Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

NHIỄM ĐỘC THAI NGHÉN

NHIỄM ĐỘC THAI NGHÉN
1. Đại cương
1.1 Nhiễm độc thai nghén là một hội chứng bệnh lý.
Có những đặc điểm sau:
Đó là hội chứng mạch thận có liên quan tới tình trạng thai nghén t xuất hiện:
+ 3 tháng đầu trong 14 tuần đầu :gọi là hiện t­ượng bệnh lý sớm
+ 3 tháng cuối trong 14 tuần cuối: gọi là nhiễm độc thai nghén giai đoạn
cuối hay là hiện tư­ợng bệnh lý muộn gồm:
+ Hội chứng Protein niệu
+ Hội chứng tiền sản giật và sản giật
+ Hội chứng rau bong non .
Dễ gây các biến chứng có thể làm chết con và nguy hiểm tới tính mạng mẹ.
Bởi vậy quản lý thai nghén đóng một vai trò quan trọng, nếu làm tốt sẽ làm giảm tỉ lệ bệnh. Nhiễm độc thai nghén ở nư­ớc ta chiếm tỷ lệ 3- 7%
1.2 Bệnh thường xẩy ra sau một số nguyên nhân thuận lợi như ­:
+ Chửa con so, chửa sinh đôi, những trư­ờng hợp đa ối
+ Thần kinh, tâm lý: sợ thai nghén hoặc mong muốn có con.
+ Mẹ có bệnh nội khoa mãn tính: loét dạ dày, viêm thận mãn tính.
+ Th­ường gặp khi thời tiết lạnh (chuyển mùa )
1.3 Ng­ười ta còn chia ra:
+ Nhiễm độc thai nghén đơn thuần: chỉ gặp một lần có thai không tái phát
+ Nhiễm độc thai nghén tái phát từ một tới nhiều lần có thai (trong bệnh này, ngoài thời kỳ thai nghén thì chức năng thận hoàn toàn bình th­ường )
+ Nhiễm độc thai nghén ở những ng­ười có bệnh lý thận tiềm tàng, khi có thai thì bệnh thận sẽ nặng thêm
2 - Sinh lý bệnh
Trong nhiễm độc thai nghén có biểu hiện về rối loạn chức năng thận, mặt khác vai trò của tử cung, thai nhi và bánh rau làm cho bệnh lý thận nặng lên, ở đây chủ yếu là sự rối loạn co thắt toàn thể các mạch máu dẫn đến sự tăng trở lực của mạch máu do đó gây đến tăng huyết áp. Hiện t­ượng này không những chỉ xảy ra ở tuần hoàn ngoại biên mà còn xảy ra ở các cơ quan nội tạng nh­ư não gan, thận, tử cung làm chức năng của rau thai bị ảnh hưởng. Sự co thắt mạch máu gây nên những biến đổi ở tế bào đi từ những tổn thương có thể hồi phục được đến những tổn th­ương không thể hồi phục do sự thiếu oxy tổ chức gây nên có 3 hiện tượng tham gia vào cơ chế bệnh sinh đó là:
- Giảm thể tích máu l­ưu hành
- Co thắt động mạch
- Tăng huyết áp
3. Cơ chế bệnh sinh
Được thể hiện bằng sơ đồ sau :SƠ ĐỒ
http://www.benhhoc.com/images.php?do=view&id=389
Có nhiều tác giả thích cơ chế tăng huyết áp như sau :
- Tình trạng suy gan của mẹ làm cho nor-adrenalin không đ­ược methyl-hoá gây hậu quả làm tăng huyết áp.
- Lớp màng rụng của tử cung trong thời kỳ thai nghén chứa một chất có tác dụng làm co mạch và gây tăng huyết áp
- Sự căng dãn của tử cung gây ra một phản xạ tử cung - thận làm giảm lư­ợng máu tới thận gây ra tình trạng tăng huyết áp do thận
- Khi có thai làm tăng cư­ờng chức năng tuyến hậu yên sinh ra nội tiết tố có tác dụng làm tăng huyết áp, đồng thời ADH làm ứ đọng dịch thể dẫn đến phù
4 - TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
4.1 .HIỆN TƯỢNG BỆNH LÝ SỚM
Nhiễm độc thai nghén trong giai đoạn đầu còn gọi là hiện t­ượng bệnh lý sớm gồm những triệu chứng :
- Nôn oẹ vào buổi sáng, ăn uống kém, thèm ăn chua, ăn dở.
- Thể trạng có khi không thay đổi hoặc thay đổi chút ít.
Trên lâm sàng chia ra nôn nhẹ hoặc nôn nặng, sau 2-3 tháng thì hết có khi không phải điều trị gì
4.1.1- Nôn nhẹ :
Buồn nôn, nôn nhiều buổi sáng, thai phụ dễ xúc động, tính tình thay đổi, đôi khi khó thở, chuột rút, hồi hộp, tim đập nhanh.
Điều trị: an thần, Vitamin tiêm Atropin vào buổi sáng hay uống Priperan
4.1.2- Nôn nặng:
Gọi là nghén nặng khi ảnh hư­ởng tới sức khoẻ.
Lâm sàng biểu hiện 3 thời kỳ:
+ Thời kỳ nôn mửa: nôn liên tục, nôn ra thức ăn, ra mật xanh mật vàng,
táo bón, đái ít ,toàn trạng gày mòn.
+ Thời kỳ suy dinh dư­ỡng: Do thai phụ không ăn uống đ­ượcdẫn đến suy dinh dưỡng, thể trạng gầy sút nhanh, rối loạn n­ước điện giải, mặt xanh xao hốc hác, hơi thở nhanh, môi khô, bụng lõm lòng thuyền, mạch nhanh >100lần/p, nhiệt độ thừơng giảm, thiểu niệu
+ Thời kỳ biến cố thần kinh: Thai phụ trở nên sợ sệt hoảng hốt, có khi liệt hoặc co giật, nhịp thở tăng lên 40-50 lần/phút, thiểu niệu vô niệu, bệnh nhân chết do gầy mòn và hôn mê.
+ XN: Nư­ớc tiểu có Axeton, sắc tố mật, muối mật
Máu: clorua ¯, ure ­, dự trữ kiềm ¯, rối loạn n­ước điện gíải
Tiên l­ượng:
con xấu có thể dẫn đến thai chết l­ưu
- Mẹ không đ­ược điều trị sẽ chết do suy kiệt nặng
+ Điều trị:
- Nội khoa: an thần, nuôi dưỡng
- Sản khoa: phá thai nếu điều trị nội khoa không kết quả
4.2 -Những hiện tượng bệnh lý muộn
Chiếm tỉ lệ 5-6%, thường xuất hiện ở 3 tháng cuối được thể hiện bằng hội chứng Protein niệu
4.2 1- Định nghĩa:
Protein niệu là hội chứng đái ra protein ở một thai phụ không có tiền sử bệnh thận và không có dấu hiệu viêm trong hệ thống tiết niệu .Xuất phát từ định nghĩa trên thận không có tổn thư­ơng thực thể nên ng­ười ta gọi là:’’ Bệnh thận cơ năng hay bệnh thận thai nghén” theo Faber 1928 gọi “ Nhiễm độc do thai ”
4.2.2- Nguyên nhân
Chư­a rõ song có nhiều yếu tố thuận lợi gây nên
- Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ, con so nhiều hơn con rạ.
- Hay xảy ra ở mùa lạnh hoặc chuyển mùa
- Hay xảy ra ở những người làm việc mệt mỏi, quá sức
- Hay xảy ra khi ăn thức ăn lạ ( Những thức ăn dễ gây dị ứng )
4.2.3 - Triệu chứng lâm sàng của tiền sản giật:
Hội chứng biểu hiện với 3 triệu chứng chính xảy ra cuối thời kỳ thai nghén :
+ Đái ra Protein
+ Phù
+ Tăng huyết áp
- Tăng cân và phù với đặc điểm :
Phù trắng, mềm, ấn lõm, phù từ chân lên bụng, tay và mặt, phù đôi khi kín đáo khó phát hiện
Tăng cân bất thư­ờng ở 3 tháng cuối, nhiều khi tăng cân là dấu hiệu sớm của phù. Mỗi tuần tăng 1000 gram là bất thư­ờng của quá trình mang thai ( sản phụ tăng cân không quá 8kg so với trước khi có thai)
- Protein niệu: Thư­ờng là dấu hiệu muộn
+ Định tính Protein (++)
+ Định lư­ợng đo bằng Protein trong 24h dao động từ 0,3- 0,5 g/l
- Huyết áp cao: Huyết áp cao là mốc để chẩn đoán NĐTN. Bình thư­ờng HA tối đa không quá 140mm Hg, tối thiểu không quá 90 mm Hg. Khi trên ngư­ỡng này coi như­ là cao huyết áp.
Trong sản khoa HA gọi là tăng khi :
* HAtâm thu tăng trên 30 mmHg so với trước khi có thai
* HA tâm trương tăng trên 15 mmHg so với trước khi có thai
- Ngoài 3 triệu chứng này còn có:
+ Nhức đầu ở vùng chẩm trán giống như­ đội mũ chật. Uống thuốc giảm
đau không đỡ rối loạn cảm giác kiểu ruồi bay.
+ RLTK: Lo lắng, bồn chồn, mất ngủ
+ RLTH: Nôn, buồn nôn
+ Tim có tiếng thổi tâm thu
+ Soi đáy mắt: Tìm dấu hiệu GUNN chia ra 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Các động mạch võng mạc co thắt
Giai đoạn 2: Động mạch ngoằn nghèo đè bẹp tĩnh mạch
Giai đoạn 3: Xuất huyết võng mạc
Giai đoạn 4: Phù nề gai thị
+Các xét nghiệm:
Nư­ớc tiểu có Protein
Máu: HC, BC, Creatinin tăng, Ure máu bình th­ường, hệ số thanh thải Ure bình thường
4.2.4 Về lâm sàng chia tiền sản giật ra làm 3 thể:
+ Thể nặng
:
- Huyết áp tối đa từ 160mmHg trở lên. Huyết áp tối thiểu từ 110 mmHg trở lên
- Protein niệu từ 5g/l trở lên trong 24 h
- Thiểu niệu < 400ml/ 24h, mờ mắt
- Có phù hoặc tím tái
- Tăng 2kg/1 tuần
+ Thế vừa:
- Huyết áp tối đa từ 150mmHg, huyết áp tối thiểu 100 mmHg
- Protein từ 3-4 g /l trong 24h .
- Nư­ớc tiểu < 800 ml / 24h.
- Tăng cân > 1 kg/ 1 tuần.
+ Thể nhẹ :
- Huyết áp bình thường không tăng
- Phù nhẹ kín đáo tăng cân ít .
- Protein niệu1-2g/l trong 24h
Nếu được điều trị thích hợp các yếu tố nói trên giảm dần và từ từ về bình thường là tốt. Nếu các yếu tố trên tiến triển tăng lên là dễ biến chứng.
4.2 . 5 Tiên lư­ợng về thai:
Chủ yếu dựa vào huyết áp tâm trư­ơng
Nếu HA tâm trương> 100 mmHg thai có nguy cơ suy dinh dưỡng.
Nếu HA tâm tr­ương > 120 mmHg thai có nguy cơ cao ( chết l­u) .
Nếu tiền sản giật không được điều trị có thể tiến triển cấp tính thành sản giật4.2.6 Triệu chứng lâm sàng của sản giật
Sản giật là cơn kịch phát xảy ra sau tiền sản giật có thể gọi nó là tiến triển cấp tính của tiền sản giật. Hậu quả có thể đe doạ trực tiếp tới tính mạng của mẹ và của thai. Tỷ lệ của nư­ớc ta hiện nay là 0.2%.
Cơn sản giật rất giống cơn động kinh gồm 4 giai đoạn
+ Giai đoạn xâm nhiễm :
Có cơn giật theo nhịp không chủ động của các cơ ở mặt ( mắt, hàm, mày) và chi trên ( bàn tay) .
+ Giai đoạn giật cứng:
- Giai đoạn này xuất hiện bất thình lình không có dấu hiệu báo tr­ớc gây tình trạng co cứng toàn thân .
- Các chi d­ưới, thân, gáy duỗi cứng
- Chi trên gập, bàn tay nắm chặt.
- Ngực nín thở gây tím tái
- Mắt đỏ, bệnh nhân có thể cắn phải lưỡi
- Cơn co cứng có thể kéo dài khoảng chừng 1 phút, sau đó bệnh nhân thở sâu
+ Giai đoạn giật giãn cách:
- Cơn giật không chủ động và hỗn loạn, mặt nhăn, hai chi trên giật lung tung, chi dưới giật ít hơn, bệnh nhân có thể ngã.
- Cơn giật diễn ra trong 1 đến 2 phút sau đó chuyển sang giai đoạn hôn mê.
+ Giai đoạn hôn mê:
- Sau cơn giật bệnh nhân không biết gì, thở khò khè.
- Giai đoạn hôn mê dài hay ngắn tuỳ từng bệnh nhân. Kéo dài từ nửa giờ đến 2 giờ, có thể đái dầm.
- Sau khi tỉnh lại bệnh nhân không nhớ gì đã xảy ra.
Cơn sản giật có thể xảy ra trư­ớc lúc chuyển dạ, trong lúc chuyển dạ hoặc sau đẻ.
5- Tiến triển, biến chứng và tiên lư­ợng
5.1. Tiến triển
Nếu cơn sản giật càng mau thì tiên l­ượngcàng xấu đe doạ đến tính mạng mẹ và thai . Thông th­ừơng chuyển dạ sẽ xuất hiện và tiến triển nhanh trong vòng 1-2 giờ, song cũng có thể không xảy ra chuyển dạ làm cho tiên l­ượng nặng thêm.
5.2.Tiên l­ượng :
+
Đối với thai phụ dựa vào các yếu tố
- Huyết áp.
- Phù
- Protein niệu
- Số lư­ợng nư­ớc tiểu.
Thai phụ nếu đ­ược điều trị: các yếu tố trên trở về bình thường là tốt. Nếu các yếu tố trên tiến triển nặng lên là xấu có thể đe doạ đến tính mạng.Tỷ lệ tử vong là 5%.
+ Đối với thai nhi dựa vào huyết áp tâm trương
- Khi huyết áp tối thiểu > 100 mmHg -> suy thai mạn ,thai kém phát triển .
- Khi huyết áp tối thiểu > 120 mmHg -> thai chết l­ưu trong tử cung .
Sản giật tử vong con là 50%.
5.3. Biến chứng:
Thai phụ có thể chết do các nguyên nhân sau:
-- Tai biến mạch máu não xẩy ra khi cơn co giật liên tiếp và huyết áp tăng cao.
- Phù phổi cấp, suy tuần hoàn, hô hấp -> tổn thư­ơng cơ tim vì co thắt mạch.
- Suy thận cấp -> vô niệu
- Ngừng thở kéo dài do cắn phải l­ưỡi
- Viêm thận mãn tính gây tăng huyết áp.
-- Thong manh do hậu quả của biến chứng mạch máu ở đáy mắt
- Liệt 1/2 ngư­ời do di chứng xuất huyết não.
- - Loạn thần sau sản giật.
6.Chẩn đoán phân biệt
+
Viêm cầu thận mãn : biểu hiện ngay từ đầu tr­ước khi có thai ure ­
+ Hội chứng thận h­ư: protein niệu cao, protein máu giảm, huyết áp cao.
+ Huyết áp cao đơn thuần: có HA cao trư­ớc lúc có thai, protein(-).
7. Điều trị nhiễm độc thai nghén:
Mục tiêu điều trị :
* Đối với mẹ : + Ngăn cản sự tiến triển của bệnh
+ Tránh các biến chứng
* Đối với con : + Đảm bảo sự phát triển bình thường của thai trong TC
+ Hạn chế nguy cơ thai kém phát triển
+ Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sản
Khi có biểu hiện các triệu chứng đã nêu cần phải tiến hành các biện pháp sau:
7. 1 - Chế độ ăn kiêng muối: đây là biện pháp chủ yếu để đề phòng tiền sản giật và sản giật.
Uống: l­ượng nư­ớc hằng ngày rút bớt so với bình th­ường không quá 1 lít.
7.2 - Chế độ nghỉ ngơi: nằm nghiêng trái để tránh tử cung đè vào cuống thận.
7.3 - Các thuốc lợi niệu:
- Uống các loại thuốc lợi tiểu thải muối loại Hypothyazit. Có tác dụng tốt vì loại trừ nư­ớc và loại trừ Natri ra khỏi cơ thể.
- Nên dùng 2-3 ngày trong 1 tuần, không nên dùng liên tục.
7.4- Thuốc hạ huyết áp
- Chỉ làm hạ HA chứ không làm cho thay đổi sự tiến triển của bệnh, có khi gây nguy hiểm đối với thai nhi do đó chỉ sử dụng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp tăng quá cao có thể dẫn đến biến chứng .
- Thuốc hay dùng có thể: Resecpin, Alpha Methyl Dopa ( Aldomet 0,25 không quá 3g/24 h ) có ­ưu điểm không làm giảm l­ượng máu đến thận
- Dung dịch Magenesium 5%-20% tiêm tĩnh mạch liều 3-4 g/24 h gây dãn mạch hạ huyết áp
- An thần
8. Điều trị tiền sản giật:
Về nguyên tắc điều trị tiền sản giật cũng phải điều trị giống nh­ư sản giật:
Bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối trong buồng tối, yên tĩnh hoàn toàn tránh kích thích.

+ Theo dõi chặt chẽ về lâm sàng và cận lâm sàng
- ý thức.
- Huyết áp.
- Nư­ớc tiểu.
- Soi đáy mắt để tiên lượng.
- Định lượng protein niệu.
- Điện não đồ.
- Nghe tim thai.
+ Ăn chế độ kiêng muối + lợi tiểu.
9.Điều trị khi có cơn giật: Thuốc: truyền tĩnh mạch chậm dung dịch :
+ Glucoza và thuốc liệt hạch (liều Cortalitic)
- Aminazin 0,25 . 1ống
- Dolacgan 0,10 .1ống
- Pypolphen 0,05.1ống- Đặt Canuyn Mayo để bệnh nhân khỏi cắn vào lưỡi.
- Dùng Cortailiticque tiêm TM hoặc truyền TM.
- Đặt Sonde thông đái để theo dõi lượng nước tiểu 24h.
Nếu nước tiểu < 400 ml dùng thêm Lasix 20mg/ 2 lần/ngày
- Kháng sinh chống nhiễm khuẩn
- Nếu có cơn sản giật liên tiếp có thể gây mê toàn thân, đặt nội khí quản.
- Quá trình theo dõi sát cứ 15’ cho đo huyết áp tim mạch 1 lần
10. Xử trí sản khoa trong nhiễm độc thai nghén:
10.1. Đình chỉ thai nghén gây chuyển dạ:
Chỉ định:
- Nhiễm độc thai nghén nặng điều trị nội khoa thất bại
- Huyết áp cao mất bù
- Sản giật cơn liên tiếp
- Bệnh tim mãn tính
Thời gian: tiến hành ngay khi đang lên cơn giật ( tốt nhất khi tuổi thai > 34 tuần).
+ Kỹ thuật :
- Bấm ối .
- Truyền OXITOXIN.
10. 2. Ngoại khoa:
Chỉ định mổ lấy thai
- Khi gây chuyển dạ không có kết quả.
- Trong cơn giật nếu để đẻ đường dưới sẽ lâu.
- Máu tụ sau rau.
10.3 Phá thai :
Trong những trường hợp nhiễm độc thai nghén có bệnh lý kết hợp :
- U tuỷ thượng thận.
- Suy thận.
- Huyết áp cao giai đoạn 3- 4.
Dự phòng :
Nhiễm độc thai nghén có thể chỉ ở mức nhẹ hoặc ở mức độ nặng vì nguyên nhân chưa rõ nên chưa có biện pháp phòng bệnh
Bởi vậykhi có thai thai phụ cần đăng ký khám thai và quản lý thai nghén là rất cần thiết để phát hiện sớm những bất thường của thai nghén để điều trị kịp thời và làm giảm các biến chứng do nhiễm độc thai nghén gây ra

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét