự thông thoáng cho y tế
công và tư để phát triển y tế mang tính đồng bộ, hiện đại. Cơ chế mở sẽ
tạo điều kiện để những người thuộc lĩnh vực y tế trong và ngoài nước có
thể làm kinh tế cho quốc gia, giữ được nguồn tài chính trong nước không
thất thoát ra nước ngoài đồng thời mang nguồn ngoại tệ về cho đất nước
từ những bệnh nhân của quốc gia khác”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét