Bị
Viêm Gan Loại B Kinh Niên
Nếu bác sĩ nói tôi là "người mang siêu vi khuẩn
viêm gan loại B kinh niên trong người" thì có nghĩa là
gì?
Một người được gọi là "người mang siêu vi khuẩn kinh niên
trong người" khi kết quả thử máu cho thấy là họ không loại
trừ được siêu vi khuẩn viêm gan loại B sau sáu tháng. Họ vẫn
có thể lây siêu vi khuẩn này sang người khác vì siêu vi khuẩn
này có thể tồn tại trong máu và gan của họ suốt đời. Tuy nhiều
người mang siêu vi khuẩn kinh niên trong người vẫn có thể sống
thọ và khỏe mạnh, họ cần đến bác sĩ có kiến thức về viêm gan
loại B (chẳng hạn như "bác sĩ chuyên khoa gan") để
khám đều đặn ít nhất mỗi năm một lần, hoặc nhiều hơn nếu cần.
Một người có thể áp dụng vài thay đổi đơn giản trong lối sống
để bảo vệ sức khỏe của mình và có nhiều loại điều trị mới bằng
thuốc có thể giúp cho những người có dấu hiệu đang bị bệnh gan.
Mục tiêu là giảm bớt nguy cơ bị hư gan (xơ gan) hoặc ung thư
gan sau này trong đời.
Nếu quý vị là phụ nữ có thai và bị nhiễm viêm gan loại B, quý
vị có thể lây siêu vi khuẩn này cho con khi sinh. May thay, quý
vị có thể bảo vệ cho con không bị nhiễm HBV bằng cách xin bác
sĩ chủng ngừa viêm gan loại B ngay sau khi sinh. Nhớ xem Phụ
Nữ Có Thai và Viêm Gan Loại B để biết thêm chi tiết.
Nếu tôi không cảm thấy bị bệnh, tôi có thể là "người
mang siêu vi khuẩn kinh niên trong người" hay không?
Người mang siêu vi khuẩn viêm gan loại B kinh niên trong người
có thể cảm thấy khỏe mạnh mặc dù có siêu vi khuẩn này trong gan
họ. Họ có thể bị nhiễm kinh niên mà vẫn không biết. Vì vậy là
viêm gan loại B được gọi là một "căn bệnh thầm lặng" -
nhiều người không có triệu chứng. Khi bị nhiễm kinh niên, siêu
vi khuẩn này vẫn tiếp tục tấn công và tác hại gan trong một thời
gian dài, dù quý vị vẫn cảm thấy khỏe mạnh. Ðến khi quý vị cảm
thấy bệnh đến mức cần đi bác sĩ thì quý vị có thể đã bị xơ gan
hoặc ung thư gan. Do đó, nhớ đi thử nghiệm tìm viêm gan loại
B càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm có thể giúp bảo vệ cho những
người thân thương của quý vị không bị nhiễm viêm gan loại B và
giảm bớt nguy cơ bị ung thư gan nhờ khám đều đặn.
Tôi có nên chủng ngừa nếu tôi là người mang siêu vi
khuẩn kinh niên trong người hay không?
Tiếc thay, thuốc chủng viêm gan loại B đã quá muộn cho những
người mang siêu vi khuẩn kinh niên trong người. Thuốc chủng sẽ
không giúp được gì vì quý vị đã bị nhiễm viêm gan loại B. Tuy
nhiên, thuốc chủng có thể bảo vệ những người thân thương của
quý vị. Nhớ nhắc người bạn tình của quý vị và các con đi thử
nghiệm và chủng ngừa.
Bị nhiễm viêm gan loại B kinh niên có thể gây ra những
bệnh gan nào hiểm nghèo?
Tuy viêm gan loại B kinh niên không phải lúc nào cũng đưa đến
bệnh gan chết người, nhưng có nhiều nguy cơ hơn mức bình thường
nhiều. Các cuộc nghiên cứu cho thấy là cứ 4 người mang siêu vi
khuẩn kinh niên trong người thì có 1 người có thể bị xơ gan hoặc
ung thư gan sau này trong đời. Các bệnh này có thể là do gan
bị siêu vi khuẩn viêm gan loại B tác hại nhiều năm và có thể
rút ngắn mạng sống của quý vị. Trong trường hợp xơ gan, gan sẽ
bị sẹo vì cố tự sửa chữa sau khi bị siêu vi khuẩn viêm gan loại
B tấn công liên tục. Vết sẹo này làm gan bị cứng lại và có thể
làm hư gan. Khi khỏe mạnh thì gan mềm và dẻo.
Viêm Gan Loại B và Ung Thư Gan
Ung thư gan là mối đe dọa rất lớn cho sức khỏe của người Á Châu
và thường có thể làm thiệt mạng vì không thấy triệu chứng gì
cho đến khi đã quá muộn. Trong số người Mỹ gốc Việt, ung thư
gan là loại ung thư đứng hàng thứ nhì. Tỷ lệ bị ung thư gan của
đàn ông người Mỹ gốc Việt cao hơn 13 lần, của người Mỹ gốc Triều
Tiên cao hơn 8 lần, và người Trung Hoa cao hơn 6 lần so với những
người không thuộc gốc Á Châu.
Vì 80% tất cả những trường hợp ung thư gan trên thế giới 80%
là do HBV kinh niên gây ra, điều tối quan trọng là tất cả người
Á Châu phải thử nghiệm tìm viêm gan loại B. Hiện nay, mỗi năm
trên khắp thế giới có 360,000 người Á Châu bị thiệt mạng vì viêm
gan loại B. Chẩn đoán và điều trị sớm là yếu tố tối quan trọng
để cứu mạng! Cả trường hợp xơ gan lẫn ung thư gan đều cần được
chăm sóc chuyên khoa. Những loại điều trị các căn bệnh gan hiểm
nghèo này có thể là bằng thuốc hoặc đôi khi cần phải ghép gan
để giúp kéo dài mạng sống người bệnh.
Phát hiện sớm viêm gan loại B kinh niên có thể giúp gia tăng
hy vọng ngăn ngừa và sống sót khi bị ung thư gan bằng cách khám
sức khỏe đều đặn và điều trị bằng những loại thuốc mới.
Có cách trị dứt viêm gan loại B kinh niên hay không?
Tin mừng là có cách điều trị mới cho những người bị viêm gan
loại B kinh niên. Ngày nay, có nhiều loại thuốc được phê chuẩn
tại Hoa Kỳ mà có thể giảm tốc độ tác hại gan của siêu vi khuẩn
này.
Những loại thuốc mới có thể giúp giảm bớt mức trở nặng bệnh
gan ở những người bị nhiễm kinh niên bằng cách kềm chế siêu vi
khuẩn này. Nếu phát sinh ít siêu vi khuẩn viêm gan loại B hơn,
thì gan ít bị tác hại hơn. Ðôi khi những loại thuốc này còn có
thể trừ khử được siêu vi khuẩn này. Với tất cả những cuộc nghiên
cứu hào hứng mới, có nhiều hy vọng là trong tương lai không xa
lắm sẽ tìm được thuốc trị dứt viêm gan loại B kinh niên.
Có cách điều trị nào nếu tôi bị viêm gan loại B kinh
niên hay không?
Có nhiều loại thuốc được phê chuẩn tại Hoa Kỳ cho người bị nhiễm
viêm gan loại B kinh niên. Những loại thuốc này cũng có thể có
bán tại Việt Nam:
- Ðiều quan trọng cần biết là không phải bệnh nhân nào bị viêm
gan loại B kinh niên cũng cần Interferon-Alpha (Intron
A) là thuốc chích mỗi tuần nhiều lần trong sáu tháng đến một
năm, hoặc đôi khi lâu hơn. Thuốc này có thể có các tác dụng phụ
như các triệu chứng giống như bị cúm, cảm thấy thất chí buồn
chán, và nhức đầu. Ðược phê chuẩn vào năm 1991 và có loại dùng
cho trẻ em và người lớn.
- Pegylated Interferon (Pegasys) là thuốc
tiêm mỗi tuần một lần và thông thường dùng trong sáu tháng
đến một năm. Thuốc này có thể gây các tác dụng phụ gồm các
triệu chứng giống như cúm, buồn chán và các chứng khác về sức
khỏe tâm thần. Được phê chuẩn vào Tháng năm 2005 và chỉ dành
cho người lớn
- Lamivudine (Epivir-HBV, Zeffix, hoặc
Heptodin) là thuốc viên uống mỗi ngày một lần, hầu như không
có tác dụng phụ, trong tối thiểu là một năm hoặc lâu hơn. Quan
ngại chính là siêu vi khuẩn viêm gan có thể biến đổi trong khi
điều trị và sau khi điều trị. Ðược phê chuẩn vào năm 1998 và
có loại dùng cho trẻ em và người lớn.
-
Adefovir Dipivoxil (Hepsera) là thuốc
viên uống mỗi ngày một lần, có ít tác dụng phụ, trong tối thiểu
là một năm hoặc lâu hơn. Quan ngại chính là trong thời gian uống
thuốc có thể bị bệnh thận. Ðược phê chuẩn vào Tháng Chín và chỉ
có loại cho người lớn. Hiện đang có dự định cho trẻ em dùng thử
thuốc này.
- Entecavir (Baraclude)
là thuốc viên uống mỗi ngày một lần đến tối đa là một năm, và
hầu như không có tác dụng phụ. Thuốc này được xem là loại thuốc
chống siêu vi khuẩn mạnh nhất từ trước đến giờ để điều trị viêm
gan loại B kinh niên. Được phê chuẩn vào Tháng Tư 2005 và chỉ
dành cho người lớn. Trong tương lai có thể dự định thử lâm sàng
cho rẻ em.
- Telbivudine (Tyzeka) là thuốc
viên uống mỗi ngày một lần, có ít tác dụng phụ. .Được phê chuẩn vào Tháng Chín 2006 và chỉ dành cho
người lớn. Trong tương lai có thể dự định thử lâm sàng cho
trẻ em.
- Tenofovir (Viread) là thuốc
viên uống mỗi ngày một lần, có ít tác dụng phụ. .Được phê chuẩn vào Tháng Chín 2008 và chỉ dành cho
người lớn. Trong tương lai có thể dự định thử lâm sàng cho
trẻ em.
Một số bệnh nhân chỉ cần được bác sĩ theo dõi đều đặn (ít nhất
hàng năm, hoặc thường xuyên hơn). Bệnh nhân nào có dấu hiệu đang
bị bệnh gan có thể có lợi nhất khi được điều trị. Nhớ hỏi bác
sĩ xem quý vị có thể có lợi khi được điều trị hay không và hỏi
về những loại điều trị.
Ðiều tối quan trọng là tất cả những người bị viêm gan
loại B kinh niên phải đến bác sĩ khám đều đặn, dù họ có được
điều trị hay không!
Tôi có thể làm gì khác để giữ gìn sức khỏe?
Một trong những việc tốt nhất quý vị có thể làm cho mình là
chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng. Dù quý vị không cảm thấy bị bệnh,
siêu vi khuẩn này vẫn có thể tác hại gan. Chúng tôi nêu ra đây
12 điều đơn giản quý vị có thể làm ngay bây giờ để được khỏe
mạnh hơn! Nhưng lời khuyên quan trọng nhất là phải tìm một bác
sĩ giỏi để khám đều đặn.
- 1. Nhớ tìm một bác sĩ giỏi có kiến thức về
viêm gan loại B. Một "bác sĩ chuyên khoa gan" là
bác sĩ chuyên về bệnh gan. Họ thường có dữ kiện mới nhất
về việc thử nghiệm, kiểm soát và điều trị viêm gan loại B.
- 2. Ði khám đều đặn với bác sĩ chuyên khoa gan
hoặc bác sĩ gia đình của quý vị. Quý vị nên đi khám
ít nhất một hoặc hai lần mỗi năm, hoặc nhiều hơn nữa nếu
cần. Nhớ đến bác sĩ đều đặn bất luận quý vị có quyết định
bắt đầu chương trình điều trị hay không. Nêu thật nhiều thắc
mắc và lấy bản sao tất cả kết quả thử máu.
- 3. Chủng ngừa viêm gan loại A để bảo vệ quý
vị đối với một loại bệnh gan hiểm nghèo khác.
- 4. Tránh uống rượu hoặc tuyệt đối giới hạn
số lượng rượu uống. Các cuộc nghiên cứu y khoa cho
thấy là rượu rất có hại cho gan.
- 5. Tránh hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc vì cũng
rất có hại cho gan.
- 6. Nếu quý vị là phụ nữ có thai, hãy cho bác
sĩ biết là quý vị bị viêm gan loại B kinh niên. Nhớ
nhắc bác sĩ chủng ngừa viêm gan loại B và dùng globulin miễn
nhiễm viêm gan loại B (HBIG) cho em bé ngay sau khi sinh.
Ðiều này rất quan trọng vì nếu trẻ sơ sinh không được bảo
vệ trong vòng 12 tiếng đầu tiên sau khi sinh, thì em bé có
90% cơ nguy bị nhiễm viêm gan loại B kinh niên. Nếu được
điều trị đúng cách, em bé có hơn 95% hy vọng được bảo vệ!
- 7. Ăn uống lành mạnh, quân bình. Tuy
không có chương trình ăn uống nhất định nào cho những người
bị viêm gan loại B kinh niên, lúc nào cũng nên ăn nhiều rau
trái tươi, giới hạn mỡ và thức ăn vặt vô bổ, và uống nhiều
nước.
- 8. Hỏi bác sĩ trước khi thử bất cứ loại dược
thảo, sinh tố (vitamins), hoặc chương trình ăn uống nào mới. Nhiều
loại dược thảo và chương trình ăn uống mới có thể tác hại
đến gan của quý vị. Hãy hỏi bác sĩ trước khi thử những cách
điều trị này. Một số dược thảo có thể cản trở đến thuốc được
bác sĩ kê toa, do đó quý vị cần thận trọng.
- 9. Tránh truyền nhiễm máu của quý vị sang người
khác. Ðừng dùng chung những vật dụng sắc bén như
dao cạo râu, bông tai, bàn chải đánh răng, hoặc kéo bấm móng
tay.
- 10. Dùng bao cao su để bảo vệ những người bạn
tình.
- 11. Tránh dùng những loại ma túy bất hợp pháp.
- 12. Nhắc nhở người bạn tình và những người thân
thương khác đi thử nghiệm và chủng ngừa viêm gan loại B.
Tương lai tôi sẽ ra sao nếu tôi bị viêm gan loại B kinh
niên?
May thay, những người bị nhiễm viêm gan loại B kinh niên có
thể sống thọ và khỏe mạnh. Nếu bị bệnh, thì có thể xảy ra sau
này trong đời. Ðây là tin mừng vì nếu được thử nghiệm sớm, chăm
sóc y tế đều đặn, và những cách điều trị mới, có rất nhiều cách
giúp những người bị viêm gan loại B kinh niên. Bác sĩ càng ngày
càng kiểm soát và điều trị viêm gan loại B có hiệu quả hơn. Tương
lai của những người mang siêu vi khuẩn kinh niên trong người
nay sáng lạn hơn nhiều vì các khoa học gia đang tìm ra những
loại thuốc mới chống viêm gan loại B.
Tôi tìm thêm chi tiết về thử nghiệm, chủng ngừa và điều
trị ở đâu?
Quý vị có thể nhờ bác sĩ gia đình, sở y tế địa phương, hoặc
y viện cộng đồng cho thử máu đơn giản để tìm viêm gan loại B.
Vào lúc này quý vị cũng có thể bắt đầu loạt chủng ngừa.
Nếu quý vị cần được giúp tìm bác sĩ hoặc muốn biết thêm chi
tiết, xin gọi cho đường dây Helpline Thông Tin và Trợ Giúp về
HBV tại số 1-888-888-0981. Ðây là số điện thoại
miễn phí, thuộc một chương trình cộng đồng toàn quốc do GlaxoSmithKline
bảo trợ. Tất cả chi tiết đều có cung cấp bằng tiếng Việt, Anh,
Phổ Thông, Quảng Ðông, Triều Tiên.
Nếu quý vị nói tiếng Anh, xin liên lạc với Tổ Chức Viêm Gan
Loại B bằng email tại địa chỉ info@hepb.org hoặc
gọi điện thoại cho chúng tôi tại số 215-489-4900. |
|
Living with Chronic Hepatitis B
What
does it mean if my doctor tells me that I'm
a "chronic carrier" of hepatitis
B?
A person is diagnosed
as a "chronic carrier" when blood
tests show that they are unable to get rid
of the hepatitis B virus after six months.
They are still able to pass the virus on to
others because it can stay in their blood and
liver for possibly a lifetime. Although many
chronic carriers should expect to lead long
healthy lives, they must be sure to see a doctor
knowledgeable about hepatitis B (such as a "liver
specialist") for regular check-ups at
least once a year, or more if needed. There
are simple lifestyle changes a person can make
to protect their health and new drug treatments
that can benefit those who show signs of active
liver disease. The goal is to reduce the risk
of developing liver failure (cirrhosis) or
liver cancer later in life.
If you are a pregnant
woman with a hepatitis B infection, you are able
to pass the virus to your newborn baby. Fortunately,
you can protect your newborn from an HBV infection
by asking the doctor to give the hepatitis B
vaccine immediately after you give birth. Be
sure to check Pregnant
Women and Hepatitis B for more information.
If I don't
feel sick, can I still be a "chronic carrier"?
Many chronic carriers
of hepatitis B can feel healthy and strong despite
having the virus stay in their liver. They can
be infected for a long time and not even know
it. That is why hepatitis B is called a "silent
infection" - many people have no symptoms.
With a chronic infection, the virus continues
to attack and injure your liver for a long period
of time, even though you may feel healthy. By
the time you feel sick enough to see a doctor,
however, you could already have cirrhosis or
liver cancer. So, make sure you are tested for
hepatitis B as soon as possible. Early detection
can help protect those you love from a hepatitis
B infection and decrease your risk of liver cancer
through regular medical check-ups.
Should I get
the vaccine if I am a chronic carrier?
Unfortunately, the
hepatitis B vaccine is too late for chronic carriers.
It will not help since you already have hepatitis
B. However, the vaccine can protect your loved
ones. Make sure your sexual partner and children
are tested and vaccinated.
What serious
liver diseases can result from chronic hepatitis
B?
Although chronic hepatitis
B doesn't always lead to fatal liver disease,
the risk is much greater than normal. Studies
show that 1 out of 4 chronic carriers may develop
cirrhosis or liver cancer later in life. These
diseases can result from liver damage that occurs
over many years from the hepatitis B virus and
can shorten your life. With cirrhosis, scar tissue
is created as the liver tries to repair itself
after constant attacks by the hepatitis B virus.
This scar tissue makes the liver hard, which
can cause liver failure. A healthy liver is soft
and flexible.
Hepatitis B
and Liver Cancer
Liver cancer is a very
large health threat to Asians and can often be
fatal since symptoms may not appear until it's
too late. Among Vietnamese-Americans, liver cancer
is the second leading type of cancer. Liver cancer
rates are 13 times higher for Vietnamese-American
men, 8 times higher for Korean-American men,
and 6 times higher for Chinese men than for non-Asian
men.
Since 80% of all liver
cancer in the world is caused by chronic HBV,
it is vitally important that all Asians be tested
for hepatitis B. Currently, there are 360,000
deaths each year from hepatitis B among Asians
throughout the world. Early diagnosis and early
treatment is essential in saving lives! Both
cirrhosis and liver cancer require expert medical
attention. Treatment options for these serious
liver diseases can include medications and sometimes
even a liver transplant to help extend one's
life.
Early detection of
chronic hepatitis B can help improve the chances
of preventing and surviving liver cancer through
regular medical check-ups and new drug treatments.
Is there a
cure for chronic hepatitis B?
The good news is that
there are promising new treatments for people
living with chronic hepatitis B. Today, there are several
approved drugs in the United States that can
slow down liver damage caused by the virus.
The new drugs can help
slow the progression of liver disease in chronically
infected people by slowing down the virus. If
there is less hepatitis B virus being produced,
then there is less damage being done to the liver.
Sometimes these drugs can even get rid of the
virus. With all of the new exciting research,
there is great hope that a complete cure will
be found for chronic hepatitis B in the near
future.
Is there any
treatment if I have chronic hepatitis B?
There are several approved
drugs in the United States for people who have
chronic hepatitis B infections. These drugs may
also be available in Vietnam:
- Interferon Alpha
(Intron A) is given by injection several times a week for six months to
a year, or sometimes longer. The drug can cause side effects such as
flu-like symptoms, depression, and headaches. Approved 1991 and
available for both children and adults.
|
- Pegylated Interferon
(Pegasys) is given by injection once a week usually for six months to a
year. The drug can cause side effects such as flu-like symptoms and
depression. Approved May 2005 and available only for adults.
|
- Lamivudine
(Epivir-HBV, Zeffix, or Heptodin) is a pill that is taken once a day,
with few side effects, for at least one year or longer. Approved 1998
and available for both children and adults.
|
- Adefovir Dipivoxil
(Hepsera) is a pill taken once a day, with few side effects, for at
least one year or longer. Approved September 2002 for adults. Pediatric
clinical trials are in progress.
|
- Entecavir
(Baraclude) is a pill taken once a day, with few side effects, for at
least one year or longer. Approved April 2005 for adults. Pediatric
clinical trials are in progress.
|
- Telbivudine
(Tyzeka, Sebivo) is a pill taken once a day, with few side effects, for
at least one year or longer. Approved October 2006 for adults.
|
- Tenofovir (Viread) is a pill taken once a day, with few side effects, for at least one year or longer. Approved August 2008 for adults.
|
It is important to
know, not every chronic HBV patient needs to
be on medication. Some patients only need to
be monitored by their doctor on a regular basis
(at least once a year, or more). Other patients
with active signs of liver disease may benefit
the most from treatment. Be sure to talk to your
doctor about whether you could benefit from treatment
and discuss the treatment options. In addition,
there are promising new drugs in clinical trials
and in the research pipeline.
It is very
important that all people who have chronic
hepatitis B see their doctor at least once
a year (sometimes more visits are needed),
whether they decide to start treatment or not.
There are promising
new drugs being tested and developed for chronic
hepatitis B. Please visit the Hepatitis B Foundation's Drug
Watch chart to find out more about approved
and experimental treatments. This chart is available
only in English at this time.
What other
things can I do to keep myself healthy?
One of the best things
you can do for yourself is to take good care
of your health. Even if you don't feel sick,
the virus can still damage your liver. We have
included a list of 12 simple things you can do
right now to stay healthier! But, the most important
advice is to find a good doctor for regular check-ups.
- Make sure
you find a good doctor who is knowledgeable
about hepatitis B. A "hepatologist" is
a doctor who specializes in liver disease.
They usually have the most current information
about hepatitis B testing, management and
treatment.
- Get regular
medical check-ups with your liver specialist
or family doctor. This should be
at least once or twice a year, or more if
needed. Make sure you see your doctor on
a regular schedule whether you decide to
start treatment or not. Ask lots of questions
and get copies of all of your blood tests.
- Get the
hepatitis A vaccine to protect yourself from
another serious liver infection.
- Avoid alcohol
or strictly limit the amount of alcohol you
drink. Medical studies show that
alcohol is very damaging to the liver.
- Avoid smoking
or stop smoking because this is also very
harmful to the liver.
- If you are
a pregnant woman, tell your doctor that you
have chronic hepatitis B. Make sure
your doctor gives the hepatitis B vaccine
and hepatitis B immune globulin (HBIG) to
your newborn baby immediately after delivery.
This is very important because if your newborn
is not protected within the first 12 hours
of life, there is a 90% chance your baby
will become chronically infected with hepatitis
B. With proper treatment, there is more than
a 95% chance your baby will be protected!
- Eat a healthy,
balanced diet. Although there is
no specific diet for chronic hepatitis B,
it is always good to eat lots of fresh fruits
and vegetables, limit fat and junk foods,
and drink plenty of water.
- Talk to
your doctor before trying any herbs, vitamins,
or new diets. Many herbs and new
diets can hurt your liver. Talk to your doctor
first before trying alternative treatments.
Some herbs can interfere with the medicines
prescribed by your doctor, so you need to
be careful.
- Avoid spreading
your blood to others. Don't share
sharp objects like razors, earrings, toothbrushes,
or nail clippers.
- Use condoms
to protect your sexual partners.
- Avoid illegal
street drugs.
- Have your
partner and other loved ones tested and vaccinated
for hepatitis B.
What does my
future look like if I have chronic hepatitis
B?
Fortunately, people
with chronic hepatitis B infections should expect
to live a long, healthy life. If problems arise,
it can be later in life. This is good news because
with early testing, regular medical attention,
and new treatment options, there is so much more
to offer to those living with chronic hepatitis
B. Doctors are managing and treating hepatitis
B more effectively. The future is much brighter
for chronic carriers since scientists are discovering
new drugs that work against hepatitis B.
Where can I
get more information about testing, vaccinations,
and treatment?
You can ask your family
doctor, the local health department, or community
health clinic to order the simple hepatitis B
blood test. You can also start the vaccine series
at this time.
If you need help finding
a doctor or want more information, please call
the Hepatitis B Information and Assistance HelpLine
at 1-888-888-0981. This is a
free telephone call, which is part of a national
community program sponsored by GlaxoSmithKline.
All information is available in Vietnamese, English,
Mandarin, Cantonese, Korean.
If you speak English,
please contact the Hepatitis B Foundation by
email at info@hepb.org or
call us at 215-489-4900.
|
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét